Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghề nghiệp - Việc làm

Trường nghề khan hiếm học viên

Nghĩa Hiệp - 11:29, 27/07/2020

Hiện nay, cử nhân tốt nghiệp đại học ra trường không kiếm được việc làm, thậm chí tốt nghiệp đại học rồi lại quay ra học nghề đã không còn là điều hiếm gặp. Trong khi đó, cơ hội việc làm của học viên ở các trường nghề sau khi tốt nghiệp đạt tới trên 80%... Mặc dù vậy, công tác tuyển sinh của các trường nghề vẫn đang gặp nhiều khó khăn, do học sinh chưa mặn mà lựa chọn.

Các học viên sau khi ra trường nắm vững nghề trong tay, được nhiều doanh nghiệp trao cơ hội việc làm với mức lương 7 - 10 triệu đồng/tháng.
Các học viên sau khi ra trường nắm vững nghề trong tay, được nhiều doanh nghiệp trao cơ hội việc làm với mức lương 7 - 10 triệu đồng/tháng.

Nặng tâm lý bằng cấp

Với cơ chế tuyển sinh thoáng của các trường đại học, cao đẳng (ĐH CĐ) như hiện nay, nhiều trường ĐH chỉ cần học sinh nộp hồ sơ sau khi tốt nghiệp THPT là các em đã có thể bước chân vào cánh cửa ĐH đầy mơ ước.

Bà Đinh Thị Hóa, dân tộc Tày, thôn Chợ, xã Thuần Mang, huyện Ngân Sơn (Bắc Kạn) cho biết: “Con trai tôi năm nay bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT. Hiện gia đình đang chờ kết quả thi tốt nghiệp, chúng tôi sẽ lựa chọn cho cháu một trường ĐH phù hợp với khả năng của mình”.

Thực tế cho thấy, các em học sinh sau khi tốt nghiệp THPT vẫn mang tư tưởng “sính đại học”, nặng tâm lý bằng cấp, xem nhẹ việc học nghề. Quan niệm trọng bằng cấp đã ăn sâu vào suy nghĩ của các bậc phụ huynh, học sinh. Điều này đã khiến mỗi năm có hơn 25.000 sinh viên (20%) sau khi ra trường bị thất nghiệp, không tìm được việc làm phù hợp.

Trong khi đó tại các trường đào tạo nghề, thời gian đào tạo chỉ 1 - 2 năm, sau khi tốt nghiệp học nghề, các em còn được nhà trường kết nối với các doanh nghiệp để có cơ hội tìm kiếm việc làm ổn định, với mức lương khá hấp dẫn.

Minh chứng như ở Công ty CP Lilama 691, ông Lê Huy Tạo, Phó Trưởng phòng Tổ chức nhân sự Công ty cho biết: “Chúng tôi có nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề rất lớn, đối với học viên mới ra trường, mức lương khởi điểm từ 7 - 10 triệu đồng và chúng tôi luôn bảo đảm mức lương trung bình 12 - 15 triệu đồng/tháng”.

Không chỉ được các doanh nghiệp săn đón, sau khi tốt nghiệp các trường nghề, nhiều sinh viên có thể phát huy ngành nghề đã học để làm chủ cuộc sống của mình.

“Năm 2018, em tốt nghiệp nghề điện lạnh. Sau 2 năm học nghề với chi phí chưa đến 30 triệu đồng đã giúp em vững nghề. Với công việc bảo dưỡng, sửa chữa điều hòa, trung bình thu nhập mỗi tháng của em 10 - 15 triệu đồng. Cao điểm những đợt nắng nóng, nhu cầu người dân tăng cao, em làm không hết việc”, em Quách Văn Nam, dân tộc Mường, TP. Hòa Bình (Hòa Bình) chia sẻ.

Tăng cường các hình thức hướng nghiệp

Cơ hội việc làm với mức lương ổn định là thế, nhưng các trường nghề vẫn rơi vào tình trạng “khan hiếm” học viên. Theo số liệu 6 tháng đầu năm 2020 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), hiện các trường nghề trên cả nước mới chỉ tuyển được 845.000 học viên, con số này mới chỉ đạt 21% kế hoạch tuyển sinh năm 2020 đề ra.

Nhiều ý kiến cho rằng, một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, là do công tác hướng nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu. Các trường phổ thông vì nhiều lý do, luôn đứng ngoài lề việc hướng nghiệp cho học sinh. Trong khi các em vẫn chưa đủ hiểu biết để lựa chọn. Bên cạnh đó, tính chủ động của các trường nghề chưa cao, gần như là đợi thí sinh không đỗ ĐH đăng ký vào học. Do đó, cần đổi mới, tăng cường các hình thức hướng nghiệp cho học sinh.

Tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2020, do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐTB&XH phối hợp tổ chức cuối tháng 6, TS. Trương Anh Dũng, Tổng Cục trưởng Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐTB&XH) chia sẻ, học ĐH là một lựa chọn tốt nếu học sinh có nền tảng kiến thức phổ thông chắc chắn, sau này trở thành những người có chuyên môn toàn diện, có năng lực nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ.

Tuy nhiên, trong bối cảnh nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày một tăng hiện nay, thì người có trình độ tay nghề đang có nhiều cơ hội thuận lợi hơn để tiếp cận công việc cho thu nhập cao và ổn định…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lâm Đồng tạo thu nhập ổn định cho người dân từ dịch vụ môi trường rừng

Lâm Đồng tạo thu nhập ổn định cho người dân từ dịch vụ môi trường rừng

Được triển khai từ năm 2010 đến nay, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Lâm Đồng đã từng bước mang lại nguồn sinh kế ổn định và bền vững cho hằng chục ngàn hộ dân, chủ yếu là các hộ đồng bào DTTS. Qua đó, ý thức và trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) của đồng bào DTTS tại địa phương ngày càng được nâng cao.
Tin nổi bật trang chủ
Khởi động tìm kiếm

Khởi động tìm kiếm "Hoa khôi sinh viên Việt Nam” năm 2024

Tin tức - Văn Hoa - 3 phút trước
Chiều 5/12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam chỉ đạo Cổng tri thức Thánh Gióng, Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển sinh viên Việt Nam và các đơn vị liên quan phát động Cuộc thi "Hoa khôi sinh viên Việt Nam - Vietnam Miss University 2024".
Kon Tum: Ngày 31/12/2024, Dự án Hồ chứa nước Đăk Pokei chưa hoàn thành thì “kỷ luật”chủ đầu tư

Kon Tum: Ngày 31/12/2024, Dự án Hồ chứa nước Đăk Pokei chưa hoàn thành thì “kỷ luật”chủ đầu tư

Trang địa phương - Ngọc Chí - 5 phút trước
“Ngày 31/12/2024 sẽ đi kiểm tra thực tế Dự án Hồ chứa nước Đăk Pokei. Nếu Dự án chưa hoàn thành thì kỷ luật chủ đầu tư Dự án”. Đó là khẳng định của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang tại phiên Chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp lần thứ 8, HĐND tỉnh Kon Tum khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026, diễn ra chiều 5/12.
Hoa Kỳ viện trợ 12,5 triệu USD hỗ trợ Việt Nam phòng, chống khai thác IUU

Hoa Kỳ viện trợ 12,5 triệu USD hỗ trợ Việt Nam phòng, chống khai thác IUU

Tin tức - Tào Đạt - Như Văn - 7 phút trước
Chiều 5/12, tại Trung tâm huấn luyện Kiểm Ngư vùng 5 (Tp. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang), Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến tiếp ngài Marc E. Knapper - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hợp chúng quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, kiểm tra một số cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội tại Ninh Thuận

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, kiểm tra một số cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội tại Ninh Thuận

Thời sự - PV - 18:05, 05/12/2024
Tiếp theo chương trình thăm và làm việc tại tỉnh Ninh Thuận, chiều 5/12, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã đi thăm và kiểm tra địa điểm quy hoạch xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1; dự động thổ xây dựng nhà luyện tập đa năng và tặng dụng cụ, trang thiết bị học tập cho Trường Mẫu giáo Phước Dinh; thăm và kiểm tra thực địa Cảng biển tổng hợp Cà Ná; thăm làng gốm Bàu Trúc.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản

Thời sự - PV - 18:05, 05/12/2024
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, ngày 5/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu.
Khám phá các di sản văn hóa độc đáo tại núi Bà Đen

Khám phá các di sản văn hóa độc đáo tại núi Bà Đen

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 4/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Hội chợ Thương mại và Du lịch miền Tây Thanh Hóa 2024 . Khám phá các di sản văn hóa độc đáo tại núi Bà Đen . Nữ trưởng bản nơi đại ngàn Trường Sơn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thanh Hóa: Người có uy tín huyện biên giới Quan Sơn khẳng định vai trò tiêu biểu ở cơ sở

Thanh Hóa: Người có uy tín huyện biên giới Quan Sơn khẳng định vai trò tiêu biểu ở cơ sở

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 16:22, 05/12/2024
Người có uy tín đóng vai trò quan trọng làm cầu nối giữa đồng bào DTTS và các cơ quan, góp phần thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc tại huyện Quan Sơn (Thanh Hóa). Họ tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, vận động Nhân dân giữ gìn bản sắc văn hóa, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xóa bỏ hủ tục tại các bản làng vùng DTTS.
Chương trình MTQG 1719 ở Nghệ An: Đầu tư phát huy hiệu quả các dự án dân sinh

Chương trình MTQG 1719 ở Nghệ An: Đầu tư phát huy hiệu quả các dự án dân sinh

Công tác Dân tộc - An Yên - 15:53, 05/12/2024
Với những nội dung đầu tư, hỗ trợ từ chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 liên quan trực tiếp đến người dân như dự án về an cư, tạo sinh kế, nâng cao dân trí, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc…sau thời gian triển khai đang mang lại những hiệu quả tích cực.
Lạng Sơn: Cơ hội quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm OCOP

Lạng Sơn: Cơ hội quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm OCOP

Trang địa phương - Minh Nhật - 14:46, 05/12/2024
Hội chợ Thương mại, Du lịch Quốc tế Việt - Trung (Lạng Sơn 2024) là hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương trong khuôn khổ Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2024 và Chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến du lịch tỉnh Lạng Sơn năm 2024.
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 14:40, 05/12/2024
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, Chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam cho rằng, việc Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh, là minh chứng cho nền văn hóa đa dạng, lâu đời, đậm đà bản sắc của Việt Nam.
Sức sống mới ở các thôn, làng đồng bào DTTS huyện Sa Thầy

Sức sống mới ở các thôn, làng đồng bào DTTS huyện Sa Thầy

Phóng sự - Ngọc Chí - 14:38, 05/12/2024
Từ một vùng đất nghèo khó, huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) hôm nay đang vươn lên mạnh mẽ. Những ngôi nhà tạm đang được thay thế bằng nhà xây kiên cố; những ngôi trường khang trang tiếp bước học sinh đến trường; đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nghèo được hỗ trợ sinh kế để vươn lên thoát nghèo; diện mạo thôn, làng vùng đồng bào DTTS đang từng ngày khởi sắc… Đó là kết quả từ quyết tâm của cả hệ thống chính trị huyện Sa Thầy trong việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).