Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam vì sự trường tồn của đất nước

PV - 11:25, 17/04/2022

Sáng 16/4, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng “Đề án Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” và đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo đã có buổi làm việc với Tổ Biên tập xây dựng Đề án về dự thảo lần 1 của Đề án.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu ý kiến tại buổi làm việc. (Ảnh TTXVN)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu ý kiến tại buổi làm việc. (Ảnh TTXVN)

Như vậy, với sự chỉ đạo quyết liệt, sâu sát của Thường trực Ban Chỉ đạo, sau 10 tháng làm việc khẩn trương, hiệu quả, dự thảo lần 1 “Đề án Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” đã được hình thành.

Đại hội đại biểu toàn quốc XIII của Đảng xác định: “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị”. Định hướng chung là: “Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước. Xác định rõ hơn vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trên cơ sở các nguyên tắc pháp quyền, bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước. Xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển nhanh, bền vững”.

Để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tháng 5/2021, Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng “Đề án Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”, gồm 21 thành viên, trong đó có 8 đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị và Bí thư Trung ương Đảng, do đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước làm Trưởng Ban Chỉ đạo, đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương làm Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chỉ đạo là Ban Nội Chính Trung ương.

Trên tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cao, đầu tháng 6/2021, dưới sự chủ trì của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực Ban Chỉ đạo đã tổ chức họp triển khai Quyết định của Bộ Chính trị. Tại cuộc họp, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc quán triệt: “Đây là Đề án hết sức quan trọng, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, cũng như phải bảo đảm phục vụ điều hành đất nước phát triển tốt nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy dân chủ và quyền làm chủ của Nhân dân...”.

Tháng 7/2021, Ban Chỉ đạo đã tổ chức Phiên họp đầu tiên, thống nhất ban hành Kế hoạch xây dựng Đề án để phân công nhiệm vụ và xác định lộ trình thực hiện, thành lập Tổ Biên tập xây dựng Đề án để huy động các chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ hoạt động thực tiễn có kiến thức, kinh nghiệm sâu rộng về nhà nước pháp quyền trong cả nước tham gia xây dựng Đề án.

Vượt qua những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây nên, Thường trực Ban Chỉ đạo đã tổ chức thành công 3 cuộc Hội thảo quốc gia, với sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành viên Ban Chỉ đạo. Hội thảo lần thứ nhất, diễn ra tại Hà Nội, ngày 11/12/2021 về “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam”; Hội thảo lần thứ 2, tại Đà Nẵng, ngày 17/1/2022 về “Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả cải cách tư pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” và Hội thảo lần thứ 3, tại TP. Hồ Chí Minh, ngày 17/3/2022 về “Những vấn đề mới, đột phá trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”.

Các cuộc Hội thảo quốc gia, như Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Phan Đình Trạc khẳng định, đã được tổ chức: “trên tinh thần thật thẳng thắn, trách nhiệm, mạnh dạn... với các đề xuất đột phá có cơ sở lý luận và thực tiễn, phù hợp với đặc điểm và yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn tới”, tập hợp được nhiều ý kiến tâm huyết, sâu sắc được đúc kết từ nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đây là nguồn dữ liệu, kiến thức phong phú, có giá trị về cả thực tiễn và lý luận để Tổ Biên tập xây dựng dự thảo lần 1 của Đề án.

Theo PGS.TS. Hoàng Thế Liên, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp: “Các chuyên gia, nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách đã thảo luận sâu sắc, thẳng thắn các chủ đề hội thảo. Các Hội thảo cũng đã khởi động và kích hoạt tư duy của xã hội để góp phần xây dựng Đề án”. GS.TSKH. Đào Trí Úc, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành Luật học, Hội đồng Giáo sư Nhà nước đánh giá các Hội thảo: “đã làm rõ được những thành tựu và xác định được những vấn đề cốt lõi, mang tính chiến lược, đột phá trong tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam”.

Thực hiện phân công của Ban Chỉ đạo, từ tháng 7/2021, Ban cán sự đảng Chính phủ, Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Tòa án Nhân dân tối cao, Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Đảng ủy Công an Trung ương, Quân ủy Trung ương, một số cấp ủy, tổ chức đảng khác và các cơ quan nghiên cứu lý luận ở Trung ương đã khẩn trương xây dựng 27 báo cáo chuyên đề phục vụ xây dựng Đề án. Các cơ quan, tổ chức đã tiến hành nhiều cuộc thảo luận, tọa đàm, cuộc họp lấy ý kiến để huy động sự tham gia của đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, chuyên gia, nhà khoa học đóng góp ý kiến trên từng lĩnh vực cụ thể. Đến cuối tháng 3/2022, Tổ Biên tập xây dựng Đề án đã tập hợp được hơn 4.000 trang tài liệu từ kết quả của 3 cuộc Hội thảo quốc gia, 27 báo cáo chuyên đề nhánh.

Kết quả nghiên cứu lý luận, thực tiễn và tổng hợp nội dung của các báo cáo chuyên đề, các cuộc Hội thảo quốc gia đã giúp Ban Chỉ đạo, Tổ Biên tập xây dựng Đề án đúc rút được những luận điểm rất quan trọng, làm cơ sở cho việc xây dựng Đề án. Như khẳng định của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, trong phát biểu tổng kết Hội thảo quốc gia lần thứ 3, tại TP. Hồ Chí Minh: “Nhà nước pháp quyền là một phương thức tổ chức quyền lực nhà nước trên cơ sở thượng tôn Hiến pháp và pháp luật để bảo đảm bản chất dân chủ của nhà nước”. Từ đó hình thành nên quan điểm: “Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là quá trình Nhà nước ta thiết lập và vận hành những nguyên lý, đặc trưng phổ quát, tiến bộ của nhà nước pháp quyền hiện đại, mang định hướng XHCN, bảo đảm bản sắc văn hóa truyền thống của Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, do Đảng lãnh đạo, nhằm mục tiêu phát triển đất nước, mang lại hạnh phúc cho Nhân dân”.

Quá trình đó, “phải dựa trên tư duy biện chứng, lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng dân chủ, pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh; kế thừa, phát huy nội lực và thành tựu đã đạt được của sự nghiệp đổi mới trong hơn 35 năm qua; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới; có lộ trình, bước đi phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong từng giai đoạn”. Khẳng định “xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là quy luật phát triển tất yếu của Nhà nước Việt Nam, phù hợp với xu thế của thời đại, là chủ trương nhất quán, đúng đắn của Đảng, là nguyện vọng, sự lựa chọn của Nhân dân, là yêu cầu cấp thiết để phát triển đất nước nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện”.

Sau hơn 10 tháng nỗ lực, cố gắng làm việc, quán triệt yêu cầu xuyên suốt của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đặt ra đối với một đề án xây dựng nghị quyết của Đảng là viết sao cho: “Nhân dân dễ hiểu, được Đảng chấp nhận, thế giới công nhận, dễ vận dụng và dễ triển khai”, Tổ Biên tập xây dựng Đề án cùng Ban Nội chính Trung ương đã phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Trung ương Đảng và các chuyên gia, nhà khoa học hình thành nên dự thảo lần 1 “Đề án Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” để trình Ban Chỉ đạo theo đúng kế hoạch; nội dung dự thảo Đề án bám sát Cương lĩnh xây dựng đất nước, Hiến pháp năm 2013, các Nghị quyết của Trung ương, nhất là Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đề xuất nhiều điểm mới, có tính đột phá nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam thời gian tới

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là bê: Trách nhiệm đơn vị cung ứng bò ở đâu?

Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là bê: Trách nhiệm đơn vị cung ứng bò ở đâu?

Pháp luật - Ngọc Chí - 29 phút trước
Sau khi Báo Dân tộc và Phát triển có loạt bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là bê”, UBND tỉnh Kon Tum và Huyện ủy, UBND huyện Đăk Hà đã có chỉ đạo làm rõ trách nhiệm. Mới đây, Thanh tra huyện Đăk Hà đã ban hành Kết luận thanh tra chỉ ra hàng loạt khuyết điểm, sai phạm của UBND xã Ngọk Wang trong quá trình triển khai thực hiện Dự án. Tuy nhiên, trách nhiệm của đơn vị cung ứng bò là Cơ sở sản xuất và kinh doanh Nhân Phát vẫn chưa được chỉ rõ khi cấp bò thiếu trọng lượng theo Dự án được phê duyệt. Vấn đề này đang tạo ra dư luận trái chiều ở địa phương.
Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

Tin tức - Văn Hoa - Hải Đăng - 35 phút trước
Chiều 16/4, Trung ương Hội Liên Hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10 sẽ diễn ra vào ngày 10/3 âm lịch

Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10 sẽ diễn ra vào ngày 10/3 âm lịch

Tin tức - Thanh Nguyên - 1 giờ trước
Chương trình Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu - Lễ giỗ Tổ và vinh danh con cháu Vua Hùng toàn cầu năm 2024 với chủ đề “Hòa bình - Di nguyện của tổ tiên” sẽ được tổ chức vào lúc 20h (giờ Việt Nam), ngày 18/4 (tức ngày 10/3 âm lịch) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, với sự tham gia của kiều bào từ gần 50 quốc gia.
Tái hiện Tết Chôl Chnăm Thmây 2024 tại Thủ đô Hà Nội

Tái hiện Tết Chôl Chnăm Thmây 2024 tại Thủ đô Hà Nội

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
Trong những ngày này, đồng bào dân tộc Khmer đang rộn ràng đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây (diễn ra từ ngày 13-16/4/2024). Không có điều kiện vào vùng Nam Bộ dịp này, nhiều du khách, phật tử đã có mặt tại không gian chùa Kh’léang tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) để trải nghiệm hoạt động đón Tết cổ truyền, do đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng tái hiện.
Tin trong ngày - 16/4/2024

Tin trong ngày - 16/4/2024

Media - BDT - 2 giờ trước
Bản tin trong ngày củaBáo Dân tộc và Phát triển, ngày 16/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Cử tri và Nhân dân lo lắng về nhiều vấn đề dân sinh bức xúc trong xã hội. Ngọc Hồi (Kon Tum): Người dân khổ vì ô nhiễm rác thải. Người tiên phong đẩy lùi hủ tục ở vùng cao Thanh Hóa. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tin trong ngày - 16/4/2024

Tin trong ngày - 16/4/2024

Bản tin trong ngày củaBáo Dân tộc và Phát triển, ngày 16/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Cử tri và Nhân dân lo lắng về nhiều vấn đề dân sinh bức xúc trong xã hội. Ngọc Hồi (Kon Tum): Người dân khổ vì ô nhiễm rác thải. Người tiên phong đẩy lùi hủ tục ở vùng cao Thanh Hóa. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nghiện game có phải là một bệnh lý về tâm thần?

Nghiện game có phải là một bệnh lý về tâm thần?

Media - BDT - 3 giờ trước
Nghiện game không phải yếu tố tâm lý. Tuy nhiên, nghiện là một bệnh của não bộ làm biến đổi thể chất và tinh thần của người bệnh.Thống kê tại Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) cho thấy đang có sự gia tăng thanh thiếu niên nghiện game đến khám, điều trị nghiện game và các bệnh rối loạn tâm thần kèm theo. Vậy nghiện game có thể được xem là một bệnh lý về tâm thần, với các biểu hiện của rối loạn kiểm soát hành vi. Trong chương trình hôm nay, chúng tôi mong muốn sẽ cung cấp cho quý vị và các bạn một số cách xử trí đối với người nghiện game.
Gạo giả và bài toán uy tín, thương hiệu

Gạo giả và bài toán uy tín, thương hiệu

Sự kiện - Bình luận - Thanh Huyền - 3 giờ trước
Vấn đề gạo giả đã và đang gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến người tiêu dùng cũng như uy tín của ngành nông nghiệp Việt Nam. Để ngăn chặn hiện tượng này, cần có những biện pháp cụ thể và hiệu quả.
Nông dân Lai Châu thi hái, sao chè

Nông dân Lai Châu thi hái, sao chè

Phóng sự - Hà Minh Hưng - 3 giờ trước
Thi hái, sao chè là một trong các hoạt động sôi nổi tại “Lễ hội trà và Tuần Văn hóa du lịch huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu lần thứ nhất năm 2024”. Lễ hội nhằm tôn vinh, lưu giữ, phát triển giá trị của cây chè, người làm chè; gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm của người trồng, chế biến, sản xuất, kinh doanh chè ở Than Uyên. Đây là dịp để quảng bá tiềm năng kinh tế, thế mạnh du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, giới thiệu cây chè, sản phẩm trà Tân Uyên tới du khách.
Lệch chuẩn khi phụ huynh giải quyết bạo lực học đường bằng bạo lực

Lệch chuẩn khi phụ huynh giải quyết bạo lực học đường bằng bạo lực

Xã hội - Minh Nhật - 3 giờ trước
Các vụ bạo lực học đường xảy ra ngày càng nhiều, không chỉ học sinh bạo hành lẫn nhau, giáo viên bạo hành học sinh, phụ huynh hành hung giáo viên mà không ít phụ huynh bạo hành bạn học của con, đến nỗi phải nhập viện cấp cứu, chuyên gia cho rằng đây thực sự là một hệ quả của một chuỗi các hành vi lệch chuẩn.
Cách tra cứu điểm thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Cách tra cứu điểm thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Giáo dục - T.Hợp - 3 giờ trước
Ngày 15/4, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh công bố điểm thi đánh giá năng lực đợt 1. Để biết điểm thi, thí sinh làm theo các bước dưới đây để xem điểm thi đánh giá năng lực nhanh nhất.