Kinh tế -
Thúy Hồng -
19:01, 24/12/2021 Ngày 24/12, Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ trực tuyến “Giải pháp phát triển sinh kế bền vững tại vùng đệm một số khu bảo tồn, vườn quốc gia”.
Bây giờ, người Arem đã được sinh sống trong những ngôi nhà sàn mái đỏ nổi bật bên kỳ quan Sơn Đoòng thay vì phải sinh sống trong rừng sâu, hang đá. Con đường đến trường của các em học sinh cũng được bê tông phẳng lỳ... Tuy nhiên, cần có thêm những chính sách “đòn bẩy”, những khát khao, động lực tự cường từ người Arem, người Bru Vân Kiều để Tân Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) vươn lên mạnh mẽ hơn.
Làm sao để di dời các hộ dân sinh sống trong rừng đặc dụng, ngăn chặn người dân cơi nới, mở rộng diện tích xâm lấn đất rừng cũng như sử dụng tài nguyên rừng bất hợp pháp là bài toán đang được các ngành chức năng tỉnh Vĩnh Phúc nỗ lực tìm lời giải. Hiện, bước đầu đã có những tín hiệu tích cực.
Để giải thoát gánh nặng làm việc cho voi nhà, Vườn quốc gia (VQG) Yok Đôn vừa phối hợp với Tổ chức Động vật châu Á ký kết thay thế hình thức cưỡi voi bằng mô hình du lịch sinh thái, thân thiện hơn để tìm hiểu vẻ đẹp, đặc tính, hành vi tự nhiên của voi... đó là ngắm, tắm cho voi. Đây được kỳ vọng là mô hình phát triển bền vững vừa đảm bảo kinh tế, vừa đảm bảo sức khỏe cho đàn voi.
Thủ tướng Chính phủ đã ra nghiêm lệnh đóng cửa rừng từ vài năm nay. Đây là một động thái mạnh mẽ nhằm bảo vệ những cánh rừng còn sót lại của Việt Nam. Thế nhưng, thời gian qua nhiều nơi gỗ vẫn bị tuồn ra ngoài, những cây cổ thụ liên tục bị đốn hạ.
Cuối năm 2017, một số cơ quan báo chí, trong đó có Báo Dân tộc và Phát triển đã có nhiều bài viết liên quan đến công tác bảo vệ rừng tại Vườn quốc gia Cúc Phương. Đặc biệt, trong số báo 79 ra ngày 12/12/2017 Báo Dân tộc và Phát triển, có đăng bài viết: “ Lâm tặc xẻ thịt Vườn quốc gia Cúc Phương”. Bài viết phản ánh, hàng loạt cây gỗ quý tại Vườn quốc gia (VQG) Cúc Phương thuộc xã Thành Yên, huyện Thạch Thạch, tỉnh Thanh Hóa bị “lâm tặc” đốn hạ không thương tiếc. Trước dư luận của người dân và phản ánh từ cơ quan báo, Tổng cục Kiểm lâm và Kiểm lâm vùng đã thành lập đoàn kiểm tra.
Ða dạng sinh học (ÐDSH) có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường.