Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Vợ chưa chắc biết tài sản của chồng, có cán bộ giàu nhưng không lộ

PV - 09:29, 12/03/2018

“Nhiều ý kiến nói rằng nhà cửa chứ có phải cái kim sợi chỉ đâu mà giấu được! Nhưng thực tế không phải thế, vợ chưa chắc biết chồng có gì!”. Ông Nguyễn Mạnh Cường – Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội nêu thực tế trên khi đề cập vấn đề xử lý tài sản bất thường của cán bộ trong dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi).

Không hợp thức hoá tài sản bất minh của quan chức

PV: Đối với tài sản mà người sở hữu có được một cách bất thường, không giải trình được hoặc giải trình không hợp lý về nguồn gốc hợp pháp thì đến nay vẫn chưa có quy định xử lý, trong khi đây là những tài sản tiềm ẩn nguy cơ có nguồn gốc từ tham nhũng, vi phạm pháp luật. Do đó, việc đặt vấn đề này ra khi sửa luật là điều không thể không làm, thưa ông?

Ông Nguyễn Mạnh Cường: Hiện nay pháp luật của ta đã có quy định về xử lý tài sản tham nhũng, tức là tài sản do phạm tội mà có. Nhưng với tài sản không rõ nguồn gốc thì hiện nay ta chưa có quy định. Vì tài sản bất thường và anh không giải trình được nguồn gốc nên nó là khối tài sản tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ là tài sản từ tham nhũng, tài sản do phạm tội mà có.

"Tôi nghĩ rằng nếu anh không giải trình được nguồn gốc một cách hợp lý thì tức là tài sản không phải của anh, nếu thế thì tịch thu về Nhà nước" "Tôi nghĩ rằng nếu anh không giải trình được nguồn gốc một cách hợp lý thì tức là tài sản không phải của anh, nếu thế thì tịch thu về Nhà nước"

Quan điểm khi chúng tôi nghiên cứu vấn đề này là phải có sự phân loại rõ: Có loại tài sản nếu kê khai không trung thực nhưng qua xác minh có nguồn gốc hợp pháp, do công sức lao động của người ta mà có thì không nên đặt vấn đề tịch thu vì đó là sở hữu hợp pháp, mà chỉ nên đặt vấn đề kỷ luật cán bộ công chức về việc anh không trung thực với Nhà nước.

Loại thứ hai là anh kê khai không trung thực và và không giải trình được nguồn gốc thì phải xử lý. Loại thứ 3 là có kê khai nhưng khi người ta nghi ngờ và yêu cầu giải trình nguồn gốc nhưng anh không giải trình được thì cũng phải xử lý.

Quan điểm của Chính phủ cho rằng coi đây là nguồn thu tăng thêm một cách bất thường so với khối tài sản hiện hành và chưa nộp thuế thu nhập nên phải đánh thuế thu nhập (lên đến 45% giá trị tài sản). Phải giả định người đang quản lý khối tài sản nào đó thì tài sản đó là của người ta, trừ khi chứng minh được nó là khối tài sản bất hợp pháp.

Cá nhân tôi cho rằng đây là vấn đề liên quan đến quyền sở hữu, muốn tước đoạt nó thì phải bằng con đường tư pháp, qua toà án, qua trình tự tố tụng với các bên tranh tụng, qua đó toà án sẽ phán quyết việc giải trình hợp lý hay không, tài sản đó thuộc về ai.

Tôi nghĩ rằng nếu anh không giải trình được nguồn gốc một cách hợp lý thì tức là tài sản không phải của anh, nếu thế thì tịch thu về Nhà nước. Còn chỗ này chúng ta không đặt vấn đề trách nhiệm hình sự, trừ khi chứng minh được tài sản tham nhũng hoặc tài sản do phạm tội mà có. Còn anh không đồng ý thì khởi kiện ra toà để toà giải quyết.

Tuy vậy, thực sự để cho toà có thể phán quyết rằng giải trình nguồn gốc tài sản có hợp lý hay không thì chúng ta phải tăng cường kiểm soát tài sản, thu nhập của toàn xã hội và công chức thì mới có căn cứ để quyết.

PV: Có ý kiến cho rằng truy thu thuế là công nhận tài sản bất minh, thậm chí còn tạo khe hở “rửa tiền”. Không thể truy thu thuế tài sản bất minh vì như thế chẳng khác nào dung túng cho tham nhũng còn đất sống. Quan điểm của ông thế nào?

Ông Nguyễn Mạnh Cường: Thực ra Chính phủ đã lường trước vấn đề này và quy định rõ chỉ là tạm tính. Vì là tài sản không chứng minh được nguồn gốc và cũng không chứng minh được nó bất hợp pháp nên phải giả định tài sản mà người ta đang quản lý là sở hữu hợp pháp để truy thu thuế.

Dự thảo Luật quy định rõ việc nộp thuế vẫn không loại trừ trách nhiệm hình sự và các trách nhiệm khác, cũng không hợp thức hoá tài sản đó. Bằng những quy định đó thì có thể khẳng định, việc nộp thuế không có nghĩa là hợp thức hoá tài sản bất minh, mà trước mắt chúng ta tạm thu một khoản tiền do anh có thu nhập tăng thêm nhưng giải trình chưa hợp lý.

Tôi không tán thành lắm với phương án đó. Tôi nghĩ chúng ta phải mạnh dạn, như ở nhiều nước họ coi đó là tội phạm. Để làm được điều đó phải rất minh bạch, chứng minh được việc giải trình phi lý. Nếu người ta vẫn chứng minh được có phần có lý thì luôn phải suy đoán có lợi cho người ta.

Có nhiều tài sản nhưng chưa chắc đã lộ

PV: Điều quan trọng là khiến mọi tài sản bất minh của quan chức phải bị lộ ra ngoài ánh sáng, để chúng ta không còn phải nghe cách giải thích biệt phủ, siêu xe được mua do chạy xe ôm, nuôi lợn gà và bán chổi…?

Ông Nguyễn Mạnh Cường: Điều này liên quan đến vấn đề kê khai tài sản. Muốn rõ thì phải kê khai. Cán bộ công chức phải có nghĩa vụ kê khai tài sản một cách trung thực, nếu anh không kê khai trung thực thì đã có quy định xử lý.

Người ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND kê khai không trung thực thì sẽ loại ra khỏi danh sách ứng cử, người đã được bổ nhiệm thì không được tiếp tục bổ nhiệm, người ứng cử để bổ nhiệm vào các chức danh Nhà nước thì không được bổ nhiệm, công chức kê khai không trung thực thì bị kỷ luật.

PV: Để tài sản minh bạch thì có ý kiến cho rằng cần phải công khai rộng rãi bản kê khai tài sản để báo chí, dư luận có quyền giám sát khi cần thiết; quan chức phải giải trình công khai về những tài sản bị nghi vấn. Nhưng hình như dự thảo thiên về việc chỉ công khai ở nơi thường xuyên làm việc, công tác? Quan điểm của ông thế nào?

Ông Nguyễn Mạnh Cường: Hiện nay dự thảo quy định công khai bản kê hai tại nơi làm việc, nơi công tác; với người ứng cử ĐBQH và đại biểu HĐND thì công khai tại hội nghị cử tri và nơi cư trú. Chúng tôi cho rằng cái đó ở gốc độ nào đó đã thể hiện sự công khai, nhưng cần tiếp tục nghiên cứu. Đây là nội dung quan trọng để chúng ta biết và giám sát.

Đã công khai thì ta phải quy định rất chặt chẽ, vì bản kê khai tài sản cho thấy sự trung thực của cán bộ công chức đối với Nhà nước, nhưng bên cạnh đó, nó cũng chứa đựng vấn đề liên quan tới bí mật cá nhân của từng con người, liên quan tới sự an toàn về tài sản của từng cá nhân. Chúng ta cũng phải quan tâm bảo vệ lợi ích của người kê khai nữa.

Tôi cũng đã nghe nhiều ý kiến nói rằng nhà cửa chứ có phải cái kim sợi chỉ đâu mà giấu được! Nhưng thực tế hiện nay không phải thế, vợ chưa chắc biết chồng có gì, con chưa chắc biết bố mẹ có gì. Có những người có tài sản nhưng không lộ ra, nhất là tài sản bây giờ nằm dưới nhiều hình thức chứ có phải như ngày xưa đâu!

"Việc nộp thuế không có nghĩa là hợp thức hoá tài sản bất minh" "Việc nộp thuế không có nghĩa là hợp thức hoá tài sản bất minh"

PV: Dư luận hay nói đến vấn đề sân sau, quan chức tuồn tài sản cho người thân, con cái để hợp thức hoá tài sản thì giải quyết thế nào trong Luật này?

Ông Nguyễn Mạnh Cường: Đây là vấn đề tranh luận rất gay gắt, rất khó xử lý. Chúng ta phải tiến tới kiểm soát thu nhập của toàn xã hội mới giải quyết được thấu đáo được việc đó.

Có ý kiến cho rằng cán bộ phải kê khai tài sản của vợ, con đã thành niên, cha mẹ, của anh em… Nhưng chuyện này rất khó, không thực tiễn. Vì mỗi người trưởng thành tự chịu trách nhiệm với hành vi của mình. Tôi là cán bộ công chức tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm kê khai tài sản của mình, nhưng tôi không thể chịu trách nhiệm về kê khai tài sản của con tôi.

Ví dụ con tôi có tài sản nhưng nó không nói cho tôi, bố mẹ tôi có tiền nhưng không cho tôi biết, đến khi phát hiện ra những việc đó lại kỷ luật tôi à? Cái đó thì không được, do đó dự thảo Luật chỉ quy định cán bộ công chức có trách nhiệm kê khai tài sản của mình, vợ và con chưa thành niên còn phụ thuộc vào mình.

Luật đã là “hổ có răng”?

PV: Có nhiều ý kiến bình luận Luật PCTN của ta như "hổ không răng", có nghĩa luật quy định chế tài xử phạt rất nặng nhưng các biện pháp phòng ngừa, truy cứu lại thiếu tính khả thi. Qua việc tiếp thu lần này, quan điểm của ông thế nào?

Ông Nguyễn Mạnh Cường: Luật của chúng ta về cơ bản, ngay từ khi xây dựng cũng có thể nói đó là luật tiến bộ, theo sát công ước quốc tế về PCTN. Tuy nhiên, trong bối cảnh của Việt Nam cũng như trong tổ chức thực thi, có ý kiến cho rằng Luật PCTN như “hổ không răng”, tính khả thi chưa cao nên lần sửa đổi này luật đã khắc phục tính hình thức, khắc phục những cái kém hiệu quả, thể hiện ở mấy điểm mới:

Thứ nhất là tăng cường thêm quy định về kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập. Trước đây nhận định việc này còn hình thức nên lần này tập trung vào đó. Chúng ta sửa đổi cả cơ quan kiểm soát tài sản thu nhập. Trước đây cơ quan nào tự làm cơ quan đó, có ý kiến ngành nào tự làm ngành đó, nhưng thử hỏi ông làm Vụ tổ chức cán bộ của ngành, cơ quan có kiểm soát được tài sản của các lãnh đạo ở đó không, như thế rất khó. Nên luật hướng đến có 1 cơ quan độc lập một cách tương đối, đứng ở phía ngoài kiểm soát tài sản thu nhập. Đó là một trong những giải pháp làm cho việc kiểm soát tài sản minh bạch hơn.

Thứ hai, chúng ta dồn sức tập trung vào những đối tượng có nguy cơ tham nhũng cao hơn, thay vì việc trước đây chúng ta rải ra kiểm soát tất cả đối tượng. Số lượng kê khai được mở rộng nhưng tập trung hơn vào những người có hệ số chức vụ cao, hoặc những người ở vị trí, lĩnh vực có nguy cơ xảy ra tham nhũng thì đặt trong diện kiểm soát chặt hơn. Làm thế tính khả thi sẽ tăng lên.

Thứ 3 là căn cứ tiến hành xác minh tài sản, thu nhập rộng hơn so với trước đây. Trước đây chỉ khi nào có khiếu nại tố cáo hoặc có yêu cầu của cơ quan NN có thẩm quyền thì mới tiến hành xác minh tài sản, thu nhập, nhưng lần này Chính phủ đề xuất tiến hành xác minh tài sản thu nhập thông qua kiểm tra xác suất, tức là có thể tiến hành xác minh bất kỳ ai, nếu kê khai không trung thực thì rất dễ rơi vào tầm ngắm. Đó là phương án mang tính răn đe cao. Hoặc quy định những người được bổ nhiệm thì phải qua xác minh tài sản nên đòi hỏi anh phải trung thực hơn.

Thứ 4, trước đây khi thấy kê khai không trung thực, giải trình nguồn gốc không hợp lý thì chỉ kỷ luật được về Đảng và chính quyền nhưng khối tài sản đó chưa có căn cứ xử lý. Lần này ta đưa vào quy định để xử lý vấn đề đó. Như thế là tăng cường tính khả thi so với hiện nay.

Cùng với đó là tăng cường các quy định về người đứng đầu, xử lý người vi phạm pháp luật về PCTN. Bất cập trước đây là người đứng đầu nào kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng lại phải chịu trách nhiệm cho việc để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của mình nên dễ dẫn đến che đậy, tự giải quyết với nhau. Nhưng giờ có quy định trong trường hợp anh tích cực chống tham nhũng, kịp thời ngăn chặn, trừng trị thì anh được miễn trách nhiệm.... Bên cạnh đó là quy định về trách nhiệm giải trình công khai; thanh toán qua tài khoản...

Tất cả những gì qua thực tiễn chúng ta đánh giá còn hạn chế, bất cập thì lần này dự thảo Luật đã đề ra phương án, giải pháp giải quyết các bất cập đó, tuy rằng chưa hoàn toàn phù hợp hay thoả đáng.

PV: Xin cảm ơn ông!./.

THEO VOV

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ Chương trình MTQG 1719

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ Chương trình MTQG 1719

Từ nguồn lực của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I; từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), nhiều địa phương trên cả nước đã xây dựng, nhân rộng mô hình sinh kế bền vững với hiệu quả kinh tế cao.
Tin nổi bật trang chủ
Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ Chương trình MTQG 1719

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 2 phút trước
Từ nguồn lực của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I; từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), nhiều địa phương trên cả nước đã xây dựng, nhân rộng mô hình sinh kế bền vững với hiệu quả kinh tế cao.
Giải đua ngựa truyền thống Cao nguyên trắng Bắc Hà lần thứ 18 diễn ra vào tháng 6

Giải đua ngựa truyền thống Cao nguyên trắng Bắc Hà lần thứ 18 diễn ra vào tháng 6

Tin tức - Ngọc Vân - 4 phút trước
Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà (Lào Cai) mở rộng lần thứ 18 năm 2025 với chủ đề "Nghiêng say Vó Ngựa cao nguyên" sẽ diễn ra trong tháng 6. Hoạt động này góp phần bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia; đồng thời làm phong phú thêm sản phẩm du lịch của địa phương, thu hút du khách đến với Bắc Hà.
Giữ vững và phát huy thành quả phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS

Giữ vững và phát huy thành quả phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Tùng Nguyên - 1 giờ trước
Nghị định số 66/2025/NĐ-CP đã bổ sung chính sách hỗ trợ trẻ em nhà trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non. Sự bổ sung này không chỉ góp phần giữ vững và phát huy thành quả xoá mù chữ, phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS và miền núi mà còn bảo đảm công bằng trong thụ hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Lý Sơn - Sôi động mùa du lịch

Lý Sơn - Sôi động mùa du lịch

Du lịch - Đình Quang - 1 giờ trước
Tháng Ba, mùa trời êm biển lặng, mùa cá chuồn bay giỡn nước, mùa ngư dân huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, cũng là mùa du lịch đẹp nhất trong năm.
Rà soát một số nội dung điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Rà soát một số nội dung điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Sáng 3/4, tại Hà Nội, Bộ Dân tộc và Tôn giáo tổ chức họp rà soát một số nội dung liên quan đến điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Vinh Tơr chủ trì cuộc họp. Tham dự cuộc họp có đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài Chính, Ngân hàng Nhà nước, đại diện các bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện các dự án của Chương trình.
Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tái hiện không gian Chợ phiên vùng cao tại Hà Nội. Lễ hội bắt cá Nặm Đăm. Tâm huyết giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tập huấn Quy chế và nghiệp vụ tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Tập huấn Quy chế và nghiệp vụ tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Giáo dục - Minh Anh - 1 giờ trước
Ngày 3/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội nghị tập huấn Quy chế và nghiệp vụ tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Bình Định: Chuẩn bị tổ chức Lễ hội Văn hóa Ẩm thực lần thứ II

Bình Định: Chuẩn bị tổ chức Lễ hội Văn hóa Ẩm thực lần thứ II

Ẩm thực - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch về việc chuẩn bị tổ chức Lễ hội Văn hóa Ẩm thực lần thứ II, năm 2025.
Đắk Lắk xúc tiến, quảng bá du lịch tại Phú Yên

Đắk Lắk xúc tiến, quảng bá du lịch tại Phú Yên

Du lịch - Lê Hường - 1 giờ trước
Trong 6 ngày, từ 30/3 - 4/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tham gia gian hàng quảng bá, trưng bày giới thiệu sản phẩm du lịch, văn hóa Đắk Lắk nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Phú Yên (1/4/1975 - 1/4/2025), tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
Tăng cường cơ sở nội trú cho học sinh DTTS

Tăng cường cơ sở nội trú cho học sinh DTTS

Công tác Dân tộc - Sỹ Hào - 1 giờ trước
Để theo đuổi con chữ, một bộ phận học sinh (HS) ở vùng sâu, vùng xa vẫn phải băng rừng, lội suối, vượt qua những cung đường đầy trắc trở. Vì vậy, việc tăng cường cơ sở nội trú cho HS là nhiệm vụ cấp bách được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao cho các bộ, ngành, địa phương tại Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập Bộ Dân tộc và Tôn giáo ngày 1/3/2025.
“Khởi đầu khỏe mạnh, tương lai tươi sáng”

“Khởi đầu khỏe mạnh, tương lai tươi sáng”

Sức khỏe - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Đó là chủ đề Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Sức khỏe Thế giới năm 2025, do Bộ Y tế phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam tổ chức sáng 3/4, tại Hà Nội.