Thanh Hóa là tỉnh có đường biên giới đất liền dài 213,6km, có 16 xã, thị trấn của 5 huyện phía Tây của tỉnh gồm Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Lang Chánh, Thường Xuân (nơi chủ yếu đồng bào DTTS sinh sống) nằm giáp với các bản, cụm bản của tỉnh Hủa Phăn, CHDCND Lào. Xác định công tác thông tin đối ngoại là một nhiệm vụ rất quan trọng, thường xuyên và lâu dài trong công tác tuyên truyền, góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia, giữ gìn an ninh biên giới. Do đó, Chương trình phối hợp công tác thông tin, truyền thông và thông tin đối ngoại khu vực biên giới tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2030 luôn được các cấp ủy, chính quyền, các đơn vị, lực lượng phối hợp thực hiện tích cực.
Thời gian qua, chương trình phối hợp giữa Ban Dân tộc tỉnh (BDT) Cà Mau và Ban chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh đang được hai đơn vị tích cực thực hiện, với nhiều nội dung hoạt động phối hợp hiệu quả. Kết quả nổi bật, là sự đồng thuận của Nhân dân trong thực hiện các chính sách dân tộc, các chương trình MTQG, nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) gắn với công tác Biên phòng trong việc quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh khu vực biên giới (KVBG) biển trên địa bàn tỉnh.
Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Khánh Hoà đã triển khai Dự án "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" (Dự án 8) thuộc Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2021-2025, bước đầu đạt được những kết quả nhất định.
Thực hiện Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện vùng cao Si ma cai, tỉnh Lào Cai đã thành lập 04 mô hình “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng”.
Phóng sự -
Thanh Nguyễn -
21:13, 06/11/2023 LTS: Một trong những khu vực ở Nghệ An thường xuyên chịu tác động của thiên tai, đe dọa đến an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân là vùng miền núi. Đã có rất nhiều phương án di dời dân đến địa điểm an toàn được đưa ra, nhưng thực tế là đang rất khó thực hiện bởi thiếu kinh phí “triền miên”. Mặc dù hiện nay, tỉnh Nghệ An đang thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 , trong đó đã có nhiều dự án được khởi động và triển khai nhằm quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư ở những nơi cần thiết, nhưng nguồn kinh phí vẫn là như “muối bỏ biển”.
Hỗ trợ phát triển sản xuất là một dự án thành phần (Dự án 3) quan trọng trong Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg (Chương trình MTQG 1719). Dự án 3 bao gồm nhiều hoạt động, với nhiều cơ chế, chính sách; đồng thời lại được triển khai cùng lúc với các hoạt động hỗ trợ sản xuất thuộc 02 Chương trình MTQG khác. Do đó, để triển khai hiệu quả Dự án 3 thì công tác tuyên truyền để chính quyền cơ sở và người dân hiểu đúng, hiểu đủ về chính sách có ý nghĩa then chốt.
Media -
BDT -
20:00, 06/11/2023 Bản tin hôm nay, ngày 6/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đa dạng sắc màu văn hóa của các dân tộc có số dân dưới 10.000 người. Khám, phẫu thuật mắt cho đồng bào DTTS. Người đưa thanh âm đại ngàn vang xa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Media -
BDT -
20:00, 06/11/2023 Phái đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam tham dự Diễn đàn Phật giáo Tăng - Già Bắc truyền hướng đến kỷ nguyên mới, Khai mạc Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Không gian văn hóa Phật giáo Bắc Giang - Tây Yên Tử", Phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các DTTS có nguy cơ mai một... là những thông tin chính trong bản tin về Dân tộc - Tôn giáo ngày 6/11 của Báo Dân tộc và Phát triển.
Toàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang hiện có 196 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Bằng sự nỗ lực, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện Hàm Yên được Nhân dân tín nhiệm, tin yêu, trở thành “cánh tay nối dài” giữa cấp ủy Đảng, chính quyền với Nhân dân.
Để góp phần thúc đẩy thực hiện tốt hơn nữa Quyền trẻ em và bình đẳng giới tại vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong khuôn khổ các hoạt động của Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam đã chủ trì, phối hợp với Hội đồng đội Trung ương và Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) triển khai Cuộc thi “Sáng tác sản phẩm truyền thông về bình đẳng giới dành cho trẻ em vùng DTTS và miền núi năm 2023”, với tên gọi “Lắng nghe con nói”.
Sáng 6/11, tại thị trấn Tiểu Cần, huyện Tiểu Cần, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trà Vinh tổ chức Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS năm 2023.
Tỉnh Cao Bằng hiện có 1.462 Người có uy tín tại các khu dân cư, trong đó, Người có uy tín là người dân tộc thiểu số chiếm 98,56%. Những năm qua, Người có uy tín ở Cao Bằng đã có những đóng góp toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Trân trọng những đóng góp đó, năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng đã tổ chức Hội nghị Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến là Người có uy tín trong đồng bào DTTS nhằm khích lệ động viên tinh thần.
Thời gian qua, huyện Yên Thế (Bắc Giang) đã triển khai hiệu quả, kịp thời các chính sách dân tộc để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo đà cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Cùng với hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi thì Nhà nước sẽ hỗ trợ nâng cao trình độ năng lực sản xuất, tổ chức lớp tập huấn cho các hộ gia đình về kiến thức sản xuất tại thôn, bản và tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm…cho cộng đồng các dân tộc có khó khăn đặc thù. Đây là nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất và sinh kế thuộc Tiểu dự án 1 – Dự án 9 của Chương trình MTQG phát triển KT- XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), được quy định rất cụ thể để tháo gỡ “điểm nghẽn” về năng lực sản xuất, thúc đẩy phát triển bền vững các dân tộc có dân số dưới 10.000 người.
"Để thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của một con người, một thế hệ, đặc biệt là những gì đã ăn sâu vào đời sống hàng ngày của cộng đồng không phải là điều dễ dàng. Do đó, đòi hỏi một quá trình tác động liên tục, mưa dầm thấm lâu, bằng nhiều hình thức, những tấm gương thực tế.", bà Tôn Ngọc Hạnh, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam nhìn nhận về kết quả thực hiện Dự án 8, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Sáng ngày 6/11, tại TP. Đà Lạt, Ban Dân vận Trung ương và Ủy ban Dân tộc phối hợp với Tỉnh ủy Lâm Đồng tổ chức Hội nghị trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm công tác dân tộc, dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam đã chủ động, phối hợp với các ngành và địa phương khẩn trương triển khai công tác đầu tư các dự án, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), giai đoạn 2021 – 2025.
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 3180/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức Đội tuyên truyền văn hóa biểu diễn phục vụ đồng bào các dân tộc thiểu số và chiến sỹ các Đồn Biên phòng khu vực biên giới.
Thời gian qua, cùng với việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS, các địa phương khu vực Tây Bắc còn chú trọng triển khai nhiều chương trình, chính sách ưu tiên đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục ở vùng DTTS và miền núi. Chú trọng đổi mới nội dung, hình thức giảng dạy trong các trường học, tổ chức các hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh, mang lại hiệu quả giáo dục cao.
Đội ngũ Người có uy tín, nhân sĩ, trí thức, doanh nhân DTTS có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển kinh tế-xã hội, bảo tồn bản sắc văn hoá, giữ gìn an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ghi nhận những đóng góp của đội ngũ "nòng cốt" này, Đảng và Nhà nước ta đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với họ, qua những chính sách hỗ trợ, động viên, tôn vinh khích lệ trong nhiều năm qua. Điển hình như, năm 2017, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức Lễ Tuyên dương Người có uy tín, nhân sĩ, trí thức và doanh nhân tiêu biểu với quy mô toàn quốc. Năm 2023, Chương trình Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến là Người có uy tín trong đồng bào DTTS toàn quốc năm 2023 do Uỷ ban Dân tộc tổ chức dự kiến diễn ra giữa tháng 12, tại Hà Nội.