Người Khơ Mú ở Lai Châu sống tập trung chủ yếu ở 2 huyện Nậm Nhùn và Than Uyên. Cuộc sống người Khơ Mú gắn liền với các hoạt động sản xuất nông nghiệp, chính điều đó đã góp phần hình thành nên một hệ thống các nghi lễ nông nghiệp. Một trong các nghi lễ quan trọng trong đời sống, văn hóa người Khơ Mú là lễ “Mừng Lúa mới” hay còn gọi là “Mạ Mạ Mê”. Lễ diễn ra sau khi đã thu hoạch xong, nhằm tạ ơn tổ tiên, các vị thần linh đã phù hộ, che chở cho mưa thuận gió hòa, cây trồng tốt tươi và mùa màng được bội thu…
Media -
Việt Hùng - Hồng Phúc -
17:06, 20/02/2023 Khi người con trai đến nhà người con gái họ yêu, sau bữa tối bắt đầu xin phép bố mẹ người con gái bằng những lời hát Tơm tình tứ, ý nhị. Nghe tiếng «à hèm», chàng trai hiểu là bố mẹ cô gái đã cho phép. Chàng nhẹ nhàng bước vào buồng dẫn cô gái đến bên bếp lửa, cùng nhau chuyện trò. Đó là văn hóa truyền thống độc đáo và cũng rất văn minh trong quan niệm tình yêu của người Khơ Mú.
Media -
Thúy Hồng -
11:18, 27/02/2024 Khi những cánh đào hé nụ phớt hồng cùng hoa mận trắng mong manh báo hiệu mùa Xuân về, cũng là thời điểm đồng bào Khơ Mú ở huyện Sông Mã tỉnh Sơn La bắt đầu sắm sửa chuẩn bị tổ chức Lễ cầu may, cầu phúc (Mạ Grợ) - Tết lớn nhất trong năm của người Khơ Mú.
Bản Kẻo Nam, xã biên giới Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) có 60 hộ đồng bào Khơ Mú sinh sống. Từng là một bản làng trù phú, nhưng sau khi di dời về nơi ở mới, đời sống của người dân Kẻo Nam lại trở nên khó khăn, đặc biệt là tệ nạn ma túy đang xâm nhập bản làng.
Là nữ đại biểu Quốc hội trẻ nhất khóa XV, Quàng Thị Nguyệt, dân tộc Khơ Mú, sinh năm 1997 chính là niềm tự hào, vinh dự của người dân Bản Púng Giắt 1, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Cử tri kỳ vọng với sức trẻ của mình- đại biểu Quàng Thị Nguyệt sẽ có nhiều đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, của đồng bào vùng DTTS và miền núi.