Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

267 đại biểu là người DTTS tham gia Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Văn Hoa - 3 giờ trước

Ngày 4/10, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Họp báo thông tin, giới thiệu về Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Quang cảnh buổi Họp báo (Ảnh Quang Vinh)
Quang cảnh buổi Họp báo (Ảnh Quang Vinh)

Thông tin tại buổi Họp báo, Trưởng ban Tuyên giáo cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Vũ Văn Tiến cho biết, Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 sẽ diễn ra trong các ngày 16, 17 và 18/10/2024, tại Thủ đô Hà Nội.

Thông tin về kết quả Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp, ông Vũ Văn Tiến cho biết, tính đến ngày 10/6/2024, có 10.597/10.597 đơn vị cấp xã đã hoàn thành Đại hội MTTQ Việt Nam cấp xã, đạt tỷ lệ 100%. Tính đến ngày 17/7/2024, 704/704 đơn vị cấp huyện đã tổ chức xong Đại hội. Đến nay đã có 63/63 tỉnh, thành phố tổ chức Đại hội MTTQ nhiệm kỳ 2024 - 2029 .

Theo Trưởng ban Tuyên giáo cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Vũ Văn Tiến, dự kiến đại biểu tham dự Đại hội là gần 1.400 đại biểu. Trong đó, đại biểu chính thức tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 là 1.052 người; đại biểu đương nhiên 337 người; đại biểu phân bổ 583 đại biểungười; đại biểu chỉ định 132 người.

Chủ trì buổi Họp báo
Chủ trì buổi Họp báo

Về độ tuổi, đại biểu trẻ tuổi nhất 20 tuổi, sinh năm 2004 (bà Thị Hà - cá nhân tiêu biểu dân tộc Xtiêng, xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước). Đại biểu cao tuổi nhất 95 tuổi, sinh năm 1929 (Thiếu tướng Võ Sở - Chủ tịch Hội Truyền thống Trường sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam). Về cơ cấu, đại biểu là DTTS 267 người (tỷ lệ 25,3%)

Theo kế hoạch, Đại hội sẽ triển khai 6 chương trình hành động: “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp Nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội, phát huy sức mạnh khối Đại đoàn kết toàn dân tộc”; “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát và phản biện xã hội, thực hiện dân chủ, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước”; “Động viên các tầng lớp Nhân dân thi đua, sáng tạo, thực hiện hiệu quả các cuộc vận động, phong trào thi đua”; “Phát huy vai trò làm chủ, tinh thần tự quản của Nhân dân, xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc”; “Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân và công tác người Việt Nam ở nước ngoài”; “Tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy, nội dung phương thức hoạt động; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Mặt trận các cấp”.

Phó Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng phát biểu tại buổi Họp báo
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng phát biểu tại buổi Họp báo

Dự kiến, số lượng Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X sẽ là 405 người (tăng 20 người so với khóa IX). Về nhân sự Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X, dự kiến số lượng Ủy viên sẽ là 72 người (tăng 10 người so với khóa IX). Số lượng thành viên Ban Thường trực là 6 người (bằng khóa IX), số lượng Phó Chủ tịch không chuyên trách là 8 người (tăng 2 người so với khóa IX).

Phát biểu tại buổi Họp báo, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng cho biết, để đáp ứng yêu cầu công tác Mặt trận trong tình hình mới, văn kiện Đại hội lần này được xây dựng trên cơ sở bám sát các chủ trương mới của Đảng, đồng thời tổng kết, đánh giá kỹ lưỡng tình hình công tác Mặt trận từ cơ sở, lấy ý kiến rộng rãi các ngành, các tổ chức thành viên cũng như các tầng lớp Nhân dân và có những điểm mới nổi bật.

Cụ thể, tiêu đề dự thảo Báo cáo chính trị của Đại hội thể hiện quan điểm mới về vai trò nòng cốt chính trị và nhiệm vụ bao trùm của Mặt trận trong giai đoạn cách mạng mới.

Dự thảo bổ sung một số kết quả, nhiệm vụ mới từ thực tiễn, thể hiện tinh thần trách nhiệm, sự sáng tạo, linh hoạt của Mặt trận, kết quả có tính lay động, lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân; bổ sung nội dung nhận định, đánh giá khái quát quá trình 40 năm đổi mới của MTTQ Việt Nam theo đường lối của Đảng; bổ sung mới một chương trình hành động: “Phát huy vai trò làm chủ, tinh thần tự quản của Nhân dân, xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc”. Phương hướng, mục tiêu nhiệm kỳ 2024 - 2029 được xác định cụ thể, khả thi, đồng thời bổ sung rõ các chỉ tiêu có định lượng để triển khai thực hiện.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Rộn ràng Lễ hội Katê 2024 tại đền thờ Po Nit

Rộn ràng Lễ hội Katê 2024 tại đền thờ Po Nit

Lễ hội Katê năm 2024 tại đền thờ Po Nit - Di tích lịch sử cấp Quốc gia (thuộc thôn Bình Hiếu, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) diễn ra với quy mô hoành tráng, thu hút hàng chục nghìn người dân địa phương và du khách đến tham gia hành hương vui hội.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc đến năm 2030

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc đến năm 2030

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1087/QĐ-TTg ngày 02/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc đến năm 2030”.
Nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào từ Chương trình MTQG 1719

Nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào từ Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Phương Nghi - 3 giờ trước
Qua gần 4 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng đã đẩy mạnh việc hỗ trợ nhà ở, nước sinh hoạt, chuyển đổi nghề cho người dân... Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào DTTS trên địa bàn.
Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ công và tư duy về môi trường số cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ công và tư duy về môi trường số cho đồng bào dân tộc thiểu số

Khoa học - Công nghệ - Minh Nhật - 3 giờ trước
Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) đang trở thành một yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và cải thiện đời sống người dân. Tuy nhiên, việc tiếp cận DVCTT đối với người dân tộc thiểu số (DTTS), đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa vẫn còn nhiều thách thức. Một trong những giải pháp nhằm nâng cao tiếp cận DVCTT là tăng cường tuyên truyền để người dân thấy được lợi ích của DVC, từ đó nâng cao nhận thức và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ này.
Ông Tà Thía Ca - Người có uy tín tiêu biểu vùng đồng bào Raglay

Ông Tà Thía Ca - Người có uy tín tiêu biểu vùng đồng bào Raglay

Người có uy tín - Thái Sơn Ngọc - 3 giờ trước
Ông Tà Thía Ca là Người có uy tín thôn Rồ Ôn thuộc xã Phước Hà, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Ông tận tâm chăm lo xây dựng bản làng vùng đồng bào Raglay ngày càng no ấm, bộ mặt nông thôn miền núi ngày càng khởi sắc.
Quảng Ninh: Huy động tổng lực tái thiết trường học sau bão lũ

Quảng Ninh: Huy động tổng lực tái thiết trường học sau bão lũ

Giáo dục - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Mặc dù có tới 60% cơ sở giáo dục trên địa bàn bị ảnh hưởng nặng nề cơn bão số 3; tuy nhiên chỉ sau 2 tuần khi cơn bão đi qua, hoạt động giáo dục trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã cơ bản ổn định trở lại. Đặc biệt, mới đây Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành Nghị quyết số 42/2024/NQ-HĐND "Về một số biện pháp hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3, trong đó có chính sách hỗ trợ học phí cho học sinh, góp phần giảm bớt khó khăn cho các gia đình sau bão lũ, giúp các em học sinh yên tâm đến trường.
Bắc Giang tổ chức nhiều Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật

Bắc Giang tổ chức nhiều Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 3 giờ trước
Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang và Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Bắc Giang vừa phối hợp tổ chức 10 hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn huyện Lục Nam.
Ðộc đáo múa bóng rỗi

Ðộc đáo múa bóng rỗi

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 4/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghệ nhân làng cổ Đường Lâm biến rơm thành đồ chơi. Núi Bà Đen - Điểm nhất định phải đến. Những người lưu giữ báu vật của buôn làng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Thủ lĩnh của sự thay đổi” - Những “hạt nhân” tiên phong thúc đẩy bình đẳng giới ở Kbang

“Thủ lĩnh của sự thay đổi” - Những “hạt nhân” tiên phong thúc đẩy bình đẳng giới ở Kbang

Giáo dục - Ngọc Thu - 3 giờ trước
Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” là một trong các mô hình cốt lõi của Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết một số vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I từ 2021 - 2025. Tại huyện Kbang (Gia Lai), CLB đã trang bị cho học sinh DTTS nhiều kiến thức, kỹ năng hữu ích để các em tự tin nói lên tiếng nói của mình.
Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang: Nhìn lại chặng đường 49 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang: Nhìn lại chặng đường 49 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành

Pháp luật - Tào Đạt - Tiến Vinh - 3 giờ trước
Ngày 06/10/1975, lực lượng Công an vũ trang tỉnh Rạch Giá, nay là Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang chính thức triển khai trong phạm vi toàn tỉnh. Từ đây, bắt đầu chặng đường 49 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang. Và ngày 26/10/2018, Bộ Tư lệnh Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã ra Quyết định số 4424/QĐ-BTL công nhận ngày 06/10/1975 là Ngày truyền thống của Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang...
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) phát triển AI tạo sinh từ góc nhìn thực tiễn

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) phát triển AI tạo sinh từ góc nhìn thực tiễn

Khoa học - Công nghệ - Vân Khánh - 3 giờ trước
Tại Lễ Kỷ niệm 5 năm thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia và Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024 vừa được tổ chức ngày 1/10, VNPT mang tới những góc nhìn thực tiễn về loạt công nghệ tiên tiến, trong đó nổi bật là những ứng dụng từ AI tạo sinh (Generative AI).
Lập làng, dựng bản sau sạt lở

Lập làng, dựng bản sau sạt lở

Vấn đề - Sự kiện - Thanh Hải - 3 giờ trước
Thiên tai vừa lắng xuống, những cuộc mở đường, tìm đất lập làng, dựng bản đã bắt đầu đầy rốt ráo, như chính niềm mong ngóng an cư, tái thiết cuộc sống của người dân. Lập làng, dựng bản dẫu khẩn trương, cấp bách nhưng không thể không kỹ lưỡng...
Rộn ràng Lễ hội Katê 2024 tại đền thờ Po Nit

Rộn ràng Lễ hội Katê 2024 tại đền thờ Po Nit

Tin tức - Lâm Tấn Bình - 3 giờ trước
Lễ hội Katê năm 2024 tại đền thờ Po Nit - Di tích lịch sử cấp Quốc gia (thuộc thôn Bình Hiếu, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) diễn ra với quy mô hoành tráng, thu hút hàng chục nghìn người dân địa phương và du khách đến tham gia hành hương vui hội.