Với quyết tâm xóa bỏ các hủ tục, góp phần xây dựng đời sống văn minh, tiến bộ, nhiều tấm gương phụ nữ DTTS đã vượt qua các rào cản, định kiến, tiên phong vươn lên làm ăn, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và cương quyết xóa bỏ các hủ tục. Nhờ đó, nhiều hủ tục ở vùng đồng bào DTTS đã được đẩy lùi, tạo động lực mạnh mẽ cho nhiều phụ nữ DTTS vươn lên xây dựng cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc.
Ngày 16/7, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông đã có buổi làm việc với Ban Dân tộc tỉnh Phú Yên, về tình hình thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc và kết quả việc phối hợp điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 trên địa bàn tỉnh. Tham dự buổi làm việc có lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc.
Nhiều năm trước, câu chuyện về đích nông thôn mới (NTM) ở xã miền núi Linh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị tưởng chừng là không thể, vì xã nghèo. Sau nhiều năm nỗ lực, phấn đấu của chính quyền địa phương, sự đồng lòng của đồng bào các DTTS, Linh Trường đang dần hoàn thành mục tiêu về đích NTM vào cuối năm 2024.
Với vai trò là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc (CTDT), những năm qua Phòng Dân tộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã kịp thời tham mưu cho UBND huyện ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các chương trình, dự án, chính sách đầu tư hỗ trợ phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn.
Chiều 16/7, UBND huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) đã tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS huyện lần thứ IV - năm 2024. Đây là địa phương tổ chức đại hội cấp huyện cuối cùng của tỉnh Bạc Liêu.
Media -
BDT -
20:00, 16/07/2024 Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 16/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Thúc đẩy giải ngân vốn thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia. Phát triển 3 loài thực vật quý tại Pù Luông. Người làm sống lại nhà Gươl của đồng bào Cơ Tu. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Triển khai thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), thời gian qua, tỉnh Kon Tum đã đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Qua đó, từng bước phát huy được tiềm năng, thế mạnh và nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương, tạo việc làm, tăng thu nhập ổn định cho người dân vùng DTTS và miền núi.
Sáng 15/7, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông đã có buổi làm việc với Ban Dân tộc tỉnh Bình Định về tình hình thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc và kết quả việc phối hợp điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 trên địa bàn tỉnh. Tham dự buổi làm việc có lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc.
Đó là ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Y Thông trong buổi làm việc với UBND huyện Vân Canh (Bình Định) về việc triển khai Điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 trên địa bàn huyện.
Media -
BDT -
20:00, 15/07/2024 Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Từ đầu năm đến nay, thiên tai khiến 68 người chết. Giá tiêu lên cao, cảnh báo tiềm ẩn rủi ro từ việc ồ ạt trồng mới. Cao Bằng đặt mục tiêu đưa điện đến toàn bộ các xóm vùng cao vào năm 2025. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thời gian qua, song song với việc quan tâm đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, khu vực biên giới, tỉnh Kiên Giang đã chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ người DTTS . Nhờ đó, tỉnh luôn đạt và vượt chỉ tiêu về tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS trong hệ thống chính trị phục vụ cho công cuộc phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS, nhất là ở những địa bàn đặc thù biên giới và hải đảo.
Media -
Thúy Hồng - Tuấn Ninh -
01:47, 15/07/2024 Vốn là vùng đất có bề dày lịch sử - văn hóa, với nhiều di tích, danh thắng cùng với sự đa dạng về bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã phát huy những tiềm năng, thế mạnh đó để phát triển du lịch. Với nhiều giải pháp phục dựng, bảo tồn bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch đã khẳng định thương hiệu du lịch của huyện Bình Gia, dần xây dựng được hình ảnh trong lòng du khách gần xa. Qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Để thúc đẩy phát triển các sản phẩm du lịch, đồng thời góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống các DTTS trên địa bàn, tỉnh Lào Cai sẽ bố trí tối thiểu 11 tỷ đồng/năm ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay vốn đầu tư điểm du lịch và phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng từ ngân sách cấp tỉnh.
Tin tức -
Mỹ Dung -
01:19, 15/07/2024 Cùng với cả nước, từ ngày 1/7 đến 15/8, đồng loạt các địa phương vùng DTTS tỉnh Quảng Ninh tiến hành ra quân điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Tại đây, các Điều tra viên đã và đang nỗ lực vượt khó để triển khai đúng kế hoạch, chương trình và tiến độ đề ra.
Từ khi các mô hình du lịch cộng đồng phát triển và lan tỏa trong nhiều vùng đồng bào DTTS và miền núi, nghề thủ công truyền thống của cộng đồng người Dao Tiền ở huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) đã dần trở thành sản phẩm du lịch đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con, nhờ vậy đời sống vật chất và tinh thần của bà con ngày càng nâng cao.
Xã hội -
Nguyễn Thanh -
00:36, 14/07/2024 Nhường đất cho công trình thủy điện Bản Vẽ, hàng ngàn hộ đồng bào Thái, Khơ Mú đã di dời từ huyện Tương Dương về định cư ở vùng đất mới Thanh Chương (Nghệ An). 18 năm trên vùng đất mới, dẫu vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, tuy nhiên nhìn vào kết quả thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III của huyện cho thấy, giai đoạn 2019-2024, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm 5%, thu nhập bình quân đầu người đến năm 2024 tăng gần gấp đôi so với năm 2019...
Thôn Ba Luồn, xã Vũ Linh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó đồng bào DTTS chiếm gần 56%. Mặc dù thuộc địa bàn còn nhiều khó khăn, nhưng với nhiều cách làm hay, vận động khéo của Người có uy tín Trần Văn Hoàn nên bản ngày càng có nhiều đổi mới.
Media -
BDT -
17:00, 13/07/2024 Việt Nam đã hoàn thành việc chuyển nhượng 10,3 triệu tấn Carbon Dioxide (CO2) và đã nhận đủ 51,5 triệu USD (khoảng 1.200 tỷ đồng) từ việc bán tín chỉ Carbon. Tại các tỉnh miền núi, vùng DTTS, định hướng tham gia vào thị trường tín chỉ Carbon đem lại nguồn thu nhập lớn cho người làm lâm nghiệp yêu rừng, quý rừng hơn, ứng xử với rừng tốt hơn. Đặc biệt, điều tiết phát thải khí nhà kính, tạo sinh kế và động lực cho người tham gia trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng… Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển hôm nay sẽ bàn về chủ đề Để đồng bào DTTS thu lợi từ tín chỉ Carbon.
Việc phát huy nội lực của các tầng lớp Nhân dân, nhất là đồng bào các DTTS, là những đối tượng sinh sống phần lớn ở những khu vực trọng điểm, biên giới, được đặc biệt chú trọng để tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc trong việc xây dựng, bảo vệ và phát triển bền vững quê hương đất nước. Do vậy, các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước đều hướng tới thúc đẩy ý chí tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc, là cốt lõi để thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới.
Gần 4 năm qua, với nguồn lực đầu tư từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, trọng tâm là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), nhiều địa phương ở vùng cao Hà Giang đã có sự thay đổi đáng kể về đời sống kinh tế - xã hội.