Vừa qua, Đoàn công tác của UBND TP Hà Nội do ông Nguyễn Văn Sửu- Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội làm Trưởng đoàn đã có chuyến khảo sát, kiểm tra tiến độ xây dựng biểu tượng công trình Cột cờ Hà Nội ở Mũi Cà Mau.
Trên địa bàn tỉnh Cà Mau có hơn 280.000ha nuôi tôm, sản lượng đạt khoảng 176.500 tấn, năng suất bình quân ước đạt 628kg/ha/năm. Riêng diện tích nuôi tôm công nghiệp 9.450ha, trong đó có hơn 2.000ha nuôi tôm siêu thâm canh, với năng suất từ 40–50 tấn/ha/vụ. Để giữ được năng suất năm sau cao hơn năm trước, chính quyền các vùng nuôi tôm và người dân trong tỉnh rất chú trọng thay đổi phương thức sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật để thích ứng với BĐKH, nâng cao hiệu quả sản xuất, thân thiện với môi trường.
Để chuẩn bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) cấp huyện, tỉnh lần thứ III, tiến tới Đại hội toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II, diễn ra trong năm 2020, thời gian qua, các tỉnh trong Khu vực Tây Nam bộ đã tiến hành thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh và xây dựng triển khai kế hoạch tổ chức đại hội các cấp.
Tuy không đổ bộ vào đất liền, nhưng hoàn lưu của bão số 1 năm 2019 với tên quốc tế là Pabuk, đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất của người dân Cà Mau. Ngoài việc trắng tay khi Tết Nguyên đán sắp đến gần, người dân còn phải gánh trên vai món nợ không biết lấy gì trả từ các khoản phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
Sáng 23/11, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức buổi gặp mặt Đoàn đại biểu gồm 20 Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Cà Mau do ông Nguyễn Văn Thuật, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh làm trưởng đoàn. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Lê Sơn Hải dự và chủ trì buổi gặp mặt.
U Minh (Cà Mau) là huyện có 4/6 xã, 38 ấp thuộc bãi ngang, ven biển và các ấp đặc biệt khó khăn. Những năm qua, nhờ thụ hưởng các nguồn vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, Chương trình 30a, Chương trình 135, vốn vay Ngân hàng chính sách xã hội… đã giúp nhiều hộ nghèo giảm bớt khó khăn, diện mạo vùng ven biển dần khởi sắc.
Năm học 2018-2019, tỉnh Cà Mau có 151 hồ sơ của học sinh DTTS xin xét tuyển đăng ký vào trường PTDTNT tỉnh. Tuy nhiên, chỉ có 129 hồ sơ được trúng tuyển, còn lại 22 hồ sơ không trúng tuyển dù các em thuộc hộ nghèo, người DTTS. Thực trạng này khiến nhiều em có nguy cơ phải bỏ học.
Liên quan đến việc hơn 1.405 giáo viên dôi dư khi các địa phương ký hợp đồng mà chưa có sự đồng ý của tỉnh, lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau thông tin: ngày 10/8/2018 là hạn chót để các địa phương rà soát lại trường lớp, giáo viên theo yêu cầu. Từ đó mới biết cụ thể có bao nhiêu giáo viên sẽ bị cắt hợp đồng.
Theo quy định, những tàu cá có công suất dưới 20CV, hoặc những phương tiện phát sinh ngoài quy hoạch, hành nghề sát hại nguồn lợi biển cao như cào, te… bị cấm không cho khai thác tại vùng biển ven bờ. Tuy nhiên, việc quản lý các trường hợp này tại Cà Mau đang gặp phải nhiều khó khăn, do đối tượng khai thác hình thức này, hầu hết là những trường hợp hoàn cảnh nghèo khó, không đất sản xuất, bám víu vào biển để mưu sinh.
Chỉ thị số 19-CT/TW, ngày 10/1/2018 của Ban Bí thư (khóa XII) về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới (gọi tắt Chỉ thị 19) đã tạo ra một động lực mới để thúc đẩy sự phát triển vùng đồng bào dân tộc Khmer. Tỉnh Cà Mau đã triển khai 8 nhiệm vụ trọng tâm nhằm đưa Chỉ thị 19 đi vào cuộc sống.
Những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến mô hình tôm lúa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Thực tế này đòi hỏi phải có các giải pháp cụ thể về giống lúa, giống tôm. Đồng thời, xây dựng các mô hình canh tác thích ứng, bền vững về môi trường, đảm bảo sinh kế cho người dân vùng chuyên canh tôm-lúa.
Tỉnh Cà Mau có 14 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Khmer có 44.289 người. Thời gian qua, tỉnh đã tích cực triển khai thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo trong vùng đồng bào Khmer nhằm giúp bà con giảm bớt khó khăn trong cuộc sống.
Khi vươn cánh tay chạm vào cột mốc số 0 ở đất Mũi Cà Mau, nhiều người không nghĩ rằng, bàn chân cả đời lên nương lên rẫy của Tây Nguyên, của Tây Bắc đã chạm được tới điểm cực Nam của Tổ quốc. Trong đôi mắt ngắm nhìn vùng trời thiêng liêng, không ít người xúc động rưng rưng.
Toàn tỉnh Cà Mau hiện có 18.201 hộ thuộc diện Người có công (NCC). Sau rà soát hộ nghèo, cận nghèo theo tiêu chí mới, số hộ nghèo thuộc diện NCC toàn tỉnh còn 249 hộ; hộ cận nghèo là 153 hộ.
Thời gian qua, trước thực trạng biến đổi khí hậu, môi trường ngày càng ô nhiễm, dịch bệnh gia tăng, đất đai bị thoái hoá, kém màu mỡ, làm cho tôm nuôi chậm lớn, dễ phát bệnh và lây lan dịch bệnh, các cơ quan chức năng ban ngành liên quan ở Cà Mau đã giới thiệu với bà con nhiều mô hình nuôi tôm mới như, nuôi tôm thẻ chân trắng ương trong ao lót bạt; nuôi tôm quảng canh cải tiến nước tĩnh… Nhằm giúp nông dân tìm hướng sản xuất mới phù hợp, hiệu quả kinh tế bền vững.
Chiều 2/5, tại Khu công nghiệp Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, Tổng công ty Khí Việt Nam (PVGAS) đã phối hợp tổ chức Lễ khánh thành Nhà máy xử lý Khí Cà Mau (GPP Cà Mau).
Trần Văn Thời là huyện có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất tỉnh Cà Mau (gần 11.000 khẩu). Thời gian qua, huyện Trần Văn Thời triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án, nhằm giúp bà con đồng bào dân tộc Khmer từng bước thoát nghèo.
Những ngày này, trở lại vùng đất Tân Ân anh hùng, chúng tôi đã chứng kiến sự “thay da đổi thịt” của xã bãi ngang nghèo nhất huyện Ngọc Hiển (Cà Mau).
Tây Nam bộ đang bước vào giai đoạn giữa mùa khô.
Trồng màu trên đất mặn là mô hình không mới đối với nhiều nông dân ở huyện Phú Tân (Cà Mau). Bà con đã biết nắm bắt nhu cầu thị trường và tận dụng tốt lợi thế ở địa phương. Từ đó, trồng màu thật sự trở thành mô hình hiệu quả, là cách tốt nhất giúp người dân giảm nghèo và vươn lên khá giả.