Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Xây dựng đời sống văn hoá phải xuất phát từ nhu cầu của người dân

PV - 19:45, 04/01/2024

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh điều này khi chủ trì Hội nghị tổng kết của Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" năm 2023, phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2024, chiều 4/1.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Phong trào ""Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" đòi hỏi cách tổ chức thực hiện, phân công nhiệm vụ hết sức cụ thể - Ảnh: VGP/MK
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" đòi hỏi cách tổ chức thực hiện, phân công nhiệm vụ hết sức cụ thể - Ảnh: VGP/MK

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ quan trọng trong chăm lo đời sống văn hoá, tinh thần cho người dân, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá đặc sắc. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" được tổ chức sâu rộng, ở nhiều địa phương với hình thức đa dạng, phong phú.

Trong năm 2023, lĩnh vực văn hoá không chỉ nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, mà nhiều hoạt động, sự kiện văn hoá lớn đã được tổ chức.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được của phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", Phó Thủ tướng đề nghị thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương tập trung phân tích, đánh giá việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực văn hoá, gắn kết với các chương trình, nhiệm vụ kinh tế-xã hội. Đồng thời đề xuất các định hướng, nhiệm vụ trọng tâm, mang tính nền tảng, có tầm nhìn dài hạn, cách làm bài bản để nâng cao chất lượng đời sống văn hoá, tinh thần trong bối cảnh, tình hình mới có nhiều thay đổi; chủ động tham mưu, cập nhật các quan điểm, tư duy mới về lĩnh vực văn hoá trong quá trình tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc 40 năm đổi mới.

Phong trào nòng cốt trong xây dựng, phát triển văn hoá, con người

Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng cho biết, cùng với các phong trào thi đua yêu nước, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" tiếp tục được xác định là phong trào nòng cốt trong phát triển đất nước với những hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam thời kỳ mới, nhằm mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước toàn diện, đời sống nhân dân ấm no, hạnh phúc.

Trong năm 2023, công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện toàn diện, cụ thể, tạo chuyển biến tích cực và trở thành hoạt động xã hội rộng lớn, thiết thực góp phần xây dựng và phát triển đời sống văn hóa, kinh tế-xã hội.

Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng thôn, ấp, bản văn hóa được thực hiện với nhiều cách làm sáng tạo, phong phú, có trọng tâm, trọng điểm.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cùng các tổ chức thành viên đã tăng cường đổi mới công tác vận động, tuyên truyền nhân dân triển khai thực hiện các phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng năm thôn mới, đô thị văn minh", "Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc", "Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau"...

Nhiều phong trào thi đua đã trở thành điểm sáng, nhiều nội dung đã đi vào cuộc sống hàng ngày, được các cấp, các ngành, xã hội và người dân hưởng ứng, tham gia thực hiện tích cực, trách nhiệm.

Hoạt động văn hóa, văn nghệ và thể dục, thể thao quần chúng được duy trì phát triển, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt phong phú, lành mạnh của người dân. Hệ thống thiết chế văn hóa trong cả nước được các địa phương quan tâm đầu tư xây dựng và sửa chữa, nâng cấp. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Nhiều mô hình tự quản trong đấu tranh phòng, chống tội phạm được tổ chức thực hiện hiệu quả, như: "Xây dựng khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, trường học an toàn về an ninh, trật tự, không có tội phạm, tệ nạn xã hội", "Khu công nghiệp, cụm công nghiệp an toàn về an ninh trật tự", "Tổ xe ôm phòng, chống tội phạm", "Khu nhà trọ không có tội phạm, tệ nạn xã hội"...

Công tác xóa đói, giảm nghèo được các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo phong trào các cấp phối hợp thực hiện, đồng thời, tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia các tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới; hỗ trợ liên kết giữa hợp tác xã và hội nông dân với doanh nghiệp để phát triển các chuỗi liên kết có sức cạnh tranh; phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại;...

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh tầm quan trọng của cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho người dân, đối tượng của từng phong trào văn hoá có thể chủ động tham gia - Ảnh: VGP/MK
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh tầm quan trọng của cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho người dân, đối tượng của từng phong trào văn hoá có thể chủ động tham gia - Ảnh: VGP/MK

Các phong trào văn hoá phải có "đời sống" thực sự

Tại hội nghị, lãnh đạo một số bộ, ngành đã chia sẻ kinh nghiệm triển khai phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" trong ngành, lĩnh vực của mình; lựa chọn chủ đề, nhiệm vụ trọng tâm của năm 2024; bố trí nguồn lực phù hợp, kịp thời cho các hoạt động văn hoá…

Bên cạnh đó, các thành viên Ban Chỉ đạo cũng cho rằng, trong năm 2024, cần tăng cường công tác phối hợp, thực hiện các giải pháp xây dựng, triển khai phong trào văn hoá đồng bộ, hiệu quả. Kiên quyết đấu tranh với các hành vi phản văn hoá, lệch chuẩn về văn hoá. Tăng cường kiểm tra tình hình, kết quả thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" tại địa phương. Quan tâm đầu tư và có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu phát triển hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở; thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ công nhân ở các khu công nghiệp; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đánh giá chất lượng, hiệu quả sử dụng các công trình thiết chế văn hóa.

Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" có phạm vi, địa bàn hết sức rộng lớn, phong phú về hình thức, đa dạng về đối tượng tham gia, đòi hỏi cách tổ chức thực hiện, phân công nhiệm vụ hết sức cụ thể mới có thể đánh giá đầy đủ, chính xác, thiết thực.

Theo Phó Thủ tướng, để thực hiện nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài là xây dựng thiết chế văn hoá cơ sở, cần có quy định, định mức, chỉ tiêu cụ thể giao cho cấp uỷ, chính quyền các cấp (quy hoạch sử dụng đất, hạ tầng, bố trí nguồn vốn đầu tư, chi phí quản lý, vận hành…), với trách nhiệm giám sát của Ban Chỉ đạo phong trào các cấp, trong đó có Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính.

"Trong năm 2024, các thành viên Ban Chỉ đạo cần đề xuất các phong trào xuất phát từ nhu cầu, đòi hỏi cấp thiết của quần chúng nhân dân, có giải pháp thực thi đồng bộ, thống nhất, xuyên suốt, hình thành các mô hình, giá trị văn hoá gắn bó chặt chẽ với đời sống, sinh hoạt thường nhật", Phó Thủ tướng nói và nhấn mạnh tầm quan trọng của cơ chế, chính sách để nguồn lực Nhà nước sẽ kích hoạt, tạo điều kiện cho người dân, đối tượng chủ thể của từng phong trào văn hoá có thể chủ động tham gia.

Phó Thủ tướng cũng lưu ý, cần có cơ chế theo dõi, khảo sát, đánh giá, tổng hợp phong trào văn hoá trên cả nước, từ đó tổng kết, hoàn thiện cơ chế, chính sách và nhân rộng mô hình xây dựng đời sống văn hoá phù hợp với đặc trưng, bản sắc ở từng địa bàn, vùng, miền; đẩy mạnh phân cấp, khuyến khích, hỗ trợ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các hội, đoàn thể chính trị-xã hội, như Đoàn Thanh niên, Hội Người cao tuổi, Hội Khuyến học, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh… trong tập hợp lực lượng, phát động và thực hiện phong trào xây dựng đời sống văn hoá.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Tân Phú (Đồng Nai): Nỗ lực đưa tín dụng chính sách đến với người dân

Tân Phú (Đồng Nai): Nỗ lực đưa tín dụng chính sách đến với người dân

Kinh tế - Tiến Mạnh - 37 phút trước
Với vai trò là cầu nối giữa Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) với người dân, các Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) trên địa bàn huyện Tân Phú (Đồng Nai) vừa là kênh dẫn vốn xuống tận cơ sở, từng hộ dân, vừa giúp họ sử dụng vốn vay hiệu quả. Thông qua cầu nối Tổ tiết kiệm và vay vốn đã đưa tín dụng chính sách đến với người dân, quản lý vốn vay, góp phần đảm bảo chất lượng tín dụng chính sách của Nhà nước trên địa bàn huyện.
Ký ức buồn của những nạn nhân “việc nhẹ lương cao”

Ký ức buồn của những nạn nhân “việc nhẹ lương cao”

Media - Ngọc Chí - 38 phút trước
Từ những lời hứa hẹn “việc nhẹ, lương cao” với mức lương 1.000 USD/tháng, 4 nạn nhân là người DTTS ở tỉnh Kon Tum đã rơi vào bẫy của các đối tượng lừa đảo xuyên biên giới. Trải qua những ngày tháng đau khổ tột cùng tại các công ty lừa đảo bên Campuchia, các em đã được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa về địa phương.
Về nơi

Về nơi "đệ nhất danh trà"

Media - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Xã Tân Cương. TP. Thái Nguyên là vùng đất nổi tiếng với những đồi chè tươi tốt, với hương vị đặc trưng và chất lượng vượt trội. Chính mảnh đất này đã góp phần tạo dựng nên tên tuổi “Thái Nguyên - Đệ nhất danh trà".
Giữ vững tâm thế, hình ảnh cán bộ tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới

Giữ vững tâm thế, hình ảnh cán bộ tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới

Tin tức - Thuỳ Trang - Phan Anh - Phương Linh - 1 giờ trước
Đó là phát biểu của Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Dương Quyết Thắng tại Hội nghị trực tiếp kết hợp với trực tuyến từ Trung ương đến Phòng giao dịch cấp huyện về triển khai nhiệm vụ quý II/2025 của NHCSXH diễn ra vào sáng 04/4.
Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Công tác Dân tộc - Thanh Phong - 1 giờ trước
Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Mang thanh xuân lên miền biên ải

Mang thanh xuân lên miền biên ải

Xã hội - Thanh Hải - 1 giờ trước
Tôi chưa từng trải qua niềm phơi phới của những con người trẻ, mang thanh xuân lên miền biên ải để lập thân lập nghiệp. Nhưng khi gặp gỡ rồi giã biệt về xuôi, trong tôi cũng đã bừng lên khát vọng cống hiến và dấn thân; như những ca từ bay bổng, lãng mạn mà mình đã từng ngân nga: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta. Mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”.
Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn không ít khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm cao từ các cấp chính quyền, ngành chức năng và sự chung tay của người dân để nâng cao hiệu quả đầu tư.
Tuổi 8X thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm từ nghề làm nước mắm gia truyền

Tuổi 8X thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm từ nghề làm nước mắm gia truyền

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Dù đang có công việc tại Đà Nẵng với thu nhập ổn định, tuy nhiên anh Phạm Văn Bình (38 tuổi, ở xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) đã quyết định về quê để phát triển nghề làm nước mắm gia truyền của gia đình. Với doanh thu mỗi năm hơn 4 tỷ đồng, anh không chỉ có thu nhập khá, mà còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở quê hương.
Niềm vui trong những ngôi nhà “3 cứng”

Niềm vui trong những ngôi nhà “3 cứng”

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 có lẽ sẽ trở thành cái Tết không thể nào quên đối với nhiều hộ đồng bào DTTS ở tỉnh Quảng Bình. Bởi những ngày cận Tết, hàng loạt ngôi nhà “Đại đoàn kết” đủ tiêu chuẩn “3 cứng” đồng loạt hoàn thành, bàn giao để đồng bào kịp dọn về nhà mới.
Cầu tre, cầu khỉ - Ký ức một thời

Cầu tre, cầu khỉ - Ký ức một thời

Du lịch - Xuân Nhi - 1 giờ trước
Những cây cầu thô sơ như cầu tre, cầu khỉ, cầu dừa từng là dấu ấn không thể thiếu trong đời sống của người dân miền Tây Nam Bộ. Qua bao thăng trầm, những cây cầu ấy không chỉ là phương tiện giao thông mà còn trở thành biểu tượng văn hóa, in sâu trong ký ức của nhiều thế hệ.