Tin tức -
Ngọc Ánh -
03:01, 30/09/2024 Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy vừa ký Quyết định 2787/QÐ-BVHTTDL về việc phê duyệt Kế hoạch và Dự toán tổ chức Chương trình Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các DTTS có nguy cơ mai một thuộc Dự án 6 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 của Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Sự khéo léo, tỉ mỉ và vai trò quan trọng của người phụ nữ Dao Tiền trong việc bảo tồn và truyền dạy những tập tục tốt đẹp của dân tộc mình, góp phần tạo nên nét đặc sắc, đa dạng của 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở việc bảo tồn, phụ nữ Dao Tiền đã dần từng bước tìm được hướng phát triển sinh kế dựa vào phát triển Homestay và tạo cơ hội trải nghiệm kỹ thuật vẽ hoa văn sáp ong cho du khách khi dừng chân tại xóm Hoài Khai, xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
Trong bộ trang phục truyền thống lấp lánh ánh bạc, bà Bàn Thị Hoa, người Dao Tiền, xã Thịnh Vượng, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng cùng với chị em chuẩn bị tham dự một nghi lễ quan trọng của dòng họ. Trên vai bà là vật dụng bất ly thân – túi trầu. Chiếc túi tuy nhỏ nhưng lại hàm chứa nhiều điều thú vị về văn hóa của người Dao nói chung, người Dao Tiền nói riêng.
Người Dao (nhóm Dao Tiền) ở xã Trung Hà, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) tin rằng, mỗi người sinh ra đều có một sợi dây tâm linh gọi là “xỉn lảng”. Đó là sợi dây vô hình giúp đứa trẻ hiểu tiếng nói Dao, lớn lên học chữ Dao nhanh hơn, hát páo dung hay hơn, tha thiết hơn. Người Dao dùng “xỉn lảng” để kết nối, nhắc nhở nhau biết ơn tổ tiên, nhớ về nguồn cội của mình.
Người Dao ở Bắc Kạn sống rải rác ở các huyện Bạch Thông, Ba Bể, Ngân Sơn… Trong nhiều yếu tố để làm nên bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc Dao phải kể đến trang phục. Đặc biệt, trang phục của người Dao Tiền cầu kỳ, tinh tế nhưng vẫn rất phù hợp với tập quán lao động sản xuất.
Tại xã Hoa Thám, huyện Nguyên Bình (Cao Bằng)-một xã vùng III có 90% hộ dân tộc Dao sinh sống hiện vẫn bảo tồn khá tốt nghề dệt vải, thêu thùa, may vá bằng phương pháp thủ công truyền thống.
Trên đường vào thôn Khuổi Xoan, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, chúng tôi bắt gặp dưới những mái nhà sàn lợp lá cọ, thấp thoáng vành khăn quấn trên tóc của những chị em phụ nữ Dao tiền (nhóm Dao địa phương). Đây là vật không thể thiếu trên bộ trang phục của người phụ nữ. Khi các chị em phụ nữ vấn khăn đẹp, nghĩa là trong bản sắp có hội.