Để hiểu cuộc sống đồng bào Tây Nguyên thì phải do chính người Tây Nguyên cảm nhận. Tháng 7, ít tuần sau vụ khủng bố xảy ra, nhóm phóng viên chúng tôi đã trở lại xã Ea Ktur và Ea Tiêu, huyện Cư Kuin cũng như nhiều buôn làng khác ở Tây Nguyên để ghi nhận thực tiễn, trò chuyện, tìm hiểu tâm tư, tình cảm của các già làng, chức sắc, bà con nơi đây…
Từ xa xưa, đồng bào Cơ Ho ở huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng đã có truyền thống sản xuất lúa đồi, hay còn gọi là lúa rẫy. Đối với họ, lúa rẫy không chỉ đơn thuần là cây lương thực để duy trì cuộc sống, mà nó còn ẩn chứa một nét đẹp văn hóa cần phải giữ gìn.
Ở xã N’Thol Hạ (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng), nhắc đến nghệ nhân Ka Să K’Gioong, người ta nghĩ đó là một “Bảo tàng sống” của buôn làng Yang Ly với khả năng thẩm âm, diễn tấu cồng chiêng và am hiểu nghi lễ, phong tục, tập quán của đồng bào Cơ Ho.
Với mong muốn phát triển các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của đồng bào Cơ Ho, nhà thiết kế K’Jona (34 tuổi, Tp. Đà Lạt) đã dành nhiều tâm huyết tạo ra những bộ sưu tập mới lạ, tinh tế, bằng cách phối thổ cẩm với các chất liệu khác theo xu hướng hiện đại.
Xã hội -
Uông Thái Biểu -
11:19, 17/02/2021 Như hòa cảm cùng vợ, Macr - người đàn ông mang quốc tịch Thụy Sĩ, ngân lên những giai điệu bài hát “Giấc mơ Chappi” bằng tiếng Việt phát âm còn ngọng nghịu. Giấc mơ đẹp ấy đang được vợ chồng Thảo - Marc cùng những cư dân người Cơ Ho nuôi lớn mỗi ngày giữa làng buôn, giữa những rẫy cà phê và núi rừng xứ sở.