Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
Xác định giảm nghèo đa chiều bền vững, cần có sự thay đổi toàn diện, đầu tư đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm và thay đổi tư duy, ý thức thoát nghèo của người dân, nên những năm qua, tỉnh Điện Biên đã tập trung huy động các nguồn lực xã hội, vận dụng linh hoạt và kết hợp nguồn lực các chương trình mục tiêu quốc gia, tạo động lực cho người dân vươn lên thoát nghèo.
Kinh tế -
Ngọc Ánh -
23:22, 24/10/2023 Thời gian qua, vùng đồng bào DTTS và miền núi đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, tập trung đầu tư nguồn lực từ nhiều chương trình dự án, chính sách nhằm tạo đòn bẩy giúp đồng bào nâng cao thu nhập, tạo việc làm ổn định, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo đa chiều bền vững. Trong đó, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX) được xem là mô hình thành công, giải pháp quan trọng trong công tác xoá đói giảm nghèo ở vùng DTTS và miền núi.
Thời sự -
Hoàng Quý -
19:26, 21/12/2020 Ngày 21/12, tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Đỗ Văn Chiến và bà Caitlin Wiesen, Trưởng Đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam đã Ký kết và Công bố Dự án Tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và giảm nghèo đa chiều trong vùng đồng bào DTTS tại Việt Nam (Dự án).
Lao động (LĐ) DTTS di cư đến các khu công nghiệp (KCN) tìm việc làm đang có xu hướng gia tăng. Việc dịch chuyển này trước mắt tạo sinh kế; nhưng để tạo thu nhập ổn định, góp phần giảm nghèo đa chiều thì cần có những giải pháp căn cơ.
Sau 05 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III – năm 2019, từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước, quyết tâm của cả hệ thống chính trị và nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc, tỉnh Sóc Trăng đã đạt được những thành tựu ấn tượng trong lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc; diện mạo nông thôn, vùng DTTS của tỉnh đã thay đổi rõ nét; đời sống của người dân được nâng lên một bước. Từ những kết quả đã đạt được, Sóc Trăng xác định, tiếp tục ưu tiên phát triển toàn diện, bền vững vùng DTTS của tỉnh.
Kinh tế -
Bà Caitlin Wiesen, Trưởng Đại diện Thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam -
07:45, 15/02/2021 Việt Nam có 53 DTTS, chiếm gần 15% tổng dân số cả nước. Tuy nhiên, đồng bào DTTS Việt Nam điều kiện sống còn khó khăn. Việt Nam được cộng đồng quốc tế ca ngợi về các chính sách và chương trình mục tiêu phát triển DTTS, cũng như cam kết mạnh mẽ về thu hẹp khoảng cách kinh tế - xã hội (KT-XH) giữa người DTTS với người dân trong cả nước. Để giải quyết tình trạng nghèo đói trong cộng đồng các DTTS, đòi hỏi các giải pháp sáng tạo và đầu tư bổ sung khi Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới.