Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội họp Phiên toàn thể lần thứ 7

PV - 16:05, 03/05/2024

Ngày 3/5, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 7. Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội dự và chỉ đạo phiên họp.

Toàn cảnh phiên họp.
Toàn cảnh phiên họp.

Đồng chí Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục chủ trì phiên họp. Cùng dự, có các thành viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục; đại diện Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; lãnh đạo các bộ, ngành liên quan.

Phát biểu khai mạc phiên họp, đồng chí Nguyễn Đắc Vinh cho biết, thực hiện chương trình công tác năm 2024, tại phiên họp toàn thể lần thứ 7, Ủy ban trực tiếp thảo luận, cho ý kiến về dự thảo các báo thẩm tra của Ủy ban đối với dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) và Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.

Về Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), qua thẩm tra sơ bộ, Thường trực Ủy ban ghi nhận và đánh giá cao công tác chuẩn bị Hồ sơ dự án Luật của cơ quan chủ trì soạn thảo. Dự án luật đã được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét. Trong quá trình phối hợp thẩm tra dự án Luật, cơ quan chủ trì soạn thảo đã nghiêm túc tiếp thu nhiều ý kiến góp ý; có báo cáo tiếp thu, giải trình đối với các nội dung cụ thể.

Để phục vụ công tác thẩm tra, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã chủ động ban hành kế hoạch, tiến hành thẩm tra theo quy trình, quy định; tổ chức khảo sát, hội thảo, tọa đàm xin ý kiến các chuyên gia về dự thảo Luật. Qua nghiên cứu, tổng hợp ý kiến của các cơ quan, các chuyên gia, có một số vấn đề cần tiếp tục được thảo luận kỹ lưỡng.

Về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, đồng chí Nguyễn Đắc Vinh cho biết, thực hiện kết luận của Ban Chấp hành Trung ương và các Nghị quyết của Quốc hội, vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết thông qua Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, trình Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư đối với chương trình.

Theo quy định, nội dung chủ yếu của nghị quyết bao gồm: mục tiêu, quy mô, tổng vốn đầu tư, công nghệ chính, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện, cơ chế và giải pháp, chính sách thực hiện. Chương trình có phạm vi rộng, Chủ nhiệm Nguyễn Đắc Vinh đề nghị các đại biểu làm rõ hơn quan điểm trong tiếp cận, xây dựng chương trình, phương pháp thiết kế chương trình mục tiêu quốc gia, đối tượng, phạm vi của chương trình, về nguồn vốn của chương trình, tổ chức thực hiện…

Phát biểu ý kiến tại phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá cao Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục luôn bám sát Chương trình công tác, nêu cao tinh thần trách nhiệm, thẳng thắn, đoàn kết, dân chủ, có nhiều đổi mới, sáng tạo trong tổ chức, điều hành công việc; giữ mối liên hệ, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương; phát huy được trí tuệ của đội ngũ trí thức, nhà khoa học tham gia vào công tác chuyên môn của Ủy ban.

Đồng chí Trần Thanh Mẫn cho biết, dự kiến tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Luật Di sản (sửa đổi) và chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035. Đây là các nội dung quan trọng, khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước trong điều kiện mới.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp.

Đối với dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị, các thành viên Ủy ban cần tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng, chặt chẽ, thấu đáo thận trọng, vì đây là dự luật quan trọng, được dư luận xã hội trong và ngoài nước quan tâm, liên quan tới nhiều lĩnh vực và nhiều luật khác, bảo đảm không chồng chéo, không trùng lắp; đồng thời, khắc phục được những bất cập, hạn chế, tháo gỡ các khó khăn trong thực tiễn công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, cần tập trung thể chế hóa đầy đủ các quan điểm của Đảng về bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa thành các chính sách, quy định cụ thể, có tính khả thi cao. Trong đó, quan trọng và cần là quy định chính sách để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa không bị mai một; nhất là chuyển đổi số trong văn hóa, số hóa di sản văn hóa; hợp tác công tư về phát triển văn hóa.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh xã hội hóa cho hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa; cải tạo, nâng cấp các di sản văn hóa để phát triển văn hóa; bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc ở miền núi, hải đảo, dân tộc ít người.

Đồng thời, cần tạo hành lang pháp lý, điều kiện thuận lợi để tăng cường đầu tư, huy động nguồn lực xã hội, phân cấp phân quyền, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nhấn mạnh, đây là nội dung lớn mà Chính phủ dự kiến trình Quốc hội, được cử tri, nhân dân, các địa phương đặc biệt quan tâm. Do vậy, các nội dung Chương trình cần phải tính toán kỹ về nguồn lực; cân nhắc việc sử dụng, phân bổ nguồn lực sao cho bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm; có lộ trình phù hợp để bảo đảm được tính khả thi của chương trình…

Nhấn mạnh chương trình có dự kiến tổng mức đầu tư lớn, diễn ra trong thời gian dài, có phạm vi tác động lớn, nhận được sự quan tâm lớn của cử tri và nhân dân cả nước, để chuẩn bị một cách kỹ lưỡng, chu đáo nhất, đồng chí Trần Thanh Mẫn đề nghị, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các cơ quan có liên quan kiến nghị với Chính phủ xem xét những nội dung nào lớn; đồng thời bàn kỹ lưỡng việc huy động, quản lý, phân bổ, sử dụng nguồn lực như thế nào cho trọng tâm, trọng điểm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Thông điệp cùng hành động, kiến tạo tương lai hòa bình, thịnh vượng và bền vững

Thông điệp cùng hành động, kiến tạo tương lai hòa bình, thịnh vượng và bền vững

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Ðoàn đại biểu cấp cao Việt Nam hôm nay bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Ðại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ.
Các tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân phát huy truyền thống yêu nước, tạo bước phát triển đột phá, nhanh và bền vững

Các tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân phát huy truyền thống yêu nước, tạo bước phát triển đột phá, nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 12 phút trước
Sáng 21/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn về giải pháp góp phần phát triển kinh tế-xã hội đất nước.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lên đường dự khóa họp Đại hội đồng Liên hợp quốc, làm việc tại Hoa Kỳ và thăm Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lên đường dự khóa họp Đại hội đồng Liên hợp quốc, làm việc tại Hoa Kỳ và thăm Cuba

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Ngày 21/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Ðại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ và sau đó, thăm cấp Nhà nước tới Cuba theo lời mời của Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez và Phu nhân.
Đồng Tâm - Những hình ảnh nhói lòng sau lũ quét

Đồng Tâm - Những hình ảnh nhói lòng sau lũ quét

Thời sự - Hà Anh - 10 giờ trước
Trận lũ quét và sạt lở đất lịch sử xảy ra vào đêm mùng 8, rạng sáng ngày mùng 9/9 đã cuốn trôi nhiều nhà cửa, tài sản, hoa màu của người dân tại thôn Đồng Tâm, xã Yên Thành, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. Theo ghi nhận, toàn thôn Đồng Tâm có 86 hộ thì 37 hộ bị ảnh hưởng, thiệt hại, trong đó có 7 hộ dân bị lũ cuốn trôi hết nhà cửa, chuồng trại, tài sản... Đến thời điểm hiện tại, khung cảnh hiện trường vẫn tan hoang, đổ nát. Những hộ dân mất nhà thì đang phải ở tạm tại điểm trường tiểu học của xã.
Thái Nguyên: Nâng cao năng lực tiếng Việt cho học sinh đồng bào DTTS

Thái Nguyên: Nâng cao năng lực tiếng Việt cho học sinh đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Thảo Khánh - 10 giờ trước
Sau nhiều năm triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng DTTS, giai đoạn 2016 - 2021” định hướng 2025, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã mang lại những kết quả đáng khích lệ, tạo thuận lợi để học sinh học tập, lĩnh hội tri thức.
Độc đáo chợ phiên Pu Nhi

Độc đáo chợ phiên Pu Nhi

Media - BDT - 20:00, 20/09/2024
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhân lên tình người vượt mưa lũ. Phát triển du lịch thông qua sản phẩm lưu niệm. Già làng Alăng Đàn làm cầu treo cho dân. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Pí khúi - Nhạc cụ gọi bạn tình độc đáo của người Thái

Pí khúi - Nhạc cụ gọi bạn tình độc đáo của người Thái

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 19/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Bão số 4 dự báo gây mưa lớn ở Trung Bộ, đề phòng ngập úng, sạt lở. Pí khúi - Nhạc cụ gọi bạn tình độc đáo của người Thái. Làm giàu trên vùng đất Khánh Sơn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Triển khai hiệu quả Đề án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719

Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Triển khai hiệu quả Đề án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Thảo Khánh - 19:32, 20/09/2024
Thời gian qua, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã nỗ lực thực hiện hiệu quả Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS miền núi, gọi tắt là Chương trình MTQG 1719.
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Thời sự - Tâm Hạ - 19:13, 20/09/2024
Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận
Người Hoa ở Cần Thơ chung tay vì sự nghiệp giáo dục và công tác từ thiện xã hội

Người Hoa ở Cần Thơ chung tay vì sự nghiệp giáo dục và công tác từ thiện xã hội

Tin tức - Tào Đạt - 18:53, 20/09/2024
Đại hội Ban Quản trị Quảng Triệu Hội Quán (Chùa Ông Cần Thơ) nhiệm kỳ X đã thông qua danh sách Ban Quản trị gồm 15 thành viên, ông Từ Quới Minh (sinh năm 1953) được cử làm Trưởng ban.
Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là mục tiêu cao nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân

Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là mục tiêu cao nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân

Thời sự - PV - 18:10, 20/09/2024
Sau 3 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm rất cao, Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc vào chiều nay (20/9).
Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Thời sự - BDT - 17:15, 20/09/2024
Chiều 20/9/2024, Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, họp phiên bế mạc tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.