Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Toàn văn bài phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV

BDT - 09:45, 15/01/2024

Sáng 15/1 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội, Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc kỳ họp. Báo Điện tử Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Kỳ họp này.

Các đại biểu tham dự kỳ họp
Các đại biểu tham dự kỳ họp

Kính thưa đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam,

Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,

Kính thưa Quốc hội,

Thưa các vị khách quý,

Thưa đồng bào và cử tri cả nước,

Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tôi nhiệt liệt chào mừng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các vị đại biểu Quốc hội, các vị khách quý đã về dự phiên khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5.

Kính thưa Quốc hội,

Để đáp ứng yêu cầu cấp thiết của thực tiễn, căn cứ quy định của Hiến pháp và pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV để xem xét, quyết định những nội dung quan trọng sau đây:

Thứ nhất, về dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

Luật Đất đai là dự án Luật lớn, có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống chính trị, kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước; có tác động sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp; đồng thời cũng là dự án luật rất khó và phức tạp.

Dự án luật đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan, tổ chức liên quan chuẩn bị rất trách nhiệm, kỹ lưỡng, công phu qua nhiều vòng, nhiều bước; đã được thảo luận, cho ý kiến tại 3 kỳ họp Quốc hội, 2 hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, 6 phiên họp chính thức của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và được chỉnh lý, tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học và trên 12 triệu lượt ý kiến của nhân dân.

Sau Kỳ họp thứ 6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phối hợp chặt chẽ, chỉ đạo các cơ quan có liên quan khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện dự thảo luật, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại 2 phiên họp (tháng 12/2023 và tháng 1/2024). Dự thảo luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý gồm 16 chương và 260 điều (bỏ 5 điều, chỉnh lý 250 điều so với dự thảo luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6).

Đến nay, dự thảo luật đã quán triệt đầy đủ và thể chế hóa các quan điểm, nội dung của Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, phù hợp với Hiến pháp, đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật, đủ điều kiện để trình Quốc hội tại kỳ họp này.

Đề nghị các vị đại biểu Quốc hội phát huy tinh thần trách nhiệm cao, tiếp tục cho ý kiến về dự án luật, tập trung vào những vấn đề lớn, quan trọng theo Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự án luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bảo đảm chất lượng cao nhất và xem xét, biểu quyết thông qua tại kỳ họp này.

Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc Kỳ họp
Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc Kỳ họp

Thứ hai, về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)

Trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 và thứ 6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu, giải trình, tham vấn ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, bảo đảm thận trọng, kỹ lưỡng, bám sát yêu cầu cơ cấu lại, nâng cao năng lực, hiệu quả của hệ thống tổ chức tín dụng theo đúng chủ trương của Đảng, nghị quyết của Quốc hội.

Cơ quan chủ trì thẩm tra và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tập trung chỉnh lý, bổ sung, hoàn thiện các quy định liên quan đến xử lý tình trạng sở hữu chéo, hạn chế việc chi phối, thao túng tổ chức tín dụng; quy định minh bạch về cơ chế tài chính, hạch toán, quản trị các tổ chức tín dụng; vấn đề can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt, chuyển giao bắt buộc, phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt; xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm các khoản nợ xấu; tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức tín dụng và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động tổ chức tín dụng; điều khoản chuyển tiếp; tính đồng bộ của hệ thống pháp luật...

Dự thảo luật đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến kỹ lưỡng 2 lần tại phiên họp thứ 29 (tháng 1/2024), sau khi được tiếp thu, chỉnh lý gồm 15 chương và 210 điều (tăng 7 điều, chỉnh lý rất nhiều điều so với dự thảo luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6), đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Dự án luật có nhiều nội dung chuyên sâu, có tác động trực tiếp đến chính sách tài chính, tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô, do đó, đề nghị các vị đại biểu Quốc hội nghiên cứu thận trọng, toàn diện, góp ý, hoàn thiện và xem xét, biểu quyết thông qua dự thảo luật đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, bảo đảm sự an toàn, lành mạnh, minh bạch, ổn định và bền vững của hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng, phát triển theo đúng nguyên tắc thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thông lệ, chuẩn mực quốc tế phổ biến, nâng cao khả năng cạnh tranh, tiếp tục phát huy vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế.

Thứ ba, về một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với các Chương trình mục tiêu quốc gia, thực hiện Nghị quyết về giám sát chuyên đề tại Kỳ họp thứ 6, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định áp dụng một số chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, tập trung vào các nội dung chủ yếu: (i) việc phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm; (ii) việc điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư vốn hằng năm; (iii) việc sử dụng ngân sách nhà nước trong trường hợp giao chủ dự án phát triển sản xuất tự thực hiện việc mua sắm hàng hóa phục vụ hoạt động phát triển sản xuất; (iv) việc quy định cụ thể về quản lý, sử dụng tài sản hình thành từ dự án hỗ trợ phát triển sản xuất; (v) địa bàn, phạm vi áp dụng quy định về ủy thác vốn tự cân đối của ngân sách địa phương qua hệ thống ngân hàng chính sách xã hội; (vi) việc quy định cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện quyết định danh mục, cơ cấu, phân bổ sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong triển khai thực hiện các chương trình...

Trên cơ sở kết quả giám sát của Quốc hội và thực tiễn phong phú tại Bộ, ngành, địa phương, đơn vị mình, đề nghị các vị đại biểu Quốc hội cho ý kiến về nội dung và tính khả thi của từng quy định cụ thể trong dự thảo để hoàn thiện, xem xét thông qua Nghị quyết tại kỳ họp này.

Thứ tư, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến và quyết định một số nội dung quan trọng, cấp thiết về tài chính, ngân sách, bao gồm: (i) việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công; và (ii) bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam từ nguồn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn để thực hiện dự án cấp điện từ lưới điện quốc gia cho huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, bảo đảm an ninh quốc phòng, chủ quyền biển đảo quốc gia, đáp ứng sự mong mỏi của cử tri, nhân dân huyện đảo và cả nước.

Kính thưa Quốc hội,

Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV diễn ra trong những ngày đầu năm mới 2024 - năm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025 và hướng tới Đại hội XIV của Đảng. Những nội dung được Quốc hội quyết định tại kỳ họp này có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của năm 2024 và cả nhiệm kỳ mà còn có ý nghĩa căn cơ, chiến lược, lâu dài.

Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tôi đề nghị các vị đại biểu Quốc hội phát huy dân chủ, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu, thảo luận sôi nổi, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, chất lượng để kỳ họp hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình với sự thống nhất, đồng thuận cao. Đề nghị các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan liên quan, với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, phối hợp chặt chẽ, hoàn thiện các dự thảo luật, nghị quyết đạt chất lượng cao nhất để Quốc hội xem xét, quyết định.

Với khí thế mới và quyết tâm mới đón chào năm 2024, tôi tuyên bố khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Trân trọng gửi tới các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bậc lão thành cách mạng, các vị đại biểu Quốc hội, đồng bào và chiến sĩ cả nước lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công.

Chúc kỳ họp thành công tốt đẹp!

Xin trân trọng cảm ơn Quốc hội!

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Mang thanh xuân lên miền biên ải

Mang thanh xuân lên miền biên ải

Tôi chưa từng trải qua niềm phơi phới của những con người trẻ, mang thanh xuân lên miền biên ải để lập thân lập nghiệp. Nhưng khi gặp gỡ rồi giã biệt về xuôi, trong tôi cũng đã bừng lên khát vọng cống hiến và dấn thân; như những ca từ bay bổng, lãng mạn mà mình đã từng ngân nga: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta. Mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”.
Thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các đơn vị lực lượng vũ trang Campuchia

Thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các đơn vị lực lượng vũ trang Campuchia

Tin tức - Tào Đạt - Phương Vũ - Tuấn Kiệt - 27 phút trước
Hoạt động thăm hỏi, chúc mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây các lực lượng vũ trang (LLVT) Campuchia thể hiện tình cảm thủy chung son sắt của hai đất nước. Dịp này, LLVT hai bên cũng thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc giữ vững và thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị truyền thống.
Thủ tướng chỉ đạo triển khai giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Thủ tướng chỉ đạo triển khai giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Thời sự - Hương Trà - 30 phút trước
Nguy cơ dịch bệnh trên gia súc, gia cầm tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống của người dân và môi trường, nguồn cung thực phẩm.
Kịp thời cứu vớt 3 ngư dân gặp nạn trên vùng biển tỉnh Bến Tre

Kịp thời cứu vớt 3 ngư dân gặp nạn trên vùng biển tỉnh Bến Tre

Trang địa phương - Tào Đạt - Lê Khoa - 1 giờ trước
Ngày 4/4, Thiếu tá Nguyễn Hoàng Minh - Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Giao Long, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Bến Tre, thông tin, khi hoạt động trên biển, một tàu đánh cá của ngư dân Kiên Giang bị phá nước chìm, trên tàu lúc đó có 3 người. Đơn vị đã triển khai lực lượng, phương tiện ra biển ứng cứu kịp thời.
Kiên Giang: Thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây sư sãi, Người có uy tín tại các chùa Khmer

Kiên Giang: Thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây sư sãi, Người có uy tín tại các chùa Khmer

Chính sách Dân tộc - Tào Đạt - Tiến Vinh - 1 giờ trước
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer, ngày 4/4, Đoàn công tác của Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang, do Đại tá Doãn Đình Tránh - Phó Chính ủy, làm Trưởng đoàn, đã đến thăm, chúc Tết các vị sư sãi, Người có uy tín tại các điểm chùa Khmer trên địa bàn biên giới thuộc huyện Giang Thành và Tp. Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
Sóc Trăng: Khánh thành cụm công nghiệp có thể tạo việc làm cho 10.000 lao động

Sóc Trăng: Khánh thành cụm công nghiệp có thể tạo việc làm cho 10.000 lao động

Kinh tế - Tào Đạt - 1 giờ trước
Cụm công nghiệp Xây Đá B tại huyện Châu Thành (tỉnh Sóc Trăng) rộng 54 ha, có vốn đầu tư hạ tầng gần 900 tỷ đồng, dự kiến sẽ tạo việc làm cho khoảng 10.000 lao động.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
U17 Việt Nam xuất sắc cầm hòa U17 Australia: Điểm nhấn từ tinh thần và bản lĩnh

U17 Việt Nam xuất sắc cầm hòa U17 Australia: Điểm nhấn từ tinh thần và bản lĩnh

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 1 giờ trước
Đội tuyển U17 Việt Nam đã có màn ra quân ấn tượng tại Vòng chung kết U17 châu Á 2025 khi cầm hòa đối thủ mạnh U17 Australia với tỷ số 1-1. Trận đấu diễn ra tại sân vận động Prince Mohammed (Jordan) đã chứng kiến một màn trình diễn quả cảm, đầy nỗ lực của các cầu thủ trẻ áo đỏ.
Đóng góp của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền: Thiết thực và trách nhiệm

Đóng góp của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền: Thiết thực và trách nhiệm

Tin tức - Hoàng Minh - 1 giờ trước
Trong nhiệm kỳ 2023 - 2025 tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò là một quốc gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm trong việc thúc đẩy các giá trị nhân quyền trên phạm vi toàn cầu.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong tháng 3/2025 đạt 75,39 tỷ USD

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong tháng 3/2025 đạt 75,39 tỷ USD

Kinh tế - Hoàng Minh - 2 giờ trước
Theo thông tin từ Cục Hải quan, trong tháng 3/2025, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 75,39 tỷ USD, tăng 18,2% (tương ứng tăng 11,62 tỷ USD) so với tháng trước; tính từ 01/01-15/3/2025 đạt 162,78 tỷ USD, tăng 12% tương ứng tăng 17,46 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2024.
Kon Tum: Người có uy tín khẳng định vai trò nơi bản làng

Kon Tum: Người có uy tín khẳng định vai trò nơi bản làng

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 4 giờ trước
Giai đoạn 2023 - 2027, toàn tỉnh Kon Tum có 620 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Với những đóng góp thầm lặng, những Người có uy tín đã và đang chung tay, góp sức cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương và đồng bào các dân tộc xây dựng quê hương Kon Tum ngày càng phát triển.
Tổng thống Hoa Kỳ: Cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm rất hiệu quả

Tổng thống Hoa Kỳ: Cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm rất hiệu quả

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chia sẻ cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm là rất hiệu quả và khẳng định mong muốn gặp lại.