Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trung Quốc đối phó làn sóng dịch bệnh lớn nhất, Hàn Quốc có trên 600.000 ca mắc mới 2 ngày liên tiếp

PV - 09:26, 18/03/2022

Đến sáng 18/3, thế giới có trên 465,36 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 6,08 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này.

Nhiều bang ở Đức do dự trong việc bãi bỏ các biện pháp hạn chế. (Ảnh: AP)
Nhiều bang ở Đức do dự trong việc bãi bỏ các biện pháp hạn chế. (Ảnh: AP)

Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch  COVID-19 vẫn là Mỹ với trên 81,3 triệu ca mắc và hơn 995.400 trường hợp tử vong. Trong ngày qua, Mỹ ghi nhận thêm 12.600 người nhiễm virus SARS-CoV-2.

Tại tâm dịch COVID-19 lớn thứ hai thế giới Ấn Độ, vào ngày 17/3, nước này ghi nhận tổng cộng trên 43 triệu người mắc COVID-19, bao gồm hơn 516.000 trường hợp thiệt mạng vì COVID-19 tại quốc gia Nam Á này.

Ấn Độ đã mở rộng chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 với việc bắt đầu tiêm vaccine cho thiếu niên từ 12-14 tuổi, đồng thời dỡ bỏ hạn chế về liều tăng cường cho những người trên 60 tuổi. Thủ tướng Ấn Độ Modi đã kêu gọi những người trong các nhóm tuổi này nên đi tiêm phòng. Chính phủ Ấn Độ ước tính, khoảng 50 triệu trẻ em sẽ được tiêm vaccine hai mũi Corbevax do một công ty trong nước sản xuất. Hai mũi tiêm sẽ cách nhau 28 ngày.

Brazil hiện là điểm nóng dịch bệnh lớn thứ 3 thế giới với hơn 656.000 bệnh nhân COVID-19 không qua khỏi trong tổng số trên 29,47 triệu người nhiễm bệnh ở quốc gia này.

Ngày 17/3, Anh đã phê duyệt liệu pháp dự phòng điều trị COVID-19 dựa trên kháng thể của hãng AstraZeneca. Liệu pháp này dành cho những người trưởng thành có hệ miễn dịch yếu. Đây là kháng thể đơn dòng đầu tiên trên thế giới được cấp phép sản xuất dự phòng điều trị COVID-19.

Kết quả thử nghiệm cho thấy, hỗn hợp kháng thể đơn dòng Evusheld có khả năng ngăn ngừa xuất hiện triệu chứng lên tới 77%, với hiệu quả bảo vệ trong vòng 6 tháng chỉ sau 1 liều tiêm, được đánh giá là ưu việt với những đối tượng dễ bị tổn thương bởi virus SARS-CoV-2. Evusheld là thuốc kháng thể đơn dòng duy nhất hiện nay sử dụng đường tiêm bắp và được chỉ định dự phòng trước phơi nhiễm với SARS-CoV-2.

Kể từ ngày 1/4 tới, Chính phủ Canada sẽ chấm dứt yêu cầu xét nghiệm trước khi nhập cảnh đối với những du khách đã tiêm chủng đầy đủ vaccine ngừa COVID-19 đến nước này bằng đường hàng không và đường bộ. Tuy nhiên, việc xét nghiệm ngẫu nhiên khi đến Canada vẫn sẽ được thực hiện để theo dõi các biến thể mới. Hiện các hãng hàng không Canada đang tăng cường tuyển dụng lại nhân lực và bổ sung các tuyến bay cho những tháng tới để chuẩn bị đón du khách quốc tế đến nước này.

Theo thống kê chính thức, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Canada hiện vượt 3,37 triệu, trong đó trên 37.000 người tử vong.

Lo ngại về số ca mắc COVID-19 tiếp tục tăng mạnh trong những ngày qua, nhiều bang ở Đức do dự trong việc bãi bỏ các biện pháp hạn chế để chống dịch bệnh, dự kiến vào ngày 20/3.

Nhiều bang trong cả nước đang lập kế hoạch vận dụng một điều khoản trong "luật bảo vệ chống lây nhiễm mới" quy định thời gian chuyển tiếp 2 tuần sau thời điểm hầu hết các biện pháp phòng dịch được gỡ bỏ vào ngày 20/3. Các quy định trước đây như yêu cầu về đeo khẩu trang hoặc quy tắc 2G (đã tiêm chủng hoặc đã phục hồi sau mắc COVID-19) và 3G (đã tiêm chủng hoặc đã phục hồi sau mắc COVID-19 hoặc có xét nghiệm âm tính) có thể vẫn được áp dụng cho đến ngày 2/4.

Trong vài ngày qua, số ca mắc mới COVID-19 liên tục “lập đỉnh” mới khiến nhiều bang do dự trong việc bãi bỏ các quy định hiện tại. Theo số liệu thống kê của Viện Robert Koch, tỷ lệ mắc COVID-19 trong 7 ngày qua tại Đức là 1.607,1 ca/100.000 dân, mức cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát. Trong 24 giờ qua, nước này đã ghi nhận 279.234 ca mắc mới, nâng tổng số người mắc tại Đức lên trên 18,12 triệu trường hợp.

Từ ngày 17/3, Campuchia bắt đầu ban hành quy định xóa bỏ các yêu cầu y tế về COVID-19 khi nhập cảnh vào nước này để thu hút du khách quốc tế. Ủy ban Liên bộ phòng, chống COVID-19 Campuchia do Bộ Y tế nước này chủ trì đã thông báo một số nội dung quan trọng liên quan đến quy định xuất nhập cảnh của Campuchia.

Theo thông báo, Campuchia miễn thủ tục xuất trình kết quả xét nghiệm PCR âm tính trong vòng 72 giờ và miễn cả xét nghiệm nhanh đối với du khách nhập cảnh vào Campuchia. Bên cạnh đó, Campuchia sẽ cấp lại thị thực nhập cảnh cho tất cả khách du lịch quốc tế, bao gồm cả khách du lịch đường hàng không, đường bộ và đường thủy.

Tuy nhiên, tất cả hành khách phải xuất trình giấy chứng nhận tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, nếu không người nhập cảnh phải cách ly trong 14 ngày tại địa điểm do Bộ Y tế Campuchia quy định.

Chính phủ Thái Lan dự kiến sẽ cho phép khách du lịch nhập cảnh vào nước này mà không cần xuất trình bằng chứng về việc xét nghiệm PCR âm tính trong vòng 72 giờ trước khi khởi hành. Du khách sẽ chỉ cần xét nghiệm PCR khi đến và tự xét nghiệm kháng nguyên vào ngày thứ 5 sau khi đến. Ngoài ra, hạn mức bảo hiểm y tế cho du khách nước ngoài sẽ giảm từ ít nhất 50 nghìn USD xuống 10 nghìn USD.

Dự kiến, một kế hoạch chi tiết các bước để Thái Lan hạ cấp đại dịch COVID-19 xuống thành bệnh đặc hữu cũng sẽ được đệ trình tại cuộc họp của Trung tâm Xử lý tình hình COVID-19 vào ngày 18/3.

Số ca mắc mới COVID-19 tại Hàn Quốc lần đầu tiên vượt con số 600.000 ca/ngày trong ngày 16/3. Số ca mắc mới tăng 55% so với ngày trước đó và phần lớn là ca lây nhiễm trong cộng đồng. Trong khi đó, ngày 17/3, Hàn Quốc ghi nhận kỷ lục 621.328 ca nhiễm COVID-19 mới và 429 người tử vong.

Hàn Quốc đang ở đỉnh của đợt lây nhiễm trầm trọng nhất. Các cơ sở hỏa táng ở trong tình trạng quá tải do số người tử vong tăng nhanh. Đối mặt với tốc độ lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron, Hàn Quốc cũng đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt nghiêm trọng những loại thuốc điều trị thông thường. Truyền thông nước này đưa tin, nhiều cơ sở y tế tư nhân ở Seoul hiện không còn các loại thuốc phổ thông để kê cho bệnh nhân như thuốc cảm, thuốc giảm ho, siro long đờm. Số bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại nhà ở Hàn Quốc lên đến khoảng 1,6 triệu người và vì vậy, các loại thuốc điều trị cảm cúm thông thường cũng trở nên khan hiếm.

Chính quyền đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) đang nỗ lực khống chế đợt bùng phát dịch thứ 5 kể từ tháng 12/2021, khi biến thể Omicron lây lan mạnh, gây sức ép đối với hệ thống y tế thành phố. Nhiều bệnh viện hiện bị quá tải với khối lượng bệnh nhân mắc COVID-19, trong khi nhà xác, nhà tang lễ cũng chịu áp lực lớn. Theo các nhà nghiên cứu, tới nay đã có gần 50% trong tổng số 7,4 triệu dân của đặc khu hành chính này mắc COVID-19.

Dù đợt dịch lần này đã đạt đỉnh vào ngày 4/3, ước tính số người mắc COVID-19 có thể lên đến 4,5 triệu trước khi làn sóng này kết thúc. Các nhà nghiên cứu dự báo, đến ngày 1/5 tới, số ca tử vong do COVID-19 ở Hong Kong sẽ vượt mốc 5.000 người. Đến nay, đặc khu này đã ghi nhận tổng cộng trên 975.000 ca mắc và gần 5.000 người tử vong, phần lớn được ghi nhận trong 3 tuần vừa qua.

Ngày 17/3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã hối thúc nâng cấp mức độ kiểm soát và phòng chống dịch trong bối cảnh quốc gia đông dân nhất thế giới này đang đối phó với làn sóng dịch bệnh lớn nhất kể từ khi COVID-19 bùng phát tại nước này hồi cuối năm 2019.

Theo Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV, phát biểu khi chủ trì cuộc họp của Bộ Chính trị, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh, Trung Quốc phải kiềm chế đà lây lan của dịch COVID-19 càng sớm càng tốt trong khi vẫn tuân thủ chính sách "Zero COVID-19". Theo nhà lãnh đạo Trung Quốc, nước này phải nâng cấp mức độ kiểm soát và phòng chống dịch cũng như tiếp tục tối ưu hóa các biện pháp phòng chống dịch hiện hành. Ngoài ra, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng kêu gọi đẩy nhanh chương trình tiêm chủng, xét nghiệm nhanh và nghiên cứu thuốc điều trị để phòng chống dịch...

Chỉ 3 tuần trước, Trung Quốc ghi nhận số ca mắc COVID-19 dưới 100 ca/ngày. Tuy nhiên, con số này đã tăng vượt 1.000 ca/ngày trong 1 tuần qua. Trong hơn 1 năm, nước này cũng không ghi nhận ca tử vong mới nào do COVID-19 nhờ các biện pháp phòng chống dịch siết chặt. Tuy nhiên, biến thể Omicron dễ lây lan đang đặt ra thách thức cho chính sách "Zero COVID", khiến các thành phố của Trung Quốc, trong đó có Thâm Quyến, trung tâm công nghệ miền Nam nước này, phải áp đặt phong tỏa trong khi các thành phố khác ban bố các biện pháp hạn chế siết chặt.

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Anh, dưới 1% trẻ sơ sinh có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 nếu mẹ mắc COVID-19. Kết quả dựa trên tổng hợp và phân tích gần 500 nghiên cứu liên quan tới 29.000 sản phụ. Đây là nghiên cứu toàn diện nhất từ trước đến nay, qua đó cung cấp cái nhìn sâu rộng nhất về nguy cơ lây truyền virus SARS-CoV-2 từ mẹ sang con trong thai kỳ. Trong số 592 trẻ sơ sinh có đầy đủ dữ liệu về cách thức và thời điểm các bé mắc COVID-19, chỉ ghi nhận 7 trẻ nhiễm căn bệnh này khi còn trong bụng mẹ và 2 trẻ mắc bệnh khi chào đời.

Theo các nhà khoa học, công trình nghiên cứu sự tạo sự an tâm cho các bậc cha mẹ khi thấy rằng chưa đầy 1% trẻ sơ sinh có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 trong 48 giờ đầu tiên sau khi chào đời. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ nào giữa việc trẻ sơ sinh dương tính với SARS-CoV-2 và việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Nếu các triệu chứng chỉ kéo dài 1 tháng sau khi khỏi COVID-19 thì không được gọi là hậu COVID-19. Đây là lý giải của nhóm Quản lý lâm sàng tại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Theo đó, đối với hậu COVID-19, các triệu chứng thường kéo dài từ 2 tháng trở lên. Phổ biến nhất là 3 triệu chứng gồm mệt mỏi, khó thở và rối loạn chức năng nhận thức gây tình trạng sương mù não ( với các biểu hiện suy giảm trí nhớ, mất khả năng tập trung).

Vì vậy, thời điểm phù hợp nhất để khám hậu COVID-19 là khoảng 3 tháng sau khi mắc bệnh. Theo chuyên gia WHO, không có phương pháp điều trị chung cho mọi trường hợp mà phải tập trung vào các triệu chứng của từng người. Hiện không có bất kỳ loại thuốc nào để điều trị biến chứng hậu COVID-19 mà chỉ có các biện pháp can thiệp như phục hồi chức năng, cải thiện chất lượng cuộc sống…

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 17/3 đã lên tiếng báo động về sự gia tăng đột biến số ca mắc mới COVID-19 trên toàn cầu, mặc dù tỷ lệ xét nghiệm giảm và số ca mắc mới ghi nhận liên tục giảm trong nhiều tuần gần đây. WHO đã bày tỏ lo ngại về số ca mắc mới đặc biệt tăng mạnh tại châu Á.

Cơ quan này kêu gọi các nước nhanh chóng mở rộng chương trình tiêm chủng bao phủ, cũng như thận trọng cân nhắc các kế hoạch gỡ bỏ các biện pháp phòng dịch. WHO cho rằng, cho đến nay Omicron vẫn là biến thể dễ lây nhiễm nhất và các yếu tố khiến dịch lây lan nhanh hiện nay chính là việc các nước gỡ bỏ các biện pháp y tế như đeo khẩu trang, giãn cách xã hội và hạn chế đi lại, cũng như là việc các nước chưa hoàn tất chiến dịch tiêm chủng bao phủ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum đạt thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024

Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum đạt thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024

Ghi nhận những nỗ lực của tuổi trẻ ngành điện trong thời gian qua, tại chương trình Tổng kết chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè gắn với lễ kỷ niệm 10 năm “Thanh niên tình nguyện” và kỷ niệm 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè, Tỉnh đoàn Kon Tum đã khen thưởng 01 tập thể và 01 cá nhân thuộc Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum về thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Sáng nay, ngày 22/11/2024, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Đồng Nai lần thứ IV-năm 2024 đã chính thức diễn ra long trọng tại Trung tâm Hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai. Đại hội vinh dự được đón ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tham dự và chỉ đạo Đại hội.
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Phóng sự - Vũ Mừng - 19:17, 22/11/2024
Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – Một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Thời sự - PV - 18:50, 22/11/2024
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), chiều 22/11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet.
Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Pháp luật - Minh Thu - 18:38, 22/11/2024
Thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Bắc Kạn phối hợp với UBND các xã đẩy mạnh hoạt động TGPL trong đồng bào DTTS.
Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum đạt thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024

Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum đạt thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024

Tin tức - Ngọc Chí - 17:59, 22/11/2024
Ghi nhận những nỗ lực của tuổi trẻ ngành điện trong thời gian qua, tại chương trình Tổng kết chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè gắn với lễ kỷ niệm 10 năm “Thanh niên tình nguyện” và kỷ niệm 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè, Tỉnh đoàn Kon Tum đã khen thưởng 01 tập thể và 01 cá nhân thuộc Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum về thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024.
Đồng bào các dân tộc tỉnh Đồng Nai đoàn kết, chung sức xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh

Đồng bào các dân tộc tỉnh Đồng Nai đoàn kết, chung sức xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh

Tin tức - Duy Chí - 17:25, 22/11/2024
Sau 2 ngày làm việc (21 và 22/11/2024), Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024 tỉnh Đồng Nai với chủ đề: “Các dân tộc đoàn kết đổi mới, sáng tạo, phát huy tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã thành công tốt đẹp.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Sắc màu 54 - Lê Hường - 16:53, 22/11/2024
Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.
Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Trang địa phương - Lê Hường - 16:52, 22/11/2024
Sáng 22/11, Ban Tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh; 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà tham dự.
Tuổi trẻ Kon Tum sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần và Nhân dân gọi

Tuổi trẻ Kon Tum sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần và Nhân dân gọi

Trang địa phương - Ngọc Chí - 16:49, 22/11/2024
Ngày 22/12, Tỉnh đoàn Kon Tum tổ chức Lễ kỷ niệm 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè giai đoạn 2000 - 2024. Với nhiều sự đổi mới, cách làm hiệu quả, thông qua Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè mỗi năm, tuổi trẻ Kon Tum đã phát huy giá trị của nhiều phong trào thanh niên tình nguyện, đóng góp lớn vào sự phát triển chung của toàn tỉnh.
Việc sử dụng công nghệ số để làm báo đã trở thành vấn đề sống còn của báo chí

Việc sử dụng công nghệ số để làm báo đã trở thành vấn đề sống còn của báo chí

Tin tức - Ngọc Vân - 16:46, 22/11/2024
Đây là nội dung được ông Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh tại Hội nghị "Báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu mới của Điều lệ Giải báo chí quốc gia và tuyên truyền nhiệm vụ phát triển bền vững" khu vực phía Bắc, diễn ra sáng 22/11 tại Hà Nội, do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức.
Đăk Tô (Kon Tum): Thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo

Đăk Tô (Kon Tum): Thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 16:39, 22/11/2024
Bằng quyết tâm và sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đăk Tô (Kon Tum) đã phát huy hiệu quả, giúp hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện vươn lên, nâng cao đời sống, thu nhập, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.