Chương trình kích cầu thu hút khách du lịch năm 2024 với chủ đề “Quảng Nam – Miền xanh Di sản”, sẽ diễn ra từ tháng 5 đến tháng 11/2024. Chương trình gồm 02 giai đoạn: giai đoạn 1 “Quảng Nam – Cảm xúc mùa hè” từ tháng 5 đến tháng 8/2024 và giai đoạn 2 “Mùa vàng xứ Quảng” từ tháng 9 đến hết tháng 11/2024, với nhiều gói sản phẩm du lịch đặc sắc với chính sách giá ưu đãi và các dịch vụ chất lượng phục vụ khách du lịch đến với Quảng Nam.
Với mục đích lựa chọn một số sản phẩm nông nghiệp đặc trưng mỗi địa phương (OCOP) để tập trung hỗ trợ phát triển thành hàng hóa, đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng, mở rộng thị trường, hướng tới xuất khẩu, UBND Bình Định chỉ đạo các sở, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng Đề án hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh.
Với các giải pháp linh hoạt, phù hợp thực tế từng địa phương, Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở tỉnh Gia Lai đã trở thành phong trào sôi nổi rộng khắp, được người dân đồng thuận hưởng ứng tham gia thực hiện để hoàn thành các tiêu chí. Nhờ đó, buôn làng vùng nông thôn đã có chuyển biến mạnh mẽ, đời sống của người dân được nâng lên.
Tổng sản phẩm địa phương (GRDP) của Bình Định quý I – 2024 tăng 6,3% so với cùng kỳ. Tốc độ tăng trưởng xếp thứ 22/63 địa phương cả nước, thứ 7/14 địa phương vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ và xếp thứ nhất trong 5 địa phương khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung.
Ngày 16/4, tại Thư viện tỉnh Bình Định, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Chương trình phát động, hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Bình Định lần thứ 3 năm 2024.
Xác định nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Quảng Nam đã đẩy mạnh việc triển khai phân bổ vốn để thực hiện nhiều chương trình, dự án. Nhờ đó, nhiều địa phương đã đầu tư hỗ trợ sinh kế cho người dân, góp phần giảm đáng kể tỷ lệ hộ nghèo. Đăc biệt, việc lồng ghép hiệu quả các nguồn vốn giúp các huyện miền núi đầu tư xây dựng nông thôn mới (NTM), làm thay đổi đáng kể diện mạo các thôn làng.
Công tác thống kê, điều tra dân số và nhà ở nói chung, vùng DTTS ở Nghệ An trong tháng 4 năm 2024 đang bước vào giai đoạn cuối cùng. Dù gặp một số khó khăn, vướng mắc nhưng tiến độ điều tra, thống kê vẫn đảm bảo theo kế hoạch.
Trận lốc xoáy kèm mưa đá đã gây hư hại một số nhà ở, hoa màu của nhân dân các xã thuộc huyện Kỳ Sơn, Anh Sơn (Nghệ An). Chính quyền địa phương đang nỗ lực bám sát địa bàn, hướng dẫn và hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống.
Ngày 15/4, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức họp báo công bố Quy hoạch tỉnh và Xúc tiến đầu tư năm 2024. Ông Dương Xuân Huyên - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Tham dự họp báo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh Lạng Sơn và các cơ quan thông tấn báo chí trung ương, địa phương.
Ngày 15/4, Đoàn công tác của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Cà Mau do ông Nguyễn Tiến Hải - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau làm Trưởng đoàn, đã đến thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại chùa Rạch Giồng, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình. Cùng tham gia Đoàn công tác có đại diện lãnh đạọ các sở, ban ngành của tỉnh.
Ngày 14/4, trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III - năm 2024, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (Tp. Pleiku, Gia Lai) đã diễn ra các trò chơi truyền thống dân tộc như đi cà kheo, giã gạo chày đôi, nhảy bao bố tiếp sức.
Ngày 14/4, tại Tp. Hạ Long, Hội Doanh nhân trẻ Quảng Ninh đã phối hợp với Câu lạc bộ Xúc tiến thương mại đầu tư doanh nhân trẻ Việt Nam khai mạc Triển lãm Xúc tiến thương mại và đầu tư doanh nhân trẻ Việt Nam tại Quảng Ninh.
Sau 2 ngày diễn ra các hoạt động sôi nổi tại khu vực Quảng trường Đại Đoàn Kết (Tp. Pleiku, Gia Lai), chiều 14/4, Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III - năm 2024 đã chính thức khép lại.
Việc phát triển sản xuất theo mô hình “3 cây 3 con” (gồm cây keo, chuối, cao su; heo, bò, dê), không chỉ cải thiện thu nhập cho người dân, mà còn giúp các địa phương chủ động hơn trong việc hình thành các chuỗi sản xuất mang giá trị kinh tế cao. Tại các huyện miền núi Quảng Nam, mô hình này đã phát huy hiệu quả, giúp người dân thoát nghèo bền vững và vươn lên làm giàu.
Qua hơn 3 năm triển khai, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần thay đổi đáng kể diện mạo và đời sống vùng đồng bào DTTS ở các bản làng vùng cao huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Thời gian qua, những Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Khánh Hoà đã tích cực “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, tránh xa tệ nạn… Họ được ví như những “cây đại thụ” của buôn làng. Có dịp trò chuyện với họ, chúng tôi cảm nhận được sự tận tâm, cống hiến hết sức mình cho sự bình yên, phát triển của cộng đồng.
Ngày 13/4, tại quảng trường Đại Đoàn Kết (Tp. Pleiku, Gia Lai), gần 150 nghệ nhân đến từ 17 huyện, thị xã, thành phố đã tự hào khoác lên mình những bộ trang phục rực rỡ sắc màu, mang vẻ đẹp đặc trưng, độc đáo của mỗi dân tộc để trình diễn. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III - năm 2024.
Tối 13/4, tại Tp. Pleiku, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai đã tổ chức đêm hội “Sức sống cội nguồn” tôn vinh văn hóa các dân tộc. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III - năm 2024.
Ngày 13/4, tại TP Hạ Long đã diễn ra lễ phát động chương trình Nối vòng tay nhân ái tỉnh Quảng Ninh năm 2024 với chủ đề “Yêu thương lan tỏa, thắp sáng niềm tin”.
Trong 3 năm từ năm 2021 đến 2023, người dân Thanh Hóa đã hiến 1,5 triệu m2, 640 tỷ đồng và 590 ngàn ngày công lao động để hiện đại hóa đường giao thông, các công trình công cộng... trong quá trình xây dựng nông thôn mới.