Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé: Nỗ lực về đích nông thôn mới

Minh Thu - 17:50, 23/09/2019

Là xã vùng cao, biên giới, với trên 90% dân số là đồng bào dân tộc Hà Nhì, đời sống còn nhiều khó khăn, nhưng đến hết tháng 8/2019, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé (Điện Biên) đã hoàn thành 18/19 tiêu chí nông thôn mới (NTM). Còn tiêu chí về hộ nghèo, Đảng ủy, chính quyền xã đặt mục tiêu phấn đấu hoàn thành trong năm 2020 để về đích NTM.

Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé: Nỗ lực về đích nông thôn mới

Chăn nuôi đại gia súc là hướng đi thoát nghèo ở Sín Thầu.

Theo chân Bí thư Đảng ủy xã, chúng tôi đến bản Tả Kố Khừ khi bà con trong bản đang tập trung, chuẩn bị cho việc nhận hỗ trợ cây sa nhân. Chị Lỳ Hừ De, người dân bản Tả Kố Khừ hồ hởi: Cách đây mấy hôm, gia đình tôi được Trưởng bản thông báo đã có cây sa nhân của Nhà nước hỗ trợ cho vụ trồng 2019 nên ra đây để nhận. Năm nay nhà tôi được hỗ trợ 1.900 cây.

Gia đình chị De là 1 trong 9 hộ nghèo của bản được Nhà nước hỗ trợ cây sa nhân để trồng trong năm 2019. Cùng với bản Tả Kố Khừ, 36 hộ dân thuộc 4 bản trong xã đã được nhận hỗ trợ cây sa nhân. Trước đó, năm 2018, 18 hộ dân bản A Pa Chải và Lỳ Mà Tá cũng đã được hỗ trợ cây sa nhân (mỗi hộ 1.900 cây).

Bà Pờ Mỳ Lế, Bí thư Đảng ủy xã Sín Thầu cho biết, sa nhân là cây dược liệu quý được trồng dưới tán rừng già, sau 3 năm có thể cho thu hoạch. Năng suất trung bình của cây sa nhân đạt 100-200kg quả khô/ha/năm. Với giá bán 100.000-200.000 đồng/kg quả khô, cây sa nhân mang lại thu nhập khoảng 40 triệu đồng/ha. “Cây sa nhân có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng sẽ trở thành cây xóa đói, giảm nghèo cho người dân”, bà Lế khẳng định.

Theo bà Lế, hiện còn 1 tiêu chí cuối cùng của Chương trình NTM là tiêu chí về hộ nghèo, Đảng ủy, UBND xã Sín Thầu đang quyết liệt chỉ đạo các bản tập trung thực hiện phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Thực hiện Chương trình NTM, từ năm 2017 đến nay, xã Sín Thầu đã xây dựng 8 mô hình trồng cây sa nhân dưới tán rừng (tổng diện tích trên 30ha với 294 hộ tham gia).

Cùng với cây sa nhân, chăn nuôi đại gia súc đang là một hướng đi được Sín Thầu chú trọng. Theo thống kê từ Ban Chỉ đạo xây dựng NTM xã, Sín Thầu hiện có trên 10.000 con gia súc (trâu, bò, dê) tăng gần 1.000 con so năm 2017. Hộ nuôi ít có 2-3 con, trung bình thì vài chục con, hộ nhiều lên tới cả trăm con.

Một trong những điển hình thoát nghèo từ chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn là hộ ông Sùng Phì Sinh, bản Tả Kố Khừ. Ông Sinh cho biết trước đây, gia đình ông thuộc hộ nghèo. Thấy một số hộ trong bản trong xã chăn nuôi gia súc thoát được nghèo, ông bàn với vợ vay tiền họ hàng, bạn bè và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện mua 2 con bò sinh sản về nuôi. Từ 2 con bò mẹ, đàn gia súc tăng dần qua từng năm. Có ít vốn, ông mua thêm trâu sinh sản về nuôi. Bây giờ gia đình ông có hơn 200 con trâu, bò; thu nhập từ chăn nuôi gia súc khoảng 200 triệu đồng/năm.

Hiện, số hộ có 10-20 con trâu, bò chiếm khoảng 50% tổng số hộ dân trong xã (xã Sín Thầu có 335 hộ dân). Nuôi trâu, bò đã mở ra hướng xóa nghèo của Sín Thầu khi tỷ lệ hộ nghèo của xã hiện giảm xuống còn khoảng 39% (mỗi năm giảm được 7-8% hộ nghèo).

Với nguồn lực đầu tư của Trung ương, sự vào cuộc có trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và người dân, Sín Thầu đã khoác lên mình chiếc áo mới. Những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi đã thay thế cho những căn nhà tạm, lụp xụp trước đây. Đời sống đại bộ phận đồng bào đã có nét khởi sắc. Tổng lương thực bình quân đầu người của xã đạt hơn 400kg/người; thu nhập bình quân của bà con đạt 33 triệu đồng/năm 2018. Nhiều năm qua, Sín Thầu tự hào bởi có thành tích “bốn không” mà khó xã nào trong huyện Mường Nhé có được: Xã duy nhất trong toàn huyện không có người nghiện ma túy, không có tình trạng phá rừng, không di dịch cư tự do và không có truyền đạo trái pháp luật.

“Để về đích NTM, Sín Thầu cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển, trước mắt là việc đẩy mạnh chăn nuôi đại gia súc và phát triển cây sa nhân. Với quyết tâm cao nhất, chúng tôi đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ về đích NTM sau khi hoàn thành tiêu chí về thu nhập”, bà Pờ Mỳ Lế khẳng định.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Giữ “đặc sản” để nâng cao thu nhập cho đồng bào vùng cao

Giữ “đặc sản” để nâng cao thu nhập cho đồng bào vùng cao

Bát Xát là huyện 30a của tỉnh Lào Cai, ở các xã vùng cao của huyện có giống chè Shan được bà con trồng từ nhiều năm nay. Hiện nay, giá chè Shan đang có giá trị cao so với mặt bằng chung của thị trường chè. Để bảo tồn và phát triển giống chè quý, nâng cao thu nhập cho đồng bào các dân tộc, huyện đang tiếp tục triển khai nhiều giải pháp.
Tin nổi bật trang chủ
Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội

Tin tức - Việt Hải - Thùy Trang - Mai Hương - 3 giờ trước
Sáng 27/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc chủ trì buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của NHCSXH trong thời gian qua, định hướng, giải pháp hoạt động trong thời gian tới.
Nguồn vốn chính sách giúp người dân vùng khó vươn lên

Nguồn vốn chính sách giúp người dân vùng khó vươn lên

Chính sách Dân tộc - Thanh Phong - 6 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ 2021-2025, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều giải pháp triển khai chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ. Sau một thời gian triển khai, người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, tạo động lực thoát nghèo bền vững.
Đồi cát Nam Cương: “Tiểu sa mạc” độc đáo nhất Đông Nam Á

Đồi cát Nam Cương: “Tiểu sa mạc” độc đáo nhất Đông Nam Á

Du lịch - Thái Sơn Ngọc- Núi Xanh - 6 giờ trước
Đồi cát Nam Cương, thuộc địa phận xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, được giới chuyên môn du lịch ghi nhận là một trong những “tiểu sa mạc” độc đáo nhất Đông Nam Á. Nằm cách thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 8 km về hướng Nam, đồi cát Nam Cương thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá vẻ đẹp độc đáo của vùng cát bay ven biển Nam Trung Bộ.
Khung cảnh thần tiên giữa núi rừng Tà Má

Khung cảnh thần tiên giữa núi rừng Tà Má

Du lịch - Ngô Xuân Hiền - 6 giờ trước
Gần đây, suối Tà Má bỗng trở thành một điểm đến "hot" không chỉ của tỉnh Bình Định mà còn của cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Suối Tà Má thuộc làng Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định, tựa như nàng công chúa ngủ quên trong rừng bỗng chợt bừng tỉnh, đánh thức cả núi rừng.
Về nơi

Về nơi "đệ nhất danh trà" thưởng thức trà Ocop 5 sao

Kinh tế - Thúy Hồng - 6 giờ trước
Nằm cách thành phố Thái Nguyên 13km về phía Tây Nam, Tân Cương là vùng đất tạo ra các sản phẩm chè thơm ngon nổi tiếng, được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến. Vùng đất được mệnh danh “Đệ nhất danh trà” với nhiều sản phẩm trà ngon nức tiếng đã trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
Tự nguyện xin ra khỏi hộ nghèo, nông dân vươn lên thành tỷ phú

Tự nguyện xin ra khỏi hộ nghèo, nông dân vươn lên thành tỷ phú

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 25/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Quảng Nam ban hành chính sách hỗ trợ về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Thánh đường cổ kính của Việt Nam được thay ngói mới. Tự nguyện xin ra khỏi hộ nghèo, nông dân vươn lên thành tỷ phú. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núI.
Hòa Bình: Dồn toàn lực hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

Hòa Bình: Dồn toàn lực hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xã hội - Văn Hoa - 6 giờ trước
Với mong muốn giúp người nghèo, người yếu thế trong xã hội, đặc biệt là đồng bào DTTS và miền núi có nhà ở, ổn định cuộc sống, những năm qua, tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực xóa nhà tạm, nhà đột nát cho Nhân dân. Theo đó, đã có 1.975 nhà được xây mới, 223 nhà được sửa chữa. Qua rà soát, hiện nay, toàn tỉnh còn 996 nhà cần tiếp tục thực hiện xây mới, sửa chữa, tỉnh đã và đang thực hiện nhiều giải pháp dồn toàn lực phấn đấu hoàn thành việc xoá nhà tạm, nhà dột vào 30/6/2025.
Trao 200 xuất quà cho học sinh nghèo vượt khó ở Lào Cai

Trao 200 xuất quà cho học sinh nghèo vượt khó ở Lào Cai

Giáo dục - Trọng Bảo - 6 giờ trước
Ngày 27/3, tại thị xã Sa Pa (Lào Cai), Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đã trao tặng 200 xuất quà trị giá 200 triệu đồng cho các em học sinh vùng cao Lào Cai có hoàn cảnh khó khăn, vươn lên trong học tập. Dự buổi trao tặng có nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan - Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam.
Hợp tác nâng cao kiến thức, kỹ năng tài chính số cho sinh viên, thanh niên

Hợp tác nâng cao kiến thức, kỹ năng tài chính số cho sinh viên, thanh niên

Tin tức - Văn Hoa - Vũ Hường - 6 giờ trước
Nhằm phổ cập, nâng cao kiến thức, kỹ năng tài chính số cho sinh viên, thanh niên, giúp sinh viên, thanh niên quản lý tài chính cá nhân một cách khoa học, chủ động và hiệu quả, ngày 26/3, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) triển khai Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2025 - 2028.
Kon Tum: Bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo

Kon Tum: Bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo

Tin tức - Nguyễn Quang Vinh - 6 giờ trước
Tại thôn Kon Rơ Bang 1, xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể, UBND xã Vinh Quang tổ chức Lễ bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo thực hiện chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, cận nghèo hộ có khó khăn về nhà ở cho hộ gia đình ông A Nơch.
Hội thảo khoa học “Chính sách phát triển kinh tế vùng DTTS và miền núi - Thực trạng và những đề xuất cho dự thảo luật về lĩnh vực dân tộc”

Hội thảo khoa học “Chính sách phát triển kinh tế vùng DTTS và miền núi - Thực trạng và những đề xuất cho dự thảo luật về lĩnh vực dân tộc”

Chính sách Dân tộc - Phạm Tiến - 6 giờ trước
Ngày 27/3, tại TP. Huế, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tổ chức Hội thảo khoa học “Chính sách phát triển kinh tế vùng DTTS và miền núi - Thực trạng và những đề xuất cho Dự thảo luật về Lĩnh vực dân tộc”.