Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Vấn nạn ma túy vẫn "nóng" ở vùng biên giới tỉnh Điện Biên

Hiếu Anh - 14:53, 05/04/2022

Theo báo cáo mới đây từ Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên, do chịu tác động trực tiếp từ khu vực “Tam giác Vàng”, tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh vẫn hết sức phức tạp. Tội phạm mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy xuyên quốc gia từ Lào vào địa bàn tỉnh tiêu thụ và trung chuyển đi các tỉnh, thành phố khác, hoặc sang nước thứ ba vẫn tiếp diễn, nhất là tại các địa bàn trọng điểm trên tuyến biên giới, vùng giáp ranh.

Vùng biên giới Pa Thơm là một trong những điểm nóng về ma túy
Vùng biên giới Pa Thơm là một trong những điểm nóng về ma túy

Nhiều địa bàn phức tạp

Điện Biên là tỉnh miền núi, biên giới phía Tây Bắc, với diện tích tự nhiên 9.562,9 km2 , có đường biên giới với hai nước Lào và Trung Quốc dài 455,573km (Lào là 414,712 km; Trung Quốc là 40,861 km).

Thời gian qua, tình hình tội phạm ma túy “nóng” nhất ở tuyến biên giới, vùng giáp ranh với các tỉnh Bắc Lào như: Xã Na Ư, Mường Nhà, Pa Thơm, Thanh Hưng, Mường Pồn (huyện Điện Biên); Si Pha Phìn, Nà Hỳ (huyện Nậm Pồ). Loại ma túy thẩm lậu vào địa bàn chủ yếu là Heroin và ma túy tổng hợp.

Qua công tác nắm tình hình tại khu vực biên giới của Lào đối diện với Điện Biên (bản Pa Hốc, huyện Mường Mày, tỉnh Phông Sa Ly; bản Na Luông, Huổi Ven, huyện Phôn Thoong, tỉnh Luông Pha Băng, Lào) giá heroine, ma túy tổng hợp có loại giảm 50 - 70% so với trước khi có dịch Covid-19, nguồn ma túy rất dồi dào. Do đó, các đối tượng người Lào đã mua bán heroine và ma túy tổng hợp từ khu vực “Tam giác Vàng” về tập kết ngay tại biên giới giáp tỉnh Điện Biên. Các đối tượng lợi dụng địa hình núi cao, vực sâu, băng qua các tuyến đường mòn trên tuyến biên giới để vận chuyển vào Điện Biên.

Hoạt động của tội phạm ma túy rất tinh vi, xảo quyệt. Đối tượng phạm tội hết sức manh động, luôn chuẩn bị vũ khí nóng sẵn sàng chống trả lực lượng chức năng khi bị phát hiện, truy bắt.

Phương thức, thủ đoạn liên lạc của tội phạm ma túy có nhiều thay đổi, sử dụng nhiều điện thoại di động khác nhau, liên tục thay sim, đổi máy di động, liên lạc qua mạng xã hội như Zalo, Messenger... sử dụng các phương tiện giao thông như xe máy, ô tô con, xe khách để vận chuyển ma túy nhằm tránh sự phát hiện, kiểm tra của các cơ quan chức năng.

Một số đối tượng cầm đầu đường dây ở Điện Biên dùng thủ đoạn chia cắt việc vận chuyển ma túy, thuê nhiều nhóm khác nhau (nhóm này không biết nhóm kia). Đa số những người vận chuyển thuê là người DTTS, tuổi đời còn rất trẻ, thiếu việc làm, nhận thức còn hạn chế.

Tính đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 8.766 người nghiện ma túy. Trong đó 7.855 người nghiện ở ngoài xã hội, 506 người nghiện trong trại tạm giam, nhà tạm giữ và 405 người đang cai nghiện tại các Trung tâm chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội của tỉnh. Nhiều đối tượng nghiện ma túy tham gia các hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy và trộm cắp, cướp, cướp giật tài sản...  gây phức tạp về an inh trật tự trên địa bàn. Tình trạng trồng, tái trồng cây thuốc phiện trên địa bàn tỉnh tiếp tục được kiềm chế, nhưng vẫn diễn ra tại địa bàn vùng sâu, khu vực giáp ranh tại một số huyện như: Nậm Pồ, Mường Ảng, Tủa Chùa, Điện Biên Đông.

Cần tuyên truyền để người dân chủ động hơn trong phòng tránh ma túy
Cần tăng cường công tác tuyên truyền để người dân chủ động hơn trong phòng tránh ma túy

Kiên quyết đấu tranh

Đứng trước tình hình phức tạp về ma túy, thời gian qua, lực lượng chức năng tỉnh Điện Biên tăng cường nhiều biện pháp triệt phá các nhóm tội phạm này. Mới đây, ngày 10/3, công an huyện Điện Biên phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy thuộc Công an tỉnh và Công an Tp. Điện Biên Phủ triệt phá thành công chuyên án 122, bắt giữ 2 đối tượng về hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy. Khám xét người và phương tiện các đối tượng trên, lực lượng Công an thu giữ 30 gói màu vàng bên trong có chứa 180.000 viên ma túy tổng hợp (khối lượng khoảng 16,7 kg).

Thời gian qua, lực lượng chức năng phòng chống ma túy của Công an, Biên phòng và Hải quan tỉnh đã triển khai lực lượng xuống các tuyến, địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma túy, chủ động nắm chắc tình hình tổ chức rà soát, triệt xóa các tụ điểm, điểm phức tạp về ma túy, đấu tranh có hiệu quả với các đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy vào địa bàn tỉnh.

Lực lượng chức năng đã điều tra mở rộng và truy bắt các đối tượng trong đường dây, chuyên án ma túy. Tính trong năm 2021 các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh đã phát hiện, điều tra, làm rõ 925 vụ, 1.029 đối tượng phạm tội về ma túy. Thu giữ: 141,35 kg heroin; 56,08 kg ma túy tổng hợp; 5,33 kg thuốc phiện; 2 ô tô; 75 xe máy; 26 điện thoại di động và nhiều vật chứng, tài sản khác

Qua triển khai đồng bộ các biện pháp, trong năm 2021 lực lượng chức năng tổ chức cho 29.228 lượt người trên các địa bàn phức tạp về ma túy ký cam kết không trồng và tái trồng cây có chứa chất ma túy; phối hợp phá nhổ 839 m2 cây thuốc phiện và tham mưu cấp ủy chính quyền địa phương lập hồ sơ, ra quyết định xử lý vi phạm hành chính 5 trường hợp.

Có thể nói, cuộc chiến với ma túy ở Điện Biên còn nhiều cam go. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của các lực lượng chức năng, tình hình ma túy trên địa bàn vẫn được kiểm soát, góp phần bảo đảm bình yên cho người dân địa phương. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Bộ đội Biên phòng tổng kết chuyên án mua bán người ST1223

Sóc Trăng: Bộ đội Biên phòng tổng kết chuyên án mua bán người ST1223

Sáng 28/3, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị tổng kết Chuyên án ST1223. Đại tá Trịnh Kim Khâm - Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh dự, chỉ đạo hội nghị; Đại tá Bùi Văn Bình - Phó chỉ huy trưởng Nghiệp vụ BĐBP tỉnh chủ trì hội nghị.
Tin nổi bật trang chủ
Bất ổn ... Quỹ bình ổn giá xăng dầu!

Bất ổn ... Quỹ bình ổn giá xăng dầu!

Thời sự - Sỹ Hào - 12 giờ trước
Quỹ bình ổn giá xăng dầu đang dư hàng nghìn tỷ đồng nhưng lại không sử dụng để điều tiết giá xăng dầu trên thị trường. Đặc biệt người dân ở nhiều địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi phải mua giá xăng dầu theo giá vùng 2, gánh thêm một khoản chi phí, khiến cho cuộc sống đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.
Lễ hội

Lễ hội "Bun Vốc Nặm" của người Lào ở Lai Châu

Sắc màu 54 - Hà Minh Hưng - 12 giờ trước
Dân tộc Lào ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu là cộng đồng dân cư sinh sống chủ yếu ở ven các con suối, những nơi có nhiều nước, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Dân số không đông nhưng đời sống văn hóa tinh thần của người Lào có nhiều nét đặc sắc. Một trong những lễ hội tiêu biểu của người Lào là "Bun Vốc Nặm"- lễ hội té nước được tổ chức vào cuối mùa Xuân với mong ước, cầu mưa thuận, gió hòa một vụ mùa mới bội thu…
Chương trình MTQG 1719 đang góp phần thay đổi diện mạo vùng cao Bảo Lạc

Chương trình MTQG 1719 đang góp phần thay đổi diện mạo vùng cao Bảo Lạc

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 12 giờ trước
Sau gần 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021 -2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình đã giúp người dân được thụ hưởng các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước kịp thời, qua đó, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.
Luân chuyển cán bộ góp phần nâng cao năng lực triển khai các Chương trình MTQG ở Si Ma Cai

Luân chuyển cán bộ góp phần nâng cao năng lực triển khai các Chương trình MTQG ở Si Ma Cai

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 12 giờ trước
Là huyện 30a của tỉnh Lào Cai, nhiều năm qua, huyện Si Ma Cai đã nhận được sự quan tâm đầu tư từ các chương trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hiện nay, huyện đang tập trung triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719). Để nâng cao chất lượng, hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, huyện Si Ma Cai đặc biệt chú trọng công tác luân chuyển cán bộ, góp phần củng cố hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo chỉ đạo, quản lý, giám sát nguồn vốn đầu tư.
Khâu Vai mùa hoa ban nở

Khâu Vai mùa hoa ban nở

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - 12 giờ trước
Được triển khai trồng từ năm 2020 với hơn 300 cây hoa ban tím, hoa ban trắng; đến nay sau hơn 3 năm, cây hoa ban tại Mê cung đá, xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã phát triển tốt và bắt đầu nở hoa.
Tin trong ngày - 28/3/2024

Tin trong ngày - 28/3/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Bệnh lây từ động vật sang người gia tăng, khó khăn kiểm soát nguồn lây. Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện. Mưa đá xối xả, dày đặc ở Mù Cang Chải (Yên Bái). Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xem xét công nhận Côn Đảo là Khu du lịch quốc gia

Xem xét công nhận Côn Đảo là Khu du lịch quốc gia

Du lịch - Doãn Đạt - 12 giờ trước
Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) thu hút lượng khách du lịch đông đảo với mức tăng trưởng bình quân trên 20%/năm, doanh thu bình quân 15,5%/năm. Năm 2023, tổng lượt khách du lịch đạt 586.000 lượt, tổng thu từ khách du lịch đạt 2.088 tỷ đồng.
Giáo viên vùng cao đối mặt nhiều khó khăn trong dạy học tích hợp

Giáo viên vùng cao đối mặt nhiều khó khăn trong dạy học tích hợp

Giáo dục - Tiêu Dao - 13 giờ trước
Dạy học tích hợp vẫn luôn là bài toán khó, nhất là đối với các trường ở vùng sâu, vùng xa vì điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện chuyên môn và nhiều vấn đề liên quan khác.
Thúc đẩy khởi nghiệp ở miền núi Quảng Nam

Thúc đẩy khởi nghiệp ở miền núi Quảng Nam

Khởi nghiệp - T.Nhân-H.Trường - 13 giờ trước
Quảng Nam có 9 huyện miền núi là nơi sinh sống chủ yếu đồng bào DTTS. Khu vực này địa hình, thổ nhưõng, khí hậu...thường khó khăn, khắc nghiệt nên vấn đề sinh kế đối với người dân luôn là vấn đề quan tâm, trăn trở của các cấp chính quyền địa phương. Theo đó, khơi dậy ý chí thoát nghèo, hỗ trợ thúc đẩy xây dựng các mô hình khởi sự, khời nghiệp từ những sản vật của quê hương...là giải pháp đang được thực hiện và nhân rộng hiệu quả trong Nhân dân.
Bàn giải pháp “dẫn” nước về đồng bằng sông Cửu Long

Bàn giải pháp “dẫn” nước về đồng bằng sông Cửu Long

Thời sự - Sỹ Hào - Như Tâm - 13 giờ trước
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cùng một số tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long đang nghiên cứu xây dựng hệ thống thủy lợi dẫn nước ngọt từ sông Hậu, sông Đồng Nai về để giải bài toán thiếu nước ngọt trầm trọng trong mùa khô. Trước biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, ý tưởng đầu tư công trình để dẫn nước về cho vùng sông nước không còn là một nghịch lý “chở củi về rừng”.
Sóc Trăng: Bộ đội Biên phòng tổng kết chuyên án mua bán người ST1223

Sóc Trăng: Bộ đội Biên phòng tổng kết chuyên án mua bán người ST1223

Pháp luật - Văn Long - Minh Triết - 13 giờ trước
Sáng 28/3, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị tổng kết Chuyên án ST1223. Đại tá Trịnh Kim Khâm - Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh dự, chỉ đạo hội nghị; Đại tá Bùi Văn Bình - Phó chỉ huy trưởng Nghiệp vụ BĐBP tỉnh chủ trì hội nghị.