Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tuyển Việt Nam công bố danh sách đá vòng loại World Cup 2026

PV - 19:39, 02/11/2023

HLV Philippe Troussier triệu tập 32 cầu thủ lên tuyển Việt Nam chuẩn bị cho vòng loại 2 World Cup 2026, trong đó có sự trở lại của Văn Quyết, Văn Thanh...

HLV Philippe Troussier gọi nhiều cựu binh lên tuyển Việt Nam
HLV Philippe Troussier gọi nhiều cựu binh lên tuyển Việt Nam

Chuẩn bị cho 2 trận gặp Philippines (ngày 16/11) và Iraq (ngày 21/11) tại vòng loại thứ 2 World Cup 2026 khu vực châu Á, HLV Philippe Troussier công bố danh sách tập trung tuyển Việt Nam với 32 cầu thủ.

Đúng như dự đoán, nòng cốt của tuyển Việt Nam vẫn là những gương mặt quen thuộc từng nhiều năm chinh chiến, như thủ thành Đặng Văn Lâm, các hậu vệ Quế Ngọc Hải, Đỗ Duy Mạnh, Bùi Hoàng Việt Anh, Nguyễn Thanh Bình; các tiền vệ Đỗ Hùng Dũng, Nguyễn Hoàng Đức, Nguyễn Tuấn Anh; tiền đạo Phạm Tuấn Hải, Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Tiến Linh…

Đáng chú ý, HLV Philippe Troussier quyết định gọi trở lại hậu vệ Văn Thanh, Xuân Mạnh và tiền đạo Văn Quyết. Cả 3 cầu thủ này đều vắng mặt ở đợt tập trung hồi tháng 10.

Tuyển Việt Nam sẵn sàng cho vòng loại 2 World Cup 2026
Tuyển Việt Nam sẵn sàng cho vòng loại 2 World Cup 2026

Với các gương mặt trẻ, so với đợt tập trung gần nhất, ông Troussier có sự chắt lọc hơn. Những cầu thủ lứa U23 được chiến lược gia người Pháp trao cơ hội lên tuyển Việt Nam gồm: Khuất Văn Khang, Hoàng Văn Toản, Nguyễn Thái Sơn, Giáp Tuấn Dương, Võ Minh Trọng, Phan Tuấn Tài, Lương Duy Cương, Hồ Văn Cường, Nguyễn Thanh Nhàn, Nguyễn Đình Bắc…

Ở đợt tập trung lần này, những sự vắng mặt đáng tiếc là hậu vệ Đoàn Văn Hậu và tiền vệ Nguyễn Quang Hải, do gặp vấn đề về chấn thương.

Nhằm chuẩn bị lực lượng cho Vòng chung kết U23 châu Á 2024 diễn ra vào tháng 4 năm sau, HLV Philippe Troussier cũng tạo điều kiện cho một số cầu thủ trẻ lứa U23 lên tập luyện chung cùng các đàn anh. Đó là thủ môn Cao Văn Bình (SLNA), hậu vệ Nguyễn Quang Huy (Bà Rịa Vũng Tàu), tiền vệ Hà Văn Phương (CAHN), Trần Mạnh Quỳnh (SLNA), Trần Nam Hải (SLNA), Nguyễn Thái Quốc Cường (Bà Rịa Vũng Tàu), tiền đạo Võ Nguyên Hoàng (Đông Á Thanh Hóa) và Bùi Vĩ Hào (B.Bình Dương).

Danh sách 32 cầu thủ được triệu tập lên tuyển chuẩn bị cho vòng loại 2 World Cup 2026
Danh sách 32 cầu thủ được triệu tập lên tuyển chuẩn bị cho vòng loại 2 World Cup 2026

Sau khi vòng 3 V-League 2023/2024 kết thúc, tuyển Việt Nam tập trung tại Hà Nội. Đội có khoảng 1 tuần tập luyện và lên đường sang Manila (Philippines) vào ngày 12/11 để thi đấu trận ra quân gặp đội tuyển Philippines, diễn ra trên sân Rizal Memorial (ngày 16/11).

Sau trận đấu này, thầy trò HLV Philippe Troussier trở về nước chuẩn bị cho cuộc tiếp đón đội khách Iraq, diễn ra trên Sân vận động Mỹ Đình vào ngày 21/11.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Ngãi: Phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2024

Quảng Ngãi: Phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2024

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa gửi Tờ trình số 194/TTr-UBND đến HĐND tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết giao kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025.
Lan tỏa giá trị văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Lan tỏa giá trị văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Thời sự - PV - 9 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến công tác dự Hội nghị cấp cao Chủ tịch Quốc hội 3 nước Campuchia, Lào và Việt Nam (CLV), thăm và làm việc tại Lào, sáng 7/12, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thăm và làm việc tại Công ty Star Telecom.
Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng

Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng

Thời sự - PV - 10 giờ trước
Sáng 7/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đột phá về tư duy làm chính sách (Bài 3)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đột phá về tư duy làm chính sách (Bài 3)

Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 với những đột phá về tư duy làm chính sách, đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019, vừa đúng 1 năm sau khi có Nghị quyết số 74/2018/QH14 ngày 20/11/2018. Điều này cho thấy, sự thống nhất và tinh thần trách nhiệm cao của cả hệ thống chính trị trong thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kbang (Gia Lai): Quan tâm, phát huy vai trò Người có uy tín

Kbang (Gia Lai): Quan tâm, phát huy vai trò Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Bích Phương - 11 giờ trước
Huyện Kbang, tỉnh Gia Lai hiện có 76 Người có uy tín trong đồng bào DTTS; thành phần chủ yếu là già làng, trưởng, phó thôn, cán bộ hưu trí, trưởng dòng họ...
Tin trong ngày - 6/12/2023

Tin trong ngày - 6/12/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Việt Nam lần thứ 4 được vinh danh là Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới. Ngô không ra hạt, nông dân Sơn La mất mùa. Thầy giáo trẻ truyền lửa bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc Thái. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điện Biên: Phát huy vai trò của Người có uy tín

Điện Biên: Phát huy vai trò của Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Bích Phương - 11 giờ trước
Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 1.557 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Những năm qua, Người có uy tín đã gương mẫu, đi đầu trong vận động Nhân dân hăng hái tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư; tham gia giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường; tích cực tuyên truyền, giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng...
Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Những năm gần đây, tại các huyện miền núi tỉnh Phú Yên đã chú trọng phát triển cây mắc ca, nhiều người dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng mắc ca, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Phú Yên dành nguồn lực để hỗ trợ người dân chuyển đổi cây trồng, phát triển sản xuất. Vì thế, cây mắc ca được kỳ vọng sẽ trở thành cây mở lối thoát nghèo bền vững cho người miền núi Phú Yên.
Nghệ An: Đẩy mạnh phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng DTTS

Nghệ An: Đẩy mạnh phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng DTTS

Nhờ nguồn kinh phí thực hiện Dự án 7 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) mà từ năm 2022 trở lại đây, công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An đã và đang đạt được những bước tiến mới.
Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Quan tâm đầu tư những thôn, bản khó khăn nhất (Bài 1)

Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Quan tâm đầu tư những thôn, bản khó khăn nhất (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 11 giờ trước
Hoà Bình là 1/5 tỉnh được thụ hưởng nguồn vốn thực hiện Dự án “Hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc Chương trình 135” sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ailen. Đây là nguồn lực quan trọng giúp tỉnh Hòa Bình xây dựng các công trình hạ tầng tại xã, thôn bản ĐBKK, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân, thay đổi diện mạo vùng DTTS.
Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)

Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)

Bên cạnh không gian văn hóa cồng chiêng và hệ thống nghi lễ, lễ hội, thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên mang những nét riêng đặc sắc. Thổ cẩm không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, mà còn là sợi dây gắn kết tình thân. Cùng với sự trợ lực về chính sách của Nhà nước, việc triển khai phù hợp thực tế của địa phương và sự nỗ lực của nghệ nhân, thổ cẩm đang đứng trước những cơ hội mới, tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.