Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử tại Hà Nội

PV - 17:17, 08/05/2021

Ngày 8/5, các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV, đơn vị bầu cử số 1, thành phố Hà Nội đã tham dự Hội nghị tiếp xúc giữa người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV với cử tri các quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, trình bày chương trình hành động, vận động bầu cử theo luật định.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân uỷ Trung ương phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân uỷ Trung ương phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Hội nghị được thực hiện bằng hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến từ trụ sở Quận ủy-HĐND-UBND quận Ba Đình đến quận Đống Đa, quận Hai Bà Trưng và 53 phường của ba quận.

Tham dự Hội nghị có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo công tác bầu cử thành phố Hà Nội Đinh Tiến Dũng; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố, Chủ tịch Ủy ban bầu cử thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn; đại diện các ban, ngành, cơ quan, tổ chức chính trị, xã hội, doanh nghiệp và 2420 cử tri đại diện cho cử tri của các quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng có mặt tại các điểm cầu.

Đơn vị bầu cử số 1 thành phố Hà Nội gồm 5 ứng cử viên: ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Quân ủy Trung ương, tham gia Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương; ông Nguyễn Trúc Anh, Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy cơ quan, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc thành phố Hà Nội; Thiếu tướng Nguyễn Quốc Duyệt, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; bà Nguyễn Thị Hà Tuyên, Phó Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Hoàng Văn Thụ; ông Vũ Tiến Vượng, nghiên cứu viên Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Sau khi nghe đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội giới thiệu tóm tắt tiểu sử của người ứng cử, các ứng cử viên đã lần lượt báo cáo cử tri về dự kiến chương trình hành động nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa XV và lắng nghe các kiến nghị, mong muốn của cử tri các quận Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng nêu ra.

Tại Hội nghị, các ứng cử viên bày tỏ vinh dự được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV. Các ứng cử viên khẳng định nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội, sẽ nỗ lực phấn đấu, thường xuyên liên hệ, gắn bó, lắng nghe ý kiến, kiến nghị, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri... Các ứng cử viên nhấn mạnh chương trình hành động là cơ sở để phát huy tốt vai trò của người đại biểu nhân dân, phản ánh trung thực và bảo vệ tối đa lợi ích, nguyện vọng của Nhân dân.

Các ứng cử viên khẳng định sẽ nỗ lực học tập, tu dưỡng rèn luyện, cùng các đại biểu Quốc hội nghiên cứu xây dựng hoàn thiện, thông qua hệ thống các luật, nghị quyết của Quốc hội và tham gia quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, tích cực tham gia giám sát việc thực thi pháp luật, giám sát hoạt động của Nhà nước, Chính phủ, chính quyền địa phương, góp phần nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương trình bày Chương trình hành động. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương trình bày Chương trình hành động. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Các ứng cử viên thường xuyên bám sát cơ sở, gần gũi, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân. Cụ thể, tham gia vào các vấn đề liên quan đến nâng cao công tác quy hoạch, xây dựng hạ tầng đô thị; bảo vệ môi trường, không gian, trật tự đô thị, an toàn thực phẩm, đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục; bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và trẻ em, phát huy vai trò của phụ nữ trong việc xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, góp phần ổn định xã hội, xây dựng, phát triển thủ đô và đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại, phát triển kinh tế gắn với bảo tồn và trùng tu các giá trị văn hóa, quốc phòng an ninh…

Với năng lực và kinh nghiệm công tác của mình, các ứng cử viên đều khẳng định, liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thường xuyên tiếp xúc với cử tri, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri với Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan. Ngoài ra cố gắng tiếp xúc cử tri ở nơi cư trú, nơi làm việc; tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực, đối tượng, địa bàn...

Các ứng cử viên khẳng định dù ở cương vị nào cũng luôn cố gắng hết mình, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao, gương mẫu chấp hành đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước.

Các ý kiến cử tri đều bày tỏ phấn khởi và đánh giá cao chương trình hành động của các ứng cử viên, đồng thời trao đổi với các ứng cử viên về nhiều vấn đề cử tri quan tâm như: mục tiêu chiến lược xây dựng đất nước đến năm 2025, 2030, 2045 mà nghị quyết Đại hội XIII đã đề ra; chính đốn Đảng, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; kiểm soát quyền lực; đẩy mạnh công cuộc chống tham nhũng, lãng phí; vấn đề bình đẳng giới; phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả hơn; chăm sóc sức khỏe nhân dân; đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; bảo vệ môi trường sinh thái; an sinh xã hội…

Cử tri mong muốn Quốc hội khóa XV sẽ tiếp tục tăng cường vai trò giám sát đối với các chương trình, dự án quan trọng; đồng thời có các quyết sách mạnh mẽ hơn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội...

Thay mặt các ứng cử viên đơn vị bầu cử số 1 thành phố Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trân trọng cảm ơn cử tri về các ý kiến đóng góp chân thành, đúng đắn. Các ý kiến của cử tri đã nêu lên những vấn đề lớn của Thủ đô, đất nước với mong muốn đất nước, dân tộc, thủ đô sắp tới phải phát triển mạnh hơn nữa, xứng đáng vị trí Việt Nam trên trường quốc tế.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định sẽ luôn cố gắng để xứng đáng là người con của Thủ đô anh hùng, của đất nước Việt Nam anh hùng; phấn đấu không ngừng để đóng góp xây dựng Thủ đô và đất nước năm sau phải tốt hơn năm trước, nhiệm kỳ này phải tốt hơn nhiệm kỳ trước.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân uỷ Trung ương trình bày Chương trình hành động. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân uỷ Trung ương trình bày Chương trình hành động. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, từ một đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh, đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Nhấn mạnh câu này nói ra phải rất cân nhắc, nhưng vừa rồi dư luận chung là đồng tình, đã đưa vào Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý nhưng tuyệt đối không vì thế mà chủ quan, tự mãn, nhất là trước tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay. Tổng Bí thư đề nghị, toàn Đảng, toàn dân, toàn quốc phải đoàn kết, nhất trí một lòng, phát huy truyền thống nghìn năm, quyết tâm không chịu thua kém ai. Cả hệ thống chính trị phải là một khối thống nhất dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, tuyệt đối của Đảng; cán bộ cấp trên phải gương mẫu, đại biểu Quốc hội phải xứng đáng là đại biểu của dân, do dân và vì dân, phấn đấu làm tròn trách nhiệm. Chỉ có đoàn kết mới vượt qua mọi khó khăn, thử thách, bởi “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trân trọng cảm ơn và tiếp thu các ý kiến đóng góp của cử tri, đồng thời cho biết, các ứng cử viên dù có trúng cử hay không cũng phải làm công dân gương mẫu của Thủ đô ngàn năm văn hiến, nước Việt Nam anh hùng./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

Kinh tế - An Yên - 8 giờ trước
Thành công sau 5 năm xây dựng Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Nghệ An, không chỉ là 558 sản phẩm OCOP được công nhận (520 sản phẩm 3 sao, 37 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao); mà hơn hết là đã góp phần thay đổi tư duy, nhận thức của mỗi người dân, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của mỗi vùng đất… để những sản phẩm nông nghiệp được nâng tầm.
Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sắc màu 54 - Thúy Hồng-Thanh Thuận - 8 giờ trước
Dân tộc Mông ở Cao Bằng chiếm hơn 10% dân số toàn tỉnh, gồm 3 nhóm Mông trắng, Mông hoa và Mông đen. Hiện nay, đồng bào Mông ở Cao Bằng luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc...
Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Kinh tế - Hà Việt Lâm - 9 giờ trước
Học xong cấp 3, anh Đinh Văn Sơn ở xóm Sơn Lập, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình từng đi làm thuê nhiều nơi để kiếm sống. Cuộc sống nay đây mai đó, luôn trong cảnh thiếu trước hụt sau. Sau khi bàn với vợ, Sơn quyết định về quê lập nghiệp bằng việc làm chuồng nuôi lợn rừng và lợn bản địa.
Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Nhịp cầu nhân ái - Trọng Bảo - 9 giờ trước
Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai vừa tổ chức ra mắt mô hình “Mẹ đỡ đầu” cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, là con em đồng bào DTTS ở khu vực biên giới.
Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Tin tức - Mạnh Cường - 9 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 4, Dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã phối hợp UBND huyện Lục Ngạn tổ chức 15 lớp tập huấn “Nội dung cơ bản, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân trong chính sách pháp luật về đất đai vùng đồng đồng bào DTTS và miền núi”.
Tin trong ngày - 18/3/2024

Tin trong ngày - 18/3/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/3, có những thông tin đáng chú ý sau: 50 triệu tin nhắn rác, 50.000 thuê bao lừa đảo bị chặn mỗi tháng. Số hóa gần 10.000 cây sầu riêng tại Đắk Lắk . Người truyền dạy tri thức dân gian dân tộc Dao cho lớp trẻ. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Thời sự - Trọng Bảo - 9 giờ trước
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai, tính đến ngày 15/3, giá trị giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt 910 tỷ đồng, bằng 18% kế hoạch giao năm 2024.
Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - Hà Khải - 9 giờ trước
Ngày 17/3, UBND huyện Như Thanh (tỉnh Thanh Hoá) đã long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công nhận Lễ hội “Sết Boóc Mạy” xã Cán Khê là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Trang địa phương - Như Tâm - 9 giờ trước
Cùng với các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi trên cả nước, tỉnh Kiên Giang đang tích cực triển khai công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV- năm 2024. Là tỉnh duy nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có biên giới đất liền, biển và hải đảo, cũng là tỉnh có đông đồng bào DTTS sinh sống; tỉnh Kiên Giang xác định, đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, từ đó tiếp tục khơi dậy quyết tâm của cả hệ thống chính trị và ý chí của đồng bào các dân tộc, đóng góp vào sự phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần IV năm 2024, xung quanh nội dung này.
Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Pháp luật - Tào Đạt - Thế Phong - 9 giờ trước
Tối 18/3, phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Hậu Giang cho biết vừa phối hợp các phòng nghiệp vụ phá thành công chuyên án “Làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả” liên tỉnh, thu giữ số lượng lớn tiền giả tương đương hơn 640 triệu đồng.
Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 9 giờ trước
Quảng Ngãi vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024. Theo đó, tỉnh yêu cầu đổi mới cách làm đối với các sản phẩm OCOP như tập trung phát triển các sản phẩm chế biến, chế biến sâu, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế, tiềm năng của địa phương, các sản phẩm được thị trường ưa chuộng và đón nhận.