Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Trên đỉnh sương giăng lấp lánh chuyện con chữ

Vũ Mừng - 6 giờ trước

Ít ngày trước, Lùng Chin Thượng vẫn nằm lặng lẽ trên đỉnh mây phủ. Dân bản đi làm nương từ khi gà chưa gáy, tối trở về bên bếp lửa cháy bập bùng, loanh quanh chỉ chuyện bắp, chuyện lúa. Nay, trong câu chuyện của mọi người đã lấp lánh thêm chuyện chữ, chuyện số...

100% số người chưa biết chữ trong thôn Lùng Chin Thượng đều đã đăng ký đi học
100% số người chưa biết chữ trong thôn Lùng Chin Thượng đều đã đăng ký đi học

Một lớp học - nhiều cuộc đời

Trời vừa sập tối, sương đã tràn xuống những khoảng rừng sa mộc, quấn quýt quanh các lối mòn đất ướt. Quãng đường từ trung tâm xã Thèn Chu Phìn, Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang (cũ), nay là xã Thàng Tín, tỉnh Tuyên Quang lên thôn Lùng Chin Thượng áng chừng 6 cây số, vắt qua nhiều dải núi đang say ngủ. Giữa tiếng nước trời ào ạt chảy từ các khe núi vào những thửa ruộng bậc thang, có tiếng chân người đang rảo bước lên đường tới lớp. Từ đỉnh cao nhất của Lùng Chin Thượng, ánh điện trong lớp học xóa mù chữ bừng qua ô cửa, ngước lên ngỡ như con đom đóm mắc lại giữa thăm thẳm núi rừng...

Cuối tháng 5/2025, lớp học xóa mù chữ ở thôn Lùng Chin Thượng được mở. Ở vùng biên viễn xa xôi này, vì đường xóc, hiểm trở, tay lái xe máy cũng được tính như một “năng lực chuyên môn” quan trọng. Thế nên, thầy giáo Nguyễn Chiến Hào, giáo viên Trường PTDTBT TH&THCS Thèn Chu Phìn xung phong làm chủ nhiệm lớp. Trợ giảng là những “thầy giáo” đặc biệt: Trung úy Lăng Thanh Quang, Đại úy Vũ Văn Bắc (Đồn Biên phòng Thàng Tín) và Đại úy Liệu Hồng Quân (Phó Trưởng Công an xã Thàng Tín).

Thầy giáo Nguyễn Chiến Hào, giáo viên Trường PTDTBT TH&THCS Thèn Chu Phìn xung phong làm Chủ nhiệm lớp
Thầy giáo Nguyễn Chiến Hào, giáo viên Trường PTDTBT TH&THCS Thèn Chu Phìn xung phong làm Chủ nhiệm lớp

Lớp có 26 học viên, phần lớn là các chị, các mẹ đã có tuổi, ngày lên nương, tối tới trường. Một vài người trong số họ có con đang học tại trường bán trú của xã. Vậy là tối về, mẹ học lớp xóa mù, con học lớp chính khóa, có khi mẹ quên nét chữ lại quay sang hỏi con. Hai mẹ con cùng học!

Những ngày đầu lớp học được mở, cán bộ xã, thôn, cùng các thầy, cô giáo phải tất tả xuống từng nhà vận động. Nhiều người khăng khăng: Có tuổi rồi đi học ngại lắm! Thầy cô phải lựa lời thuyết phục, lớp chỉ mở buổi tối, đi học không gặp ai thì sẽ không ngại. Nhiều khi vào thế bí, các thầy cô nhờ luôn học sinh là con em của đồng bào đang học tập tại trường vận động chính phụ huynh, ông bà của mình ra lớp. Nhờ vậy, 100% số người chưa biết chữ trong thôn đều đã đăng ký đi học.

Trong lúc chờ học viên chuẩn bị dụng cụ học tập, thầy giáo Nguyễn Chiến Hào kể, thôn Lùng Chin Thượng, xã biên giới Thàng Tín, tỉnh Tuyên Quang có 105 hộ, với hơn 400 nhân khẩu là đồng bào dân tộc Mông, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn.

Tại lớp học cũng có những học viên lớn tuổi, các con đều đi làm ăn xa đành phải gửi lại cháu cho ông bà, thế nên cả ông bà cùng các cháu tới lớp
Tại lớp học cũng có những học viên lớn tuổi, các con đều đi làm ăn xa đành phải gửi lại cháu cho ông bà, thế nên cả ông bà cùng các cháu tới lớp

Tại lớp học cũng có những học viên lớn tuổi, các con đều đi làm ăn xa đành phải gửi lại cháu cho ông bà, thế nên cũng có khi bà địu cháu đến lớp, cháu xem bà đánh vần. Cứ tới 7h tối là cả lớp bắt đầu học. Nhiều lần học viên đi làm nương rồi vào lớp học ngay, tan giờ học mới trở về nhà.

Niềm vui của chị Vàng Thị Pà những ngày tới lớp
Niềm vui của chị Vàng Thị Pà những ngày tới lớp

Nửa đời người gùi nặng trên lưng, nay mới được ngồi thẳng để tập tô con chữ, chị Vàng Thị Pà chăm chú dõi theo nét phấn đang vỡ ra thành chữ cái trên bảng, rồi bảo: Quả bí thì dài mà viết tên nó lại ngắn. Vì giá đỗ nó cong nên trên đầu nó có dấu ngã loằng ngoằng!

Cả lớp cười ồ. Thầy giáo cũng cười theo, bảo: Thế mà đúng thật!

(BÀI) Chữ “nảy mầm” trên đỉnh sương giăng 5

Còn với chị Hoàng Thị Dính, suốt mấy chục năm không biết chữ, không biết viết tên, mỗi lần làm giấy tờ lại ngại ngùng, rụt rè xin cán bộ cho lăn tay vào hộp mực đỏ để điểm chỉ. Có dạo cán bộ khuyến nông mang tới cẩm nang mùa vụ, hướng dẫn gieo trồng giống lúa mới, nhưng chị không hiểu trong đó là những gì. Mùa ấy, cứ gieo thôi, còn được mùa hay không thì lại “cầu trời”!

Giờ thì khác rồi, nhìn chị cầm cây bút mà thấy như cầm được một phần cuộc đời mà trước đây chị chỉ biết buông tay.

Người “gieo chữ” - Người gieo niềm tin

Giữ vai trò quan trọng trong lớp, ba “thầy giáo” Lăng Thanh Quang, Vũ Văn Bắc và Liệu Hồng Quân không chỉ hỗ trợ việc học chữ, mà còn là cầu nối để chuyển tải chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến từng học viên bằng cách gần gũi, dễ hiểu nhất.

Trung úy Lăng Thanh Quang, Đại úy Vũ Văn Bắc, Đại úy Liệu Hồng Quân - Ba thầy giáo đặc biệt ở Lùng Chín Thượng.
Trung úy Lăng Thanh Quang, Đại úy Vũ Văn Bắc, Đại úy Liệu Hồng Quân - Ba thầy giáo đặc biệt ở Lùng Chin Thượng.

Với người dân của Lùng Chin Thượng, các anh không chỉ là cán bộ Đồn Biên phòng, Công an xã, mà còn như người thân trong nhà - những người kiên nhẫn giảng từng con chữ, lắng nghe từng nỗi lo, chia sẻ từng câu chuyện từ bản làng. Mỗi buổi học vì thế không chỉ là giờ học chữ, mà còn là những giờ sinh hoạt cộng đồng, nơi có chuyện mùa vụ, chuyện giữ rừng, chuyện làm ăn và cả chuyện người tốt, việc tốt ở ngay quanh mình.

Trung úy Lăng Thanh Quang: Bản thân em không chỉ coi đây là nhiệm vụ, mà hơn cả, đó là sự gắn bó chân thành với đồng bào vùng biên. Bởi chúng em là bộ đội mà!
Trung úy Lăng Thanh Quang: Bản thân em không chỉ coi đây là nhiệm vụ, mà hơn cả, đó là sự gắn bó chân thành với đồng bào vùng biên. Bởi chúng em là bộ đội mà!

Trung úy Lăng Thanh Quang cho biết, xóa nghèo cho người dân vốn đã là nhiệm vụ quan trọng, luôn khiến cán bộ, chiến sĩ của Đồn trăn trở. Nhưng xóa mù chữ cũng không kém phần cấp thiết. Bởi suy cho cùng, chính tình trạng mù chữ là căn nguyên sâu xa dẫn đến cái nghèo. "Khi chưa biết đọc, biết viết, người dân khó nắm bắt chủ trương, chính sách, khó tiếp cận kiến thức sản xuất, càng khó thoát khỏi vòng luẩn quẩn của lạc hậu, mặc cảm và khép mình. Thế nên, bản thân em không chỉ coi đây là nhiệm vụ, mà hơn cả, đó là sự gắn bó chân thành với đồng bào vùng biên. Bởi chúng em là bộ đội mà!", Trung úy Lăng Thanh Quang bày tỏ.

Giữa giờ giải lao, thấy học viên rôm rả chuyện trò, tôi chăm chú lắng nghe. Mọi người cùng bàn, tới ngày lễ tổng kết, để kỷ niệm sẽ tặng các thầy giáo đứng lớp mỗi người chục quả trứng gà!

Biết chữ - Con đường mở ra hy vọng thoát nghèo cho người dân Lùng Chin Thượng
Biết chữ - Con đường mở ra hy vọng thoát nghèo cho người dân Lùng Chin Thượng

Đại úy Vũ Văn Bắc nghe tôi kể, rồi thật thà: Bà con mình ở đây cái gì cũng thiếu, chỉ gian khó là thừa, nhưng quân và dân biên giới là vậy. Xa gia đình, bám biên cương làm nhiệm vụ, trong mọi hoàn cảnh, chúng em luôn được đồng bào cưu mang, chở che và đùm bọc!

Tôi cũng hiểu ra rằng, món quà kia chính là tấm lòng của thôn bản dành cho những người đang ngày đêm đi giữ thôn bản…

Một lớp học, vài bộ bàn ghế đơn sơ và vài chục con người... nhưng hóa ra, nơi ấy lại chất chứa biết bao nghĩa tình. Ở đó, không chỉ người học mà cả người dạy cũng gửi gắm rất nhiều điều vượt xa những con chữ.

Cung đường tới lớp học của các thầy giáo tại Lùng Chin Thượng
Cung đường tới lớp học của các thầy giáo tại Lùng Chin Thượng

Rời lớp học, ngang qua con suối nước đã dâng gần nửa bánh xe. Trong lúc chờ mọi người vượt suối, Đại úy Liệu Hồng Quân kết luận: Thêm một người biết chữ là biên cương thêm một lần vững vàng…

Tối hôm sau, tôi trở về Vinh Quang, nơi từng là trung tâm của huyện Hoàng Su Phì trước ngày sáp nhập. Sao khuya đầy trời như mặt bể nổi lân tinh, vòm trời trong vắt in hằn những bóng núi cao ngất ở phía xa mãi. Biết đâu, một trong số những ánh sáng nhấp nháy trên khoảng không vời vợi kia lại có ánh điện của lớp học xóa mù chữ trên đỉnh Lùng Chin Thượng! Tôi nghĩ thế và lấy điện thoại gọi cho thầy giáo Nguyễn Chiến Hào. 

Trong làn sóng vô tuyến, thoảng nghe văng vẳng tiếng đánh vần trong lớp học, mà bỗng thấy lòng ấm hơn bếp lửa hồng. Bất giác lại nhớ mấy câu hát của nhạc sĩ Nguyễn Huy Hùng: Khi ông mặt trời đi ngủ/ Mẹ lên lớp bên ánh đèn/ Bản làng em rộn vang tiếng hát… 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Trắng tay sau lũ

Trắng tay sau lũ

Đặt chân đến bản Cửa Rào 2 (Tương Dương, Nghệ An), thì lũ dữ đã lùi xa đến mấy mét. Dòng sông Cả đã hiền hòa trở lại. Duy chỉ có màu nước thì vẫn quạch đỏ, đỏ như đôi mắt ráo hoảnh của chính những người dân đã mất nhà nơi ấy.
Phục dựng nét đẹp văn hóa tín ngưỡng của người Chăm Hroi

Phục dựng nét đẹp văn hóa tín ngưỡng của người Chăm Hroi

Sắc màu 54 - T.Nhân - 6 phút trước
Trong đời sống văn hóa và tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng người Chăm Hroi (nhánh địa phương của dân tộc Chăm) ở xã Vân Canh, tỉnh Gia Lai gắn với các lễ hội truyền thống diễn ra quanh năm như: Lễ cầu mưa, Lễ hội mặt trời - mặt trăng, Lễ đổ đầu… Mỗi lễ hội có nét đặc trưng riêng, nhưng độc đáo nhất là Lễ cúng thần làng (Quai yang cham).
Dịch tả lợn châu Phi: Một số dấu hiệu nhận biết thịt lợn bị nhiễm bệnh

Dịch tả lợn châu Phi: Một số dấu hiệu nhận biết thịt lợn bị nhiễm bệnh

Sức khỏe - Minh Nhật - 37 phút trước
Cả nước hiện ghi nhận hàng trăm ổ dịch tả lợn châu Phi, và con số này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Bới đất tìm trường sau cơn lũ

Bới đất tìm trường sau cơn lũ

Giáo dục - Thanh Hải - 2 giờ trước
Ngày 28/7, cán bộ, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Mỹ Lý 2 (Mỹ Lý, Nghệ An) có mặt tại điểm chính, phối hợp cùng lực lượng địa phương, phụ huynh học sinh bới đất tìm trường sau cơn lũ. Mồ hôi hòa lẫn nước mắt trong xót xa, tiếc nuối.
Nghĩa xóm, tình làng trong xóa nhà tạm ở vùng cao Quảng Ninh

Nghĩa xóm, tình làng trong xóa nhà tạm ở vùng cao Quảng Ninh

Xã hội - Mỹ Dung - 2 giờ trước
"...Họ hàng, bạn bè, xóm giềng ai có gì giúp nấy, người cho thùng sơn cũ, người giúp chở vật liệu, người phụ lợp mái, người cho ít gạch...", là chia sẻ của anh Lỷ Tắc Quay ở thôn Nà Nhái, xã Bình Liêu (Quảng Ninh) - một hộ thuộc diện được hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát. Thời gian qua, ngoài sự hỗ trợ từ Nhà nước, thì sự chung tay của bà con, lối xóm đã giúp nhiều hộ dân nơi vùng cao hoàn thiện những căn nhà vững chãi đúng hẹn, để bà con an cư trước mùa mưa bão.
Đắk Mil giữ mạch tín dụng thông suốt, phục vụ người dân tận nơi

Đắk Mil giữ mạch tín dụng thông suốt, phục vụ người dân tận nơi

Kinh tế - Mai Hương - 3 giờ trước
Sau ngày 1/7/2025, khi việc sắp xếp lại đơn vị hành chính theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp chính thức có hiệu lực, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Đắk Mil, tỉnh Lâm Đồng đã chủ động duy trì hiệu quả hoạt động, đảm bảo không gián đoạn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của người dân.
Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Trong danh mục 23 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận, tỉnh Điện Biên có 1 di sản thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng là Lễ hội Pang Phoóng (Tạ ơn) của cộng đồng dân tộc Kháng, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo.
Đậm chất quê nơi chợ phiên Hà Giang

Đậm chất quê nơi chợ phiên Hà Giang

Sắc màu 54 - Khánh Huyền - 3 giờ trước
Mỗi sáng cuối tuần, trong làn sương mỏng trên triền núi đá, bước chân người lại rộn ràng đổ về chợ phiên Phương Độ và Phương Thiện - hai phiên chợ truyền thống của đồng bào các DTTS ở phường Hà Giang 1, tỉnh Tuyên Quang. Trải nghiệm với chợ phiên này sẽ được cảm nhận hơn về hình ảnh trao đổi hàng hóa của đồng bào DTTS, cảm nhận hơn về không gian văn hóa đậm đà bản sắc đầy chất quê hương nơi vùng núi Tuyên Quang .
Nhiều đường giao thông tại xã vùng cao Măng Ri bị sạt lở, nguy cơ đứt gãy

Nhiều đường giao thông tại xã vùng cao Măng Ri bị sạt lở, nguy cơ đứt gãy

Trang địa phương - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Ngày 28/7, ông Phạm Xuân Quang - Chủ tịch UBND xã Măng Ri, tỉnh Quảng Ngãi, cho biết, do ảnh hưởng của mưa bão, nhiều đường giao thông quan trọng trên địa bàn xã đã bị sụt lún, sạt lở, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân.
Điểm hẹn Quảng Trị

Điểm hẹn Quảng Trị

Sự kiện - Bình luận - An Yên - 3 giờ trước
Bất cứ một ai đã chọn điểm đến là Quảng Trị, thì sẽ gặp nhau trong nỗi xúc động buổi hòa bình. Có lẽ vì thế mà Quảng Trị đã trở thành một điểm hẹn thời hậu chiến, thắp lên trong tâm tưởng mỗi người những rưng rưng thương nhớ, tự hào…
Quảng Ngãi: Rà soát, hỗ trợ người dân trồng sâm Ngọc Linh bị thiệt hại do mưa bão

Quảng Ngãi: Rà soát, hỗ trợ người dân trồng sâm Ngọc Linh bị thiệt hại do mưa bão

Trang địa phương - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Ngày 28/7, Tỉnh ủy Quảng Ngãi có công văn yêu cầu rà soát, hỗ trợ thiệt hại do mưa bão gây ra đối với vùng trồng sâm Ngọc Linh.
Cần Thơ: Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất

Cần Thơ: Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất

Trang địa phương - Như Tâm - Tào Đạt - 5 giờ trước
Trong 20 năm triển khai trên địa bàn Cần Thơ, phong trào Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc ngày càng đi vào chiều sâu và tạo sự lan tỏa rộng khắp. Đã có nhiều mô hình điển hình gắn với các phong trào thi đua khác đã phát huy hiệu quả, với hơn 200 mô hình “Dân vận khéo” và có 8 mô hình đã được Bộ Công an biểu dương, nhân rộng toàn quốc.