Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tiếp tục triển khai hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về phát triển văn hóa

PV - 21:52, 18/08/2023

Ngày 18/8, tại Hà Nội, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương có buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về kết quả công tác nửa nhiệm kỳ triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu kết luận buổi làm việc
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu kết luận buổi làm việc

Cùng dự buổi làm việc có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Trần Hồng Hà - Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Văn Hùng - Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ Trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL); đại diện lãnh đạo một số bộ, ban, ngành Trung ương, các cục, vụ, viện… trực thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ VHTT&DL.

Đánh giá kết quả nổi bật qua nửa nhiệm kỳ, trên 6 nhóm nhiệm vụ công tác, đồng chí Nguyễn Văn Hùng nêu rõ, bước vào nhiệm kỳ 2021 - 2025, Ban Cán sự đảng Bộ VHTT&DL và lãnh đạo Bộ đã đề ra phương châm hành động của cả nhiệm kỳ là “Quyết liệt hành động - Khát vọng cống hiến” nhằm tạo sức bật mới, quyết tâm chính trị cao tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra và bước đầu đạt được những kết quả đáng ghi nhận trên cả 3 lĩnh vực VHTT&DL.

Đồng chí Trần Hồng Hà - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ gợi mở một số vấn đề về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong giai đoạn mới
Đồng chí Trần Hồng Hà - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ gợi mở một số vấn đề về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong giai đoạn mới

Đặc biệt, sau Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021, các hoạt động kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam, nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa đối với sự phát triển bền vững đất nước đã được nâng lên và lan tỏa trong xã hội. Khung khổ pháp lý cho hoạt động VHTT&DL được rà soát tổng thể, từng bước hoàn thiện.

Nguồn lực đầu tư cho văn hóa từng bước được quan tâm theo hướng chăm lo cho văn hóa, đầu tư cho văn hóa là đầu tư cho sự phát triển bền vững, có tính chất lâu dài.

Các chương trình văn hóa, nghệ thuật phục vụ các sự kiện chính trị, nhu cầu hưởng thụ của nhân dân được tổ chức thực hiện bài bản, có trọng tâm, trọng điểm, dưới nhiều hình thức, trực tiếp và trực tuyến, khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hoá giữa các vùng trong cả nước, nổi bật là mô hình “Nhà hát Online”, các chương trình nghệ thuật với chủ đề “San sẻ yêu thương, vượt qua đại dịch” được phát trên nền tảng số đã kịp thời khích lệ, động viên, cổ vũ tinh thần Nhân dân vượt qua đại dịch.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” từng bước đi vào thực chất, góp phần xây dựng môi trường văn hóa, xây dựng con người, nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân. Công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa, văn hóa các vùng đồng bào DTTS và miền núi được quan tâm.

Công tác thông tin đối ngoại và ngoại giao văn hóa được tăng cường hiệu quả quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Việt Nam đã ứng cử thành công với số phiếu cao nhất vào Ủy ban liên Chính phủ Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể giai đoạn 2022 - 2026.

Phong trào thể thao quần chúng được thúc đẩy, thu hút hơn 17 triệu người tham gia tập luyện thể dục thường xuyên. Thể thao thành tích cao đạt một số kết quả ấn tượng. Du lịch nội địa tăng trưởng tích cực, du lịch quốc tế từng bước phục hồi.

Nguyễn Văn Hùng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ Trưởng VHTT&DL báo cáo tại buổi làm việc
Nguyễn Văn Hùng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ Trưởng VHTT&DL báo cáo tại buổi làm việc

Thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại, hạn chế, đồng chí Nguyễn Văn Hùng cho rằng, việc xây dựng, trình phê duyệt một số chương trình, đề án xương sống của ngành còn chậm, như Chiến lược phát triển thể thao Việt Nam đến năm 2030; việc phát triển du lịch, công nghiệp văn hóa chưa tương xứng tiềm năng, lợi thế, cơ hội về thiên nhiên, con người, truyền thống văn hóa - lịch sử…

Công tác quản lý nhà nước thông qua các công cụ pháp luật từng bước đi vào nền nếp, nhưng việc kiểm tra, giám sát, xử lý các sai phạm thuộc lĩnh vực quản lý đã phân cấp cho các địa phương cần được thực hiện thường xuyên, chặt chẽ hơn nữa, nhất là trong công tác quản lý về di sản, tổ chức các hoạt động biểu diễn, tổ chức lễ hội...

Tại Hội thảo các đại biểu là các chuyên gia, nhà quản lý, lãnh đạo các cục, vụ, viện trực thuộc Bộ VHTT&DL và Ban Tuyên giáo Trung ương chia sẻ những kết quả đạt được, bài học kinh nghiệm, đồng thời tập trung đề xuất, kiến nghị nhiều vấn đề, giải pháp nhằm thúc đẩy, chấn hưng văn hóa. Trong đó, tập trung nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy; tiếp tục đổi mới cách thức tiếp cận và tư duy quản lý, từ “làm văn hóa” sang “quản lý nhà nước về văn hóa”; hoàn thiện thể chế; tiếp cận, khai thác các giá trị văn hóa trên tinh thần văn hóa là kết quả của kinh tế, đồng thời là động lực của sự phát triển kinh tế…

Phát biểu ý kiến, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá cao những kết quả mà ngành VHTT&DL đạt được hơn nửa nhiệm kỳ qua. Tuy nhiên, để có cái nhìn toàn diện, cần có thêm những đánh giá đầy đủ, sâu sắc, phải thực hiện từ cấp cơ sở, địa phương. Từ đó nhìn ra những chuyển động, đổi mới sau khi thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Theo Phó Thủ tướng, những hạn chế tồn tại trong ngành Văn hóa và công tác quản lý văn hóa có nguyên nhân là do một bộ phận cán bộ chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của văn hóa, chưa đặt văn hóa ngang hàng với kinh tế, chính trị… Do vậy, vẫn còn tình trạng chậm thể chế hóa, phát triển văn hóa chưa đồng bộ, nặng về hình thức; môi trường văn hóa bị ô nhiễm bởi tệ nạn tham nhũng, tiêu cực.

Trong nửa nhiệm kỳ tới, ngành VHTT&DL cần tập trung rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung những luật liên quan quản lý văn hóa; tiếp tục phát hiện, gìn giữ, bảo tồn và phát triển các di sản vật thể và phi vật thể; xây dựng chương trình mục tiêu về văn hóa; tập trung đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ những người làm văn hóa vừa có tâm, vừa có tầm, tạo ra những giải pháp đột phá, đổi mới về tư duy để chấn hưng “đại công trình” về văn hóa.

Quang cảnh hội nghị
Quang cảnh hội nghị

Kết luận buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa biểu dương những nỗ lực của toàn ngành VHTT&DL thời gian qua.

Dự báo tình hình thế giới và trong nước, đồng chí lưu ý, để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, từ nay đến cuối nhiệm kỳ, Ban Cán sự đảng Bộ VHTT&DL cần tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh quán triệt, tuyên truyền sâu rộng các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, văn bản của Đảng về phát triển văn hóa; trọng tâm là Nghị quyết Đại hội XIII và 6 nhóm nhiệm vụ, 4 nhóm giải pháp trong bài phát biểu chỉ đạo rất quan trọng của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc; tạo bước chuyển biến căn bản, toàn diện về nhận thức của đội ngũ cán bộ ngành Văn hóa, làm hạt nhân lan tỏa trong hệ thống chính trị và toàn xã hội về vị trí, vai trò, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ mới.

Đồng chí đề nghị, Ban Cán sự Đảng Bộ VHTT&DL cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách thức tiếp cận, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa; tập trung nghiên cứu, rà soát, khẩn trương thể chế hóa đầy đủ đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng thành luật pháp và các chính sách cụ thể, khả thi; nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật và các chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, đề án đã ban hành; đẩy mạnh công tác sắp xếp lại tổ chức bộ máy quản lý văn hóa từ Trung ương đến cơ sở theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, gắn với xã hội hóa các dịch vụ công theo lộ trình hợp lý.

Lãnh đạo Bộ cần quan tâm đầu tư xây dựng, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2026 - 2030. Nâng cao năng lực thực thi pháp luật; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch…

Trong thời gian tới, Ban Cán sự Đảng Bộ VHTT&DL cần tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ xây dựng và triển khai hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới; đưa các hệ giá trị thấm sâu vào đời sống, trở thành “nền tảng”, “ngọn hải đăng” cho sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong giai đoạn mới.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa với các đại biểu
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa với các đại biểu

Đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh, để hoạt động văn hóa thực sự có hiệu quả, cần phải rà soát, điều chỉnh, bổ sung chính sách, nâng cao hiệu quả của các thiết chế văn hóa cơ sở, nhất là ở các khu công nghiệp, khu đô thị mới; bảo tồn và phát huy các giá trị di sản, văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, gắn với triển khai các Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở 6 vùng kinh tế - xã hội của cả nước, phù hợp đặc thù vùng, miền, dân tộc, tôn giáo…

Nâng cao hiệu quả đầu tư công, tập trung tháo gỡ các “nút thắt”, “điểm nghẽn” chính sách, khơi thông các nguồn lực xã hội, nguồn lực trong nước và nước ngoài cho sự nghiệp văn hóa; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ và chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa. Toàn ngành cần tập trung xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác văn hóa tương xứng với yêu cầu và nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Công tác dân tộc năm 2024: Tăng tốc để hoàn thành Chương trình công tác toàn khóa

Công tác dân tộc năm 2024: Tăng tốc để hoàn thành Chương trình công tác toàn khóa

Công tác Dân tộc - Ngọc Lê - 1 giờ trước
Năm 2024 là năm “nước rút” để hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tạo bứt phá để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Trong lĩnh vực công tác dân tộc, với quyết tâm cao nhất, Ủy ban Dân tộc đã và đang nỗ lực vượt khó khăn, quyết liệt tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao trong năm then chốt này, từ đó hoàn thành chương trình công tác toàn khóa.
Dấu ấn từ cơ sở…

Dấu ấn từ cơ sở…

Công tác Dân tộc - Thanh Huyền - 3 giờ trước
“Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS đã khá đầy đủ, vấn đề còn lại là ở việc thực thi. Do đó, khi nhận nhiệm vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, điều tôi quan tâm nhất là triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đảm bảo đúng đối tượng, đúng địa bàn, chính xác và khách quan…”. Chia sẻ của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đầu tháng 4/2021, trong những ngày đầu khi Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chính là mục tiêu hàng đầu mà Người đứng đầu cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc hướng tới. Bởi vậy, trong 3 năm qua, ông đã để lại nhiều dấu ấn trong những chuyến công tác về cơ sở.
Âm vọng đại ngàn của người Chu Ru luôn vang lên rộn rã…

Âm vọng đại ngàn của người Chu Ru luôn vang lên rộn rã…

Sắc màu 54 - Thảo Linh - 3 giờ trước
Đã có những năm tháng, âm nhạc dân gian và những vũ điệu Tamya Arya, Dăm Dar của người Chu Ru vắng bóng trong các buôn làng. Nhưng hôm nay đã khác, mỗi khi buôn làng mở hội hay đón khách quý, âm vọng đại ngàn của người Chu Ru lại vang lên rộn rã...
Sóc Trăng: Người có uy tín là lực lượng nòng cốt trong các phong trào ở cơ sở

Sóc Trăng: Người có uy tín là lực lượng nòng cốt trong các phong trào ở cơ sở

Người có uy tín - Phương Nghi - 3 giờ trước
Những năm gần đây, Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Sóc Trăng đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong các phong trào an sinh ở cơ sở. Vai trò của Người có uy tín được phát huy đã góp phần quan trọng giúp đồng bào DTTS thay đổi nếp nghĩ, cách làm, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Thời sự - PV - 18:30, 02/05/2024
Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín - Trọng Bảo - 17:59, 02/05/2024
Toàn tỉnh Lào Cai hiện có 1.119 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS của tỉnh Lào Cai.
Cúm A và những điều cần biết

Cúm A và những điều cần biết

Sức khỏe - Như Ý - 17:35, 02/05/2024
Thời tiết giao mùa cũng là lúc gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh cúm mùa đặc biệt là cúm A. Cúm A có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Do đó, chúng ta cần trang bị kiến thức về căn bệnh này để phòng và trị bệnh một cách tốt nhất cho bản thân và gia đình.
Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Sắc màu 54 - Lữ Phú - 17:30, 02/05/2024
Trên địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An có một số cuốn sách cổ viết bằng chữ Thái hệ Lai Pao trên lá cây khá độc đáo. Tuy nhiên, những cuốn sách cổ này còn rất ít và số người biết đọc chữ Thái cũng không còn nhiều. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc Thái là điều hết sức cần thiết.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Thời sự - PV - 17:25, 02/05/2024
Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để xem xét công tác nhân sự.
Bộ GD&ĐT công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

Bộ GD&ĐT công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

Giáo dục - T.Hợp - 15:45, 02/05/2024
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh và điểm tiếp nhận đăng ký dự thi. Trong trường hợp cần thiết, thí sinh có thể liên lạc tới tổng đài hỗ trợ theo số máy 1800 8000, nhánh số 2.