Phóng sự -
Thanh Hải -
09:15, 29/06/2024 Có thể nói, sau những động thái từ phía các cấp chính quyền cùng vào cuộc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc mà điển hình là vướng mắc từ quy hoạch rừng dẫn tới nhiều nội dung đầu tư, hỗ trợ cho người dân Đan Lai ở vùng lõi VQG Pù Mát không đủ điều kiện thực hiện, thì điều cần quan tâm nhất là việc triển khai đồng bộ các chính sách đầu tư, hỗ trợ, cũng như tiến độ thực hiện để sớm hiện thực hóa chính sách đặc thù từ Chương trình MTQG 1719 đến với đồng bào Đan Lai.
Thời gian qua, các địa phương tại Nghệ An đã nỗ lực triển khai các giải pháp để hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công nhưng trên thực tế chưa đạt như kỳ vọng. Nhiều địa phương tiến độ giải ngân Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đạt thấp.
Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị bằng tinh thần khẩn trương, quyết liệt, Chương trình MTQG 1719 đã mang lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, nhìn chung, tiến độ thực hiện các dự án thuộc chương trình còn chậm so với kế hoạch. Nguyên nhân được chỉ ra là do đây là chương trình mới, phạm vi thực hiện rộng, liên quan đến nhiều Bộ ngành, địa phương; việc xây dựng, ban hành hệ thống văn bản hướng dẫn chưa thực sự đồng bộ, kịp thời...
Sau 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719), bước đầu tỉnh Nghệ An đã đạt được một số kết quả nổi bật. Tuy nhiên, quá trình triển khai, nhiều dự án, thành phần vẫn gặp khó khăn, vướng mắc cần có giải pháp quyết liệt, nhất là công tác phối hợp tháo gỡ khó khăn về quy trình thủ tục, cơ chế chính sách để thực hiện, sớm đẩy nhanh tiến độ Chương trình MTQG 1719.
Thực hiện Tiểu dự án 1 – Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), cùng với triển khai các hoạt động đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế, bảo tồn văn hóa, nhiều địa phương đã và đang triển khai xây dựng mô hình nâng cao chất lượng dân số tại thôn, bản - nơi đông đồng bào các DTTS có khó khăn đặc thù sinh sống tập trung, nhằm bảo đảm sự phát triển toàn diện cho các DTTS có khó khăn đặc thù.
Sau khi rà soát tiến độ thực hiện các công trình, và kế hoạch các nguồn vốn đầu tư phát triển cũng như vốn sự nghiệp trong 2 năm 2022 và 2023, UBND huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đã xin điều chỉnh tăng, giảm nguồn vốn thực hiện nhiều dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Đáng chú ý, đã có nhiều tiểu dự án, dự án thực hiện nguồn vốn sự nghiệp có kế hoạch thực hiện trong năm 2022 và 2023 được đề xuất điều chuyển sang năm kế tiếp để triển khai.