Chính điều kiện tự nhiên nơi cư trú đã góp phần làm cho văn hóa của người Dao thêm phong phú và đặc sắc.
Ngôi làng có nhiều người tóc dài nhất thế giớiTọa lạc ở khu vực Longji, thuộc tỉnh Quế Lâm, ngôi làng Huangluo có khoảng 82 hộ gia đình, tất cả đều là người dân tộc Dao đỏ (tên được đặt theo những bộ áo quần truyền thống màu đỏ). Trên thực tế, ngôi làng Huangluo đã từng được Kỷ lục Guiness trao tặng danh hiệu “Ngôi làng có nhiều người tóc dài nhất thế giới” và cũng được biết đến với cái tên “Làng tóc dài” trên khắp đất nước Trung Quốc. Trung bình mái tóc của 120 phụ nữ trong làng Huangluo có chiều dài đo được từ 1,7m đến 2,1m.
Những người phụ nữ ở ngôi làng Huangluo chỉ có thể cắt tóc duy nhất 1 lần trong đời, khi họ bước qua tuổi 16, cũng từ đây mọi cô gái đều có quyền tìm kiếm cho mình một vị hôn phu. Khi cắt tóc, mái tóc đó không đơn giản chỉ vứt bỏ là xong, nó được đưa cho bà ngoại để làm thành những vật trang trí trên đầu. Khi kết hôn, tóc được giao lại cho chú rể và sau đó chúng trở thành vật trang trí hàng ngày của cô dâu.
Cách vấn tóc cũng nói lên nhiều điều. Mái tóc được chia thành 3 búi. Búi thứ nhất là tóc bình thường, búi thứ 2 là sau khi bị cắt, còn búi thứ 3 là những sợi tóc bị rụng, được thu lượm lại sau mỗi lần chải. Tất cả các búi tóc này được kết hợp lại với nhau tạo thành những kiểu tóc phức tạp, thông qua đó thể hiện được địa vị trong xã hội của mỗi người. Tất cả những người phụ nữ trong ngôi làng Huangluo thường búi tóc giống như một cái mâm, tuy nhiên cũng có nhiều nét khác biệt cho phép người khác biết được thân thế của họ. Nếu mái tóc được quấn một cách đơn giản quanh đầu chứng tỏ người này đã có chồng nhưng chưa có con. Những ai có một búi nhỏ phía trước thì cho thấy người đó đã có chồng và có con. Nếu cô gái nào còn vấn một chiếc khăn xanh qua đầu chứng tỏ cô gái này đang tìm kiếm hôn phu.
Những bộ trang phục tinh xảoNhững bộ trang phục đầy màu sắc, đẹp mắt cho thấy kĩ năng tuyệt vời của người Dao. Tùy theo từng nhánh khác nhau, bộ trang phục có sự khác biệt. Người ta thống kê có hơn 100 kiểu trang phục khác nhau nhưng có nét chung đều được thêu với 5 màu cơ bản gồm đỏ, xanh, trắng, vàng, đen.
Mũ, khăn đội đầu của phụ nữ Dao đặc trưng bởi thiết kế tinh xảo và các hoa văn đa dạng. Chiếc khăn đội đầu cũng cho biết liệu người phụ nữ đeo nó là già, trẻ, đã lập gia đình, hay chưa lập gia đình. Phụ nữ Dao mặc quần hoa hoặc váy xếp li được trang trí. Các bộ trang phục của người Dao thường được làm bằng vải màu đen, rải rác với đồ trang trí màu đỏ, vàng, xanh lá cây, trắng hoặc tím. Trên vải thường được thêu các hoa văn độc đáo, không theo mẫu mà theo trí tưởng tượng của người làm ra nó. Trang phục dân tộc Dao trở nên lộng lẫy, độc đáo hơn bởi có sự điểm tô của trang sức như vòng cổ, vòng tay, vòng chân, khuyên tai, nhẫn, xà tích… được làm từ nguyên liệu bạc, trảm khảm rất cầu kỳ, góp phần tạo nên vẻ đẹp duyên dáng và sức hấp dẫn của phụ nữ. Để hoàn thành một bộ trang phục dân tộc Dao mặc hằng ngày thường mất khoảng 3 tháng nếu làm nhanh, người làm chậm phải mất cả năm mới may xong bộ quần áo. Sau tuổi 60, phụ nữ Dao thường không được mặc màu sắc rực rỡ, do đó họ chuyển những chiếc áo đỏ và hồng sang quần áo màu đen.
Với những nét đặc trưng, trang phục của dân tộc Dao đã được chính phủ Trung Quốc công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2006.
Dân tộc thích ca hátỞ Trung Quốc, người Dao nổi tiếng vì sự siêng năng và khôn ngoan của họ. Người Dao có một hệ thống văn hóa, lịch sử, văn học, âm nhạc tráng lệ. Ca hát là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của họ. Người Dao thích hát. Ca hát được tổ chức tại các lễ hội và sự kiện như đám cưới. Có những bài hát cụ thể cho từng dịp cụ thể như tiệc tùng, giao duyên, làm việc và thư giãn cho khác. Khi trong làng có công có việc, một hai người được chọn đứng sang một bên để đánh trống và hát, phục vụ những người đang làm việc. Nam nữ thường hát đối đáp suốt đêm để chọn ý trung nhân.
Các bài hát dân ca vô cùng phong phú về nội dung. Có thể là những bản tình ca, những bài hát kể về lịch sử của người Dao, về truyền thuyết tạo trời và đất, hoặc kể những câu chuyện hài hước. Các bài hát cũng đóng vai trò quan trọng trong việc truyền lại lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác.
NGUYỄN LÊ