Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Yên Bái: Giảm nghèo bền vững để “về đích” nông thôn mới

Vân Khánh - Xuân Hải - 11:00, 21/06/2022

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020- 2025 đặt mục tiêu đến năm 2025, trên 78% tổng số xã của tỉnh sẽ đạt chuẩn nông thôn mới. Một trong giải pháp then chốt để tỉnh đạt, giữ chuẩn và nâng cao tiêu chí nông thôn mới là giảm nhanh, giảm bền vững tỷ lệ hộ nghèo, nhất là ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh.

Đồng bào dân tộc Mông thôn Vàng Ngần, xã Suối Quyền, huyện Văn Chấn, tham gia làm đường giao thông nông thôn. (Ảnh tư liệu)
Đồng bào dân tộc Mông thôn Vàng Ngần, xã Suối Quyền, huyện Văn Chấn, tham gia làm đường giao thông nông thôn. (Ảnh tư liệu)

Giảm nghèo ấn tượng

Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, tỉnh Yên Bái đề ra mục tiêu, phấn đấu đưa Yên Bái trở thành tỉnh khá của cả nước vào năm 2025. Trong đó, tỉnh quyết tâm giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều trong giai đoạn 2021 - 2025 bình quân trên 4%/năm, cao hơn mục tiêu chung của cả nước (1 - 1,5%/năm).

Mục tiêu này dựa trên kết quả giảm nghèo đầy ấn tượng của tỉnh Yên Bái trong những năm qua. Trong năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid – 19 cũng như thiệt hại do thiên tai, nhưng toàn tỉnh vẫn giảm 2,28% hộ nghèo so với năm 2020 (chuẩn nghèo giai đoạn (2016 – 2020).

Trước đó, số liệu công bố tại Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020 (diễn ra ngày 26/11/2021) cho thấy, bình quân mỗi năm, tỉnh Yên Bái giảm được 5,03% hộ nghèo. Riêng tại 2 huyện 30a Trạm Tấu, Mù Cang Chải giảm bình quân 8,32%/năm.

Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS của tỉnh giảm bình quân 7,66%/năm, cao hơn nhiều so với bình quân chung toàn tỉnh và của cả nước. Số xã đặc biệt khó khăn giảm 26,3% (từ 81 xã, còn 59 xã); số thôn, bản đặc biệt khó khăn giảm 16,9% (từ 462 còn 383 thôn, bản)…

Theo ông Ngô Thanh Giang, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái, từ sự quan tâm của Trung ương và của lãnh đạo tỉnh, thời gian qua, công tác giảm nghèo của tỉnh đã huy động được một nguồn lực đáng kể để triển khai. Trong năm 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19, nhưng tỉnh cũng đã huy động được trên 2.800 tỷ đồng để thực hiện công tác giảm nghèo.

Trước đó, giai đoạn 2016-2020, toàn tỉnh đã huy động được trên 19.600 tỷ đồng thực hiện công tác giảm nghèo bền vững. Trong đó, kinh phí thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững từ ngân sách Trung ương là trên 1.200 tỷ đồng, kinh phí thực hiện chính sách giảm nghèo và lồng ghép từ các dự án, đề án gần 18.400 tỷ đồng.

Theo ông Giang, bên cạnh nguồn lực thì việc xác định nguyên nhân nghèo để có biện pháp hỗ trợ kịp thời được coi là giải pháp căn cơ. Từ đó, các chính sách hỗ trợ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh được triển khai hiệu quả, tạo đà để hộ nghèo phát triển kinh tế gia đình, bứt phá vươn lên thoát nghèo.

Đơn cử, hộ gia đình chị Hoàng Thị Hạnh ở xã Đại Đồng (huyện Yên Bình) là hộ nghèo thiếu vốn sản xuất. Năm 2020, chị được vay 30 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện. Vay thêm tiền từ người thân, chị Hạnh đã mạnh dạn triển khai mô hình chăn nuôi lợn thịt. Đến nay, gia đình chị Hạnh đã thoát nghèo, kinh tế được cải thiện, có điều kiện nuôi con ăn học, mua sắm xe máy, đồ dùng sinh hoạt...

Hay hộ gia đình anh Hoàng Trung Dũng ở xã Y Can (huyện Trấn Yên) được hỗ trợ học nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm. Từ vốn kiến thức nắm bắt được qua lớp tập huấn, lại có đất vườn rộng, anh Dũng đã vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội huyện 30 triệu đồng để đầu tư mua gà giống về nuôi. Mỗi lứa, anh Dũng nuôi 400 con, mỗi năm bán 2 lứa gà, trừ chi phí, gia đình thu lãi trên 50 triệu đồng. Nhờ nguồn thu nhập ổn định, năm 2021, gia đình anh Dũng đã thoát nghèo.

Tăng tốc xây dựng nông thôn mới

Khi kinh tế gia đình đã được cải thiện, Nhân dân tỉnh Yên Bái đã có thêm điều kiện để đóng góp cùng địa phương đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới. Chỉ tính trong năm 2021, toàn tỉnh đã huy động được trên 171 tỷ đồng từ cộng đồng dân cư để xây dựng nông thôn mới.

 Đặc biệt, với người dân khu vực nông thôn, dù mảnh vườn, thửa ruộng là tài sản quý giá nhưng cũng đã tình nguyện hiến đất làm đường, xây dựng công trình công cộng để cùng địa phương hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới, tạo nên bộ  mặt nông thôn mới khang trang, sạch đẹp. 

Từ sự đồng lòng, chung sức của Nhân dân, Trấn Yên là huyện đầu tiên của khu vực Tây Bắc đạt chuẩn NTM năm 2020. (Trong ảnh: Người dân xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên, làm đường giao thông nông thôn).
Từ sự đồng lòng, chung sức của Nhân dân, Trấn Yên là huyện đầu tiên của khu vực Tây Bắc đạt chuẩn NTM năm 2020. (Trong ảnh: Người dân xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên, làm đường giao thông nông thôn).

Có thể kể đến điểm sáng xã Minh Quán, huyện Trấn Yên. Dẫu chưa phải là một xã giàu, nhưng trong những năm qua, xã Minh Quán đã có 104 hộ tự nguyện hiến đất để phát triển giao thông nông thôn, với diện tích trên 50.000 m2.

Điển hình là gia đình bà Trần Thị Thu, ở thôn 3, đã hiến trên 4.787 m2 đất đồi đã trồng quế hơn 5 năm tuổi để xây dựng sân thể thao xã Minh Quán. Theo bà Thu, với việc xây dựng quê hương ngày một phát triển hơn thì, gia đình sẵn sàng tự nguyện hiến đất vì cái chung, vì lợi ích của thôn, của xã, của đất nước.

Cũng có cùng suy nghĩ như bà Thu, nên hàng nghìn hộ dân ở huyện Trấn Yên đã góp công, góp của cùng địa phương xây dựng nông thôn mới. Nhờ đó, Trấn Yên đã trở thành huyện đầu tiên của khu vực Tây Bắc đạt chuẩn nông thôn mới đầu năm 2020. Huyện đang quyết tâm “về đích” nông thôn mới kiểu mẫu vào năm 2025.

Theo ông Giàng A Câu, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Yên Bái, thời gian qua, Hội Nông dân tỉnh đã tích cực vận động cán bộ, hội viên, nông dân tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới. Riêng trong năm 2021, cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn toàn tỉnh đã đóng góp được trên 5,3 tỷ đồng, hiến trên 187.000 m2 đất, gần 102.500 ngày công lao động; tham gia làm mới, tu sửa, nâng cấp, kiên cố hóa trên 384 km đường giao thông liên thôn, bản…

Với quyết tâm chính trị cao và sự đồng lòng, chung sức của các tầng lớp Nhân dân, công cuộc xây dựng nông thôn mới của tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả khả quan. Hết năm 2021, toàn tỉnh đã có 88/150 xã đạt chuẩn nông thôn mới, bằng 58,7% số xã toàn tỉnh, trong đó có 17 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 3 xã đạt chuẩn nôgn thôn mới kiểu mẫu; có 3 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ đạt chuẩn nông thôn mới.

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện Chương trình mục MTQG xây dựng nông thôn mới và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 diễn ra ngày 21/4/2022, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn cho biết, Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới của tỉnh đã trở thành phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp, phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, nhất là vai trò chủ thể của người dân. Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung huy động tối đa nguồn lực, lồng ghép, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các chính sách của Trung ương vào điều kiện cụ thể của địa phương; tập trung xây dựng và nhân rộng các mô hình cách làm hay để phát huy hiệu quả các chương trình mục tiêu.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nêu gương sáng ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ninh: Chuyện về những người “mở đường” (Bài 1)

Nêu gương sáng ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ninh: Chuyện về những người “mở đường” (Bài 1)

Trong các giai đoạn phát triển, tỉnh Quảng Ninh luôn đặc biệt quan tâm phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đặc biệt tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU về “Phát triển bền vững KT-XH gắn với bảo đảm vững chắc Quốc phòng-An ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” (Nghị quyết 06). Từ định hướng, chủ trương của Đảng, các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và nỗ lực của các tầng lớp Nhân dân, vùng DTTS và miền núi Quảng Ninh đã có sự thay đổi rõ rệt. Trong hành trình vươn lên phát triển ở các bản làng, đã xuất hiện nhiều tấm gương sáng trên các lĩnh vực, trở thành hạt nhân điển hình lan tỏa về tinh thần tự lực, tự cường, đổi mới tư duy trong vùng đồng bào.
Tái hiện sinh động không gian văn hóa của đồng bào DTTS ở Kon Tum

Tái hiện sinh động không gian văn hóa của đồng bào DTTS ở Kon Tum

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Trong tiết trời se lạnh, dưới mái Nhà rông Kon Klor cao vút, những chàng trai tấu nên những bản chiêng trầm hùng, những cô gái chân trần với nhịp xoang uyển chuyển, đàn ông thì đan lát và tạc tượng, phụ nữ thì dệt vải... Không gian văn hóa của đồng bào DTTS ở Kon Tum được tái hiện một cách đầy đủ và sinh động đã làm đắm say bao du khách gần xa khi đến tham dự Liên hoan cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Kon Tum lần thứ 2, năm 2024.
Khởi công xây dựng Điểm trường liên cấp Mầm non và Tiểu học thôn Ha Cá, xã Khâu Vai

Khởi công xây dựng Điểm trường liên cấp Mầm non và Tiểu học thôn Ha Cá, xã Khâu Vai

Giáo dục - PV - 2 giờ trước
Sáng 12/12, Đảng uỷ, UBND xã Khâu Vai (huyện Mèo Vạc, Hà Giang) phối hợp với Đoàn từ thiện “Cộng đồng từ thiện Sân Đình” tổ chức khởi công xây dựng công trình nhà lớp học điểm trường liên cấp Mầm non và Tiểu học thôn Ha Cá, xã Khâu Vai.
Đồn Biên phòng Xín Cái giúp hộ nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Đồn Biên phòng Xín Cái giúp hộ nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Nhịp cầu nhân ái - Hà Linh - 2 giờ trước
Thực hiện phong trào thi đua cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát do Thủ tướng Chính phủ phát động, sáng 12/12, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Xín Cái (Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang) tích cực tham gia hỗ trợ hộ nghèo trên địa bàn xóa nhà tạm, nhà dột nát.
“Điểm tựa” của đồng bào Dao ở Phai Làu

“Điểm tựa” của đồng bào Dao ở Phai Làu

Người có uy tín - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Vừa là Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn và Người có uy tín thôn Phai Làu, xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, những năm qua, anh Tằng Dảu Tình đã trở thành “điểm tựa” tin cậy của đồng bào Dao ở vùng biên giới nơi đây. Anh không chỉ làm tốt công tác tuyên truyền người dân bám bản, bám làng, giữ đất, giữ rừng, giữ biên giới quốc gia mà còn làm kinh tế giỏi.
Chư Pưh (Gia Lai): Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” nâng cao quyền năng trẻ em

Chư Pưh (Gia Lai): Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” nâng cao quyền năng trẻ em

Media - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Nhằm thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề cấp thiết đối trẻ em vùng đồng DTTS và miền núi, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đã thành lập 3 mô hình Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" tại các trường trung học cơ sở ở các thôn, làng đặc biệt khó khăn. Các thành viên của CLB sẽ là những “hạt nhân” tiên phong thay đổi nhận thức, xoá bỏ định kiến giới ngay khi ngồi trên ghế nhà trường và trong cộng đồng để cùng nhau vươn lên phát triển.
Chuyện hiến đất ở Bằng Cốc

Chuyện hiến đất ở Bằng Cốc

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 12/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc ở Lạng Sơn. Khơi nguồn dược liệu Đắk Nông. Chuyện hiến đất ở Bằng Cốc. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tương Dương (Nghệ An): Trao cồng chiêng và trang phục biểu diễn cho các đội văn nghệ truyền thống

Tương Dương (Nghệ An): Trao cồng chiêng và trang phục biểu diễn cho các đội văn nghệ truyền thống

Tin tức - Khánh Ngân - 2 giờ trước
Thực hiện Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), mới đây, UBND huyện Tương Dương (Nghệ An) đã trao tặng cồng, chiêng, loa máy và trang phục biểu diễn cho các đội văn nghệ truyền thống.
Những khoảnh khắc đẹp quanh cột mốc ngã ba Đông Dương

Những khoảnh khắc đẹp quanh cột mốc ngã ba Đông Dương

Phóng sự - Quang Vinh - 3 giờ trước
Nằm ở độ cao 1.086m so với mực nước biển, ngã ba Đông Dương nằm ở xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum là điểm tiếp giáp giữa 3 nước: Việt Nam, Lào và Campuchia. Vốn được mệnh danh là nơi mà “một con gà gáy ba nước đều nghe”, từ nhiều năm qua, ngã ba Đông Dương đã trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút nhiều du khách đam mê du lịch, khám phá và trải nghiệm những điều mới mẻ tại cột mốc ba biên.
Nêu gương sáng ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ninh: Chuyện về những người “mở đường” (Bài 1)

Nêu gương sáng ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ninh: Chuyện về những người “mở đường” (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - Hà Linh - 3 giờ trước
Trong các giai đoạn phát triển, tỉnh Quảng Ninh luôn đặc biệt quan tâm phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đặc biệt tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU về “Phát triển bền vững KT-XH gắn với bảo đảm vững chắc Quốc phòng-An ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” (Nghị quyết 06). Từ định hướng, chủ trương của Đảng, các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và nỗ lực của các tầng lớp Nhân dân, vùng DTTS và miền núi Quảng Ninh đã có sự thay đổi rõ rệt. Trong hành trình vươn lên phát triển ở các bản làng, đã xuất hiện nhiều tấm gương sáng trên các lĩnh vực, trở thành hạt nhân điển hình lan tỏa về tinh thần tự lực, tự cường, đổi mới tư duy trong vùng đồng bào.
Hàm Yên (Tuyên Quang): Phát triển du lịch gắn với nông nghiệp

Hàm Yên (Tuyên Quang): Phát triển du lịch gắn với nông nghiệp

Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 3 giờ trước
Phát huy thế mạnh nông, lâm nghiệp gắn với văn hóa để phát triển du lịch, xây dựng địa phương trở thành điểm đến của du khách, góp phần giảm nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân là hướng đi mới của huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) những năm gần đây.
Hàm Yên (Tuyên Quang): Phát huy vai trò kinh tế tập thể trong giai đoạn mới

Hàm Yên (Tuyên Quang): Phát huy vai trò kinh tế tập thể trong giai đoạn mới

Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 3 giờ trước
Liên kết phát triển nông nghiệp hàng hóa, hỗ trợ vốn, giống, khoa học kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm đang là điểm mạnh của kinh tế tập thể. Tại huyện Hàm Yên, tham gia vào chuỗi liên kết với hợp tác xã, nhiều nông dân bứt phá, làm giàu, góp sức xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng nông sản của địa phương.