Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

TP. Hồ Chí Minh thành lập 7 Sở mới sau khi hợp nhất, sắp xếp lại bộ máy

Tào Đạt - 11:23, 21/02/2025

Sau khi tổ chức lại bộ máy, UBND TP. Hồ Chí Minh có 16 cơ quan chuyên môn, giảm 5 cơ quan so với trước đây. Thành phố thành lập mới Sở Dân tộc và Tôn giáo. Ông Nguyễn Duy Tân được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc.

Kỳ họp HĐND TP. Hồ Chí Minh lần thứ 21, khóa X, thông qua nghị quyết về thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố
Kỳ họp HĐND TP. Hồ Chí Minh lần thứ 21, khóa X, thông qua Nghị quyết về thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố

Tại Kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề) HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026, diễn ra chiều 20/2, các đại biểu đã thống nhất thông qua Nghị quyết về thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh. Bộ máy cơ quan chuyên môn mới gồm 7 Sở được thành lập mới; 8 đơn vị tinh gọn đầu mối, tổ chức bên trong hoặc tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ và Sở An toàn thực phẩm thực hiện thí điểm theo Nghị quyết 98/2023 của Quốc hội.

Các sở được thành lập mới gồm: Sở Tài Chính, Sở Giao thông công chánh, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Nội vụ, Sở Dân tộc và Tôn giáo.

Các cơ quan tinh gọn đầu mối, tổ chức bên trong là Thanh tra Thành phố, Sở Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tư pháp, Sở Công Thương, Văn phòng UBND TP. Hồ Chí Minh.

Như vậy, UBND TP. Hồ Chí Minh có 16 cơ quan chuyên môn sau khi sắp xếp bộ máy (giảm 5 cơ quan so với trước đây), gồm: Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Xây dựng, Sở Giao thông công chánh, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch, Sở Dân tộc và Tôn giáo, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tư pháp, Sở Công Thương, Văn phòng UBND TP. Hồ Chí Minh, Thanh tra Thành phố và Sở An toàn thực phẩm.

Trong vòng 30 ngày kể từ khi Nghị quyết có hiệu lực, các cơ quan, đơn vị tiếp tục chức năng, nhiệm vụ trong giai đoạn chuyển tiếp cho đến khi cấp có thẩm quyền ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức.

Cũng tại Kỳ họp, HĐND TP. Hồ Chí Minh đã thông qua Tờ trình về cơ cấu tổ chức của các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND TP. Thủ Đức. Cơ cấu bộ máy TP. Thủ Đức sẽ giảm từ 16 cơ quan xuống còn 14 cơ quan trực thuộc, bao gồm: Phòng Nội vụ; Phòng Quy hoạch - Đất đai; Phòng Giao thông công chánh; Văn phòng HĐND và UBND; Phòng Tư pháp; Thanh tra; Phòng Y tế; Phòng Giáo dục và Đào tạo; Phòng Tài chính; Phòng Kinh tế - Kế hoạch và Đầu tư; Phòng Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Phòng Khoa học - Công nghệ và Thông tin; Thanh tra xây dựng; Trung tâm Hành chính công.

Kỳ họp HĐND TP. Hồ Chí Minh cũng thông qua Nghị quyết về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Sở An toàn thực phẩm. Cụ thể, Sở An toàn thực phẩm sẽ có 5 đơn vị trực thuộc thay vì 6 đơn vị như trước đây. Bộ máy của Sở An toàn thực phẩm gồm Văn phòng Sở, Thanh tra sở, Phòng Quản lý hành nghề, Phòng Quản lý tiêu chuẩn và Kiểm nghiệm, Phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm và truyền thông.

Lãnh đạo UBND TP. Hồ Chí Minh trao quyết định cho 7 Giám đốc sở mới thành lập
Lãnh đạo UBND TP. Hồ Chí Minh trao Quyết định cho 7 Giám đốc Sở mới thành lập

(*) Ngay sau khi HĐND Thành phố thông qua Tờ trình về ban hành Nghị quyết thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố, chiều cùng ngày, UBND TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ trao Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc cho 7 Sở mới thành lập.

Cụ thể, tại Sở Tài chính, bổ nhiệm bà Lê Thị Huỳnh Mai giữ chức Giám đốc; 7 Phó Giám đốc: Nguyễn Hoàng Hải, Nguyễn Ngọc Thảo, Trần Thị Mai Phương, Đinh Khắc Huy, Quách Ngọc Tuấn, Đỗ Đăng Ái, Phạm Trung Kiên.

Tại Sở Nội vụ, bổ nhiệm ông Võ Ngọc Quốc Thuận giữ chức Giám đốc; 4 Phó Giám đốc: Nguyễn Bắc Nam, Phạm Thị Hồng Thắm, Lượng Thị Tới, Phan Kiều Thanh Hương.

Tại Sở Xây dựng, bổ nhiệm ông Trần Hoàng Quân giữ chức Giám đốc; 5 Phó Giám đốc: Phạm Minh Mẫn, Huỳnh Thanh Khiết, Phạm Ngọc Phúc, Trương Trung Kiên, Phan Văn Tuấn.

Tại Sở Giao thông công chánh, bổ nhiệm ông Trần Quang Lâm giữ chức Giám đốc; 4 Phó Giám đốc: Bùi Hòa An, Võ Khánh Hưng, Đặng Phú Thành, Nguyễn Thành Lợi.

Tại Sở Khoa học và Công nghệ, bổ nhiệm ông Lâm Đình Thắng giữ chức Giám đốc; 3 Phó Giám đốc: Lê Thanh Minh, Nguyễn Thị Kim Huệ, Võ Minh Thành.

Tại Sở Dân tộc và Tôn giáo, bổ nhiệm ông Nguyễn Duy Tân giữ chức Giám đốc; 5 Phó Giám đốc: Trần Xuân Điền, Huỳnh Văn Hồng Ngọc, Đặng Thị Tuyết Mai, Tăng Phước Lộc, Đinh Văn Hòa.

Tại Sở Tài nguyên và Môi trường, bổ nhiệm ông Nguyễn Toàn Thắng giữ chức Giám đốc; 7 Phó Giám đốc: Nguyễn Minh Nhựt, Võ Trung Trực, Huỳnh Văn Thanh, Nguyễn Xuân Hoàng, Dương Đức Trọng, Nguyễn Hữu Hoài Phú, Nguyễn Thị Thanh Mỹ.

Ngoài ra, UBND TP. Hồ Chí Minh quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Ngọc Hồi làm Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể Thao, ông Nguyễn Tăng Minh làm Phó Giám đốc Sở Y tế, bà Huỳnh Lê Như Trang làm Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu

Gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), chiều 15/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu khu vực miền Bắc.
Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Phát huy vai trò Người có uy tín để “việc khó thành dễ” (Bài 2)

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Phát huy vai trò Người có uy tín để “việc khó thành dễ” (Bài 2)

Phóng sự - Lê Hường - 4 phút trước
Đội ngũ những Người có uy tín ở cơ sở đã thể hiện tốt vai trò, trách nhiệm, tận tụy tuyên truyền, vận động Nhân dân tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa, an ninh trật tự; chủ động phát huy nội lực trong phát triển kinh tế - xã hội để thoát nghèo, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, góp sức thúc đẩy sự phát triển nơi buôn làng...Khi vai trò của Người có uy tín được phát huy, "việc khó cũng thành dễ".
Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Phóng sự - Lê Hường - 1 giờ trước
Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt . Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây Nguyên. Họ chính là lực lượng quần chúng đặc biệt của chính quyền địa phương, làm việc vì cộng đồng không mệt mỏi, là trung tâm đoàn kết, là “điểm tựa" của buôn làng.
Niềm vui Tết Chôl Chnăm Thmây

Niềm vui Tết Chôl Chnăm Thmây

Sắc màu 54 - Tào Đạt - 2 giờ trước
Ðồng bào Khmer Nam Bộ hiện có hơn 1,3 triệu người, sinh sống thành cộng đồng, đan xen với các dân tộc Kinh, Hoa và một số dân tộc khác. Hằng năm, cứ đến giữa tháng Tư, đồng bào Khmer lại rộn ràng vui đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây - lễ hội quan trọng nhất, đánh dấu thời điểm năm mới theo lịch cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer.
Hành trình tìm con chữ nơi rẻo cao

Hành trình tìm con chữ nơi rẻo cao

Giáo dục - Nguyễn Nga - 2 giờ trước
Điểm trường Hoàng Trù Văn thuộc Trường Mầm non Sin Suối Hồ ở bản Chảng Phàng (xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, Lai Châu) - nằm cách trung tâm xã 20km. Nơi đây chưa có điện, chưa có chợ và chưa có đường giao thông thuận lợi. Dẫu gian nan, nhưng những học trò người DTTS vẫn kiên trì vượt qua quãng đường gập ghềnh để đến lớp.
Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững – Bài 1

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững – Bài 1

Dân tộc - Tôn giáo - Hà Anh - 2 giờ trước
Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét về hạ tầng, sinh kế bền vững, phát triển giáo dục, y tế, bảo tồn văn hóa truyền thống … mang lại sự thay đổi toàn diện, nâng cao chất lượng sống và tạo ra cơ hội phát triển cho hàng triệu người dân nơi đây.
Phum sóc rộn ràng Tết Chôl Chnăm Thmây

Phum sóc rộn ràng Tết Chôl Chnăm Thmây

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 15/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Phum sóc rộn ràng Tết Chôl Chnăm Thmây. Muôn kiểu "giải nhiệt" cho cây. Người giữ gìn nghề dệt thổ cẩm ở thôn Đăk Niêng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tu tập để sống tử tế, yêu thương và trách nhiệm

Tu tập để sống tử tế, yêu thương và trách nhiệm

Phóng sự - Thanh Hải - 2 giờ trước
Không có phương pháp tu hành nào hay hơn, tốt hơn, mà chỉ có phương pháp phù hợp với mỗi người. Những chuyến tham quan thực tế, trải nghiệm đời sống thiền môn thông qua các khóa tu của những bạn trẻ… cũng là một phương pháp được hiểu theo nghĩa như thế. Để rồi đích đến, là mỗi người hiểu rõ về chính mình, thấy được những vấn để của bản thân để sửa đổi; để sống tử tế, yêu thương và trách nhiệm hơn.
Ngân vang tiếng đàn pơ lơn khơn

Ngân vang tiếng đàn pơ lơn khơn

Sắc màu 54 - PV - 3 giờ trước
Cùng với cồng chiêng và một số loại nhạc cụ khác, đàn pơ lơn khơn thường được đồng bào Bana ở trong tỉnh Bình Định sử dụng hòa tấu trong dàn nhạc. Được xem là loại nhạc cụ xuất hiện sớm trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Bana, đàn pơ lơn khơn được bà con gìn giữ thực hành trình diễn, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị dân ca, dân nhạc của người Bana.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân, Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia Abiy Ahmed Ali và Phu nhân đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) từ ngày 14-17/4/2025.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Ethiopia

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Ethiopia

Thời sự - PV - 20:46, 15/04/2025
Chiều 15/4, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia Abiy Ahmed Ali và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư từ ngày 14-17/4.
Xóa nhà tạm, nhà dột nát – trách nhiệm từ trái tim: Thần tốc và quyết liệt (Bài 2)

Xóa nhà tạm, nhà dột nát – trách nhiệm từ trái tim: Thần tốc và quyết liệt (Bài 2)

Dân tộc - Tôn giáo - Sỹ Hào - 19:00, 15/04/2025
Chỉ trong thời gian ngắn kể từ khi Chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước được phát động, hàng trăm nghìn ngôi nhà đã được khởi công, bàn giao cho hộ nghèo. Đây là thành quả từ sự quyết liệt trong chỉ đạo và thần tốc trong thực hiện, thể hiện trách nhiệm từ trái tim của cả hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội trong nỗ lực xóa nhà tạm, nhà dột nát.