Media -
BDT -
17:00, 16/12/2023 Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm mua bán người đang diễn biến hết sức phức tạp và có chiều hướng gia tăng về số vụ, tính chất nghiêm trọng với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự xã hội. Tội phạm mua bán người đã trực tiếp xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người mà đối tượng tác động chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là tại vùng DTTS. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển hôm nay sẽ bàn về Vấn nạn mua bán người tại vùng DTTS và miền núi: Cuộc chiến còn gian nan.
Thực hiện Đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn giai đoạn II (2021-2025) với sự vào cuộc của các sở, ban ngành, địa phương và đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh Bình Dương đã đạt được những kết quả tích cực.
An Giang là một tỉnh thuộc miền Tây Nam bộ, trước đây đời sống của đồng bào dân tộc thiếu số (DTTS) còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí hạn chế, về hậu quả từ việc tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Tuy nhiên, những năm gần đây, với sự vào cuộc tích cực của các cấp chính quyền tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết trong đồng bào DTTS đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Những năm qua, Nghệ An đã có nhiều chủ trương, chính sách và nỗ lực của cả hệ thống chính trị nhằm hỗ trợ phụ nữ vùng DTTS trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và bảo đảm quyền của phụ nữ. Trong đó, với mục tiêu quyết tâm cao nhất là xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống cho hội viên.
Media -
BDT -
17:00, 02/12/2023 Trên thế giới, Việt Nam là 1 trong số 34 quốc gia phải đối mặt nhiều nhất với gánh nặng suy dinh dưỡng. Thông tin từ Bộ Y tế cho thấy, mỗi năm cả nước có khoảng 230 nghìn trẻ em Việt Nam bị bệnh suy dinh dưỡng cấp tính nặng, trong đó có khoảng 50 nghìn ca là người DTTS. Trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính nặng có nguy cơ tử vong cao gấp 20 lần so với trẻ bình thường, đủ dinh dưỡng. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng vùng DTTS và miền núi vẫn đang chiếm tỷ lệ cao so với trung bình cả nước. Chuyên mục Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về Suy dinh dưỡng ở vùng DTTS và miền núi: Còn nhiều thách thức.
Nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ, tỉnh Gia Lai đã triển khai các chương trình và thực hiện nhiều giải pháp, trong đó Gia Lai đang tích cực triển khai Dự án 7 chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng - chống SDD trẻ em. Đây là 1 trong 10 dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719)
Những năm qua, mặc dù công tác phòng, chống suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em tại tỉnh Gia Lai được chú trọng. Tuy nhiên, Gia Lai vẫn là một trong những địa phương có tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD thể nhẹ cân và tỷ lệ SDD thể thấp còi cao so với mức trung bình của cả nước. Thực tế này, đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm hành động của cả hệ thống chính trị, hướng tới dinh dưỡng hợp lý và tăng cường sức khỏe cho cộng đồng, góp phần nâng cao tầm vóc, thể lực và trí tuệ của người dân toàn tỉnh trong thời gian tới.
Media -
BDT -
17:00, 25/11/2023 Với lịch sử lâu đời về sử dụng cây dược liệu trong thực tiễn y tế và sự phát triển của khoa học công nghệ, cây dược liệu ở Việt Nam là một kho tàng quý giá để tạo ra các sản phẩm thuốc chữa bệnh, thực phẩm thực dưỡng, đồ uống, hóa mỹ phẩm… Theo Cục Quản lý Y - Dược cổ truyền - Bộ Y tế, hàng năm, tổng số dược liệu được sử dụng trong ngành Y tế nước ta ước tính khoảng 100.000 tấn/năm, với tổng giá trị thị trường trên 400 triệu USD/năm. Mặc dù có tiềm năng lớn nhưng ngành Dược liệu của nước ta vẫn đang trong giai đoạn non trẻ và còn nhiều khó khăn. Chuyên mục Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về: Phát triển kinh tế dược liệu tại vùng DTTS: Tiềm năng lớn nhưng nhiều thách thức.
Sáng 27/10, tại TP. Hải Phòng, Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) đã tổ chức Hội thảo kỹ thuật về xây dựng, hoàn thiện Báo cáo rà soát các chính sách liên quan vùng, con người vùng DTTS và miền núi. Tham dự Hội thảo có đại diện Ban Dân vận Trung ương, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Hội Liên hiệp Phụ nữ, cùng đại diện lãnh đạo các vụ, đơn vị của Ủy ban Dân tộc, Ban Dân tộc các tỉnh, thành phố phía Bắc.
Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719), các Ban Giám sát đầu tư cộng đồng đã phát huy tốt vai trò đại diện cho Nhân dân trong giám sát thi công các công trình đầu tư cơ sở. Qua đó, góp phần đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch và hiệu quả sau đầu tư của Chương trình MTQG 1719.
Media -
BDT -
17:00, 30/09/2023 Không chỉ dừng lại ở việc dựng màn kịch để lừa đảo, chiếm đoạt số tiền "khủng" của người dân tại các đô thị lớn, thời gian gần đây lừa đảo trực tuyến đã mở rộng địa bàn, tấn công vào vùng DTTS và miền núi. Vấn đề không mới, nhưng nơi người dân còn hạn chế trong tiếp cận công nghệ thông tin và loại tội phạm này lại liên tục thay đổi thủ đoạn, hoạt động ngày càng tinh vi, khiến nhiều người dân đã bị sập bẫy. Chuyên mục Vấn đề sự kiện tuần này của Báo Dân tộc và Phát triển sẽ bàn về vấn đề “Vòi bạch tuộc” tội phạm công nghệ cao vươn dài tới vùng DTTS.
UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) vừa tổ chức biểu dương, tôn vinh 100 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi lần thứ Nhất, năm 2023. Đây là huyện đầu tiên của tỉnh Bắc Giang tổ chức biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS.
Thực hiện Dự án chăm sóc sức khỏe Nhân dân trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tại địa phương, UBND tỉnh Gia Lai đã có kế hoạch triển khai với tổng số nguồn vốn gần 12 tỷ đồng.
Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn 1: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), Ủy ban Dân tộc đã luôn chủ động nắm bắt khó khăn, vướng mắc của các địa phương thông qua những chuyến kiểm tra, làm việc thực tế tại địa phương, nắm bắt, tiếp thu ý kiến tại các hội nghị, hội thảo. Qua đó, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã kịp thời đưa ra giải pháp tháo gỡ nhằm triển khai Chương trình đạt mục tiêu kế hoạch đề ra.
Thực hiện Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỉnh Yên Bái đã chú trọng áp dụng nhiều giải pháp thực hiện công tác xóa mù chữ hiệu quả.
Làm việc với tỉnh Kon Tum, Thủ tướng nhấn mạnh mục tiêu phát triển Kon Tum nhanh, mạnh, toàn diện, bền vững hơn nữa; giữ vững quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở vùng dân tộc, tôn giáo, biên giới, dứt khoát không để bị động, bất ngờ; xây dựng phòng tuyến hợp tác và cạnh tranh về kinh tế quốc tế bình đẳng, lành mạnh, hiệu quả; bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc trên địa bàn.
Ngày 8/8, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam vừa ký Quyết định 2441 ban hành Chiến lược truyền thông về bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em DTTS giai đoạn 2023 - 2025 và định hướng đến 2030. Chiến lược nhằm tăng cường các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về biểu hiện của khuôn mẫu giới, định kiến giới và phân biệt đối xử về giới, tăng cường trách nhiệm lồng ghép giới, thực hiện bình đẳng giới cho các cơ quan, ban ngành thực hiện các dự án và tiểu dự án trong Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Là một sân chơi truyền thông chuyên biệt, cuộc thi Nhà Truyền thông tài ba - IC Master 2023 đã chính thức mở đơn đăng ký mùa 11 cho sinh viên toàn quốc. Sự kiện là sân chơi sáng tạo dành cho sinh viên cả nước trong lĩnh vực truyền thông, do Học viện Ngoại giao tổ chức. Đặc biệt sự kiện năm nay sẽ lựa chọn 4 tỉnh vùng DTTS để thực hiện các dự án quảng bá thương hiệu sản phẩm địa phương.
Media -
Trần Thọ -
17:58, 28/07/2023 Ngày nay, Chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh ngay từ giai đoạn chuẩn bị mang thai đến khi sinh con, nuôi con là một quá trình cần có kiến thức và sự quan tâm đúng mức để đứa trẻ sinh ra được khỏe mạnh, phát triển bình thường. Những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, sự hỗ trợ từ các bộ, ngành, của cấp ủy và chính quyền các cấp cũng như của các tổ chức quốc tế, sự nỗ lực của ngành Y tế, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em. Tuy nhiên, tại các vùng đồng bào DTTS công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em vẫn chưa được bảo đảm.
Tin tức -
Trí Phương -
08:10, 21/07/2023 Theo kế hoạch mới ban hành, trong năm 2023, huyện vùng cao Võ Nhai (Thái Nguyên) sẽ dành trên 121 tỷ đồng đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.