Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thủ tướng Phạm Minh Chính khai trương Cổng Pháp luật quốc gia

PV - 09:42, 31/05/2025

Sáng ngày 31/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khai trương Cổng Pháp luật quốc gia, ngay trước khi chủ trì cuộc tọa đàm với các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp về triển khai Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu thực hiện nghi thức khai trương Cổng Pháp luật quốc gia - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu thực hiện nghi thức khai trương Cổng Pháp luật quốc gia - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan.

Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, Cổng Pháp luật quốc gia (địa chỉ truy cập là: phapluat.gov.vn) sẽ là kênh thông tin cung cấp cơ bản đầy đủ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, giới thiệu văn bản pháp luật mới, là "cẩm nang pháp lý" trực tuyến; tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về văn bản quy phạm pháp luật; ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để hỗ trợ, giải đáp các vấn đề về pháp luật; lấy ý kiến người dân và doanh nghiệp về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp; trợ giúp pháp lý... Việc tích hợp các chức năng cốt lõi trên cùng một nền tảng sẽ tạo ra một hệ sinh thái pháp lý toàn diện, thân thiện và hiệu quả, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân và doanh nghiệp trong kỷ nguyên số.

Tại sự kiện, ngoài kịch bản được chuẩn bị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trải nghiệm "AI pháp luật" trên Cổng Pháp luật quốc gia. Thủ tướng đã đặt các câu hỏi và được trả lời về: Thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương về ngân sách; thẩm quyền của các cấp về đầu tư công; để thực hiện Nghị quyết 66 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật thì cần giải quyết những điểm nghẽn gì về thể chể; điểm đáng chú ý nhất của Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, ngày 18/5/2025, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tư pháp xây dựng Cổng Pháp luật quốc gia với mục tiêu là địa chỉ chính thống, có độ tin cậy cao phục vụ người dân doanh nghiệp trong tiếp cận chính sách pháp luật. Mặc dù thời gian gấp, yêu cầu cao, nhưng với nỗ lực cố gắng và tinh thần phục vụ người dân doanh nghiệp, Bộ Tư pháp đã cùng với các đối tác là các công ty công nghệ và các công ty luật hoàn thành việc xây dựng Cổng Pháp luật quốc gia.

Cổng Pháp luật quốc gia (địa chỉ truy cập là: phapluat.gov.vn) sẽ là kênh thông tin cung cấp cơ bản đầy đủ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, giới thiệu văn bản pháp luật mới, là ""cẩm nang pháp lý" trực tuyến - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Cổng Pháp luật quốc gia (địa chỉ truy cập là: phapluat.gov.vn) sẽ là kênh thông tin cung cấp cơ bản đầy đủ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, giới thiệu văn bản pháp luật mới, là "cẩm nang pháp lý" trực tuyến - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Cổng Pháp luật quốc gia là sản phẩm của sự hợp tác công tư, được xây dựng mới, tích hợp với các Cổng thông tin và cơ sở dữ liệu pháp luật quốc gia hiện có của Bộ Tư pháp và cơ sở dữ liệu dịch vụ pháp lý của các công ty luật, được thiết kế với những tính năng cơ bản, thiết thực và thân thiện như: hệ thống hóa văn bản pháp luật và tra cứu văn bản pháp luật mới; lấy ý kiến về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp và cả chính quyền địa phương về văn bản quy phạm pháp luật; ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI pháp luật để hỗ trợ, giải đáp các vấn đề pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, kết nối tư vấn chuyên sâu với các công ty luật và luật sư, trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đối tượng yếu thế và đối tượng chính sách.

Đặc biệt, thông qua Cổng Pháp luật quốc gia, mọi phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp, chính quyền địa phương về vướng mắc, bất cập nêu trong văn bản quy phạm pháp luật sẽ được trả lời hoàn toàn trên môi trường số, bảo đảm nhanh chóng kịp thời, minh bạch và rõ ràng. Hệ thống xử lý này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 244 ngày 05/02/2025 về phê duyệt Đề án ứng dụng công nghệ số trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật và được kết nối với ứng dụng VnEID, Bộ Tư pháp đã vận hành thử nghiệm cấp tài khoản và tập huấn cho các bộ, ngành, địa phương sẵn sàng hoạt động.

Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Cổng Pháp luật quốc gia chính thức đưa vào vận hành ngày hôm nay là dấu mốc quan trọng, thể hiện sự quyết tâm và nỗ lực của Bộ Tư pháp để hiện thực hóa chủ trương của Nghị quyết 66 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, phục vụ người dân, doanh nghiệp trong tiếp cận chính sách pháp luật. Đó là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và xây dựng cơ chế kịp thời để nhận diện xử lý tổng thể đồng bộ, tháo gỡ nhanh nhất những điểm nghẽn có nguyên nhân từ quy định của pháp luật.

"Mỗi việc làm là một niềm vui cho Nhân dân, cho doanh nghiệp, cho xã hội"

Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ thể chế là một trong ba đột phá chiến lược, là đột phá của đột phá, là động lực, nguồn lực của sự phát triển, nhưng cũng đang là điểm nghẽn của điểm nghẽn, không chỉ với người dân và doanh nghiệp mà còn với cả các cơ quan nhà nước. Do đó, rất cần sự công khai, minh bạch, đóng góp của người dân và doanh nghiệp trong xây dựng và hoàn thiện thể chế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ thể chế là một trong ba đột phá chiến lược, là đột phá của đột phá, là động lực, nguồn lực của sự phát triển - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ thể chế là một trong ba đột phá chiến lược, là đột phá của đột phá, là động lực, nguồn lực của sự phát triển - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng ghi nhận, biểu dương đánh giá cao Bộ Tư pháp chỉ trong 2 tuần với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, khẩn trương, chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan, trong thời gian ngắn đã hoàn thành việc xây dựng Cổng Pháp luật quốc gia đúng tiến độ, nhiệm vụ được giao.

Đây là một sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện trên 6 khía cạnh: (i) góp phần tháo gỡ điểm nghẽn của điểm nghẽn, thúc đẩy hoàn thiện thể chế với vai trò "đột phá của đột phá", là động lực, nguồn lực của sự phát triển; (ii) thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, mọi chính sách đều hướng tới người dân, doanh nghiệp, người dân, doanh nghiệp phải đóng góp xây dựng chính thức và thực hiện chính sách; (iii) chuyển trạng thái từ thụ động phục vụ, chờ người dân, doanh nghiệp mang thủ tục tới để giải quyết sang chủ động phục vụ người dân và doanh nghiệp; (iv) thúc đẩy phát triển kinh tế số, xây dựng Chính phủ số, công dân số, xã hội số; (v) triển khai 4 nghị quyết của Bộ Chính trị (về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; về hội nhập quốc tế trong tình hình mới; về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới; về phát triển kinh tế tư nhân); (vi) góp phần giảm chi phí tuân thủ, giảm thời gian, giảm công sức, tạo thuận lợi hơn rất nhiều cho người dân và doanh nghiệp. 

Thủ tướng nêu rõ: Chúng ta kỳ vọng đây sẽ là điểm đến chính thống, địa chỉ tin cậy, cầu nối tương tác thông minh và người bạn đồng hành không thể thiếu. Đây là nỗ lực lớn của Chính phủ, là bước triển khai, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, đứng đầu là Tổng Bí thư Tô Lâm.

Thủ tướng nhấn mạnh, vừa qua chúng ta đã làm nhiều việc, cho thấy "tư tưởng thông, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả", "biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể, biến cái không quan trọng thành quan trọng mới là quan trọng". Cụ thể, thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, địa giới hành chính với mục tiêu hoàn thành trong khoảng 6 tháng và bộ máy mới đi vào hoạt động từ 1/7; ban hành và tổ chức thực hiện 4 nghị quyết chiến lược của Bộ Chính trị…

Thủ tướng cho biết chúng ta xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dựa trên 3 trụ cột chính: Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Với quan điểm xuyên suốt là không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần; chúng ta đang triển khai đồng bộ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh, đối ngoại và hội nhập, phát triển văn hóa…

Đánh giá cao việc khai trương Cổng Pháp luật quốc gia với tinh thần "mỗi việc làm là một niềm vui cho Nhân dân, cho doanh nghiệp, cho xã hội", Thủ tướng cho biết sau Hội nghị triển khai Nghị quyết 66, 68, Thủ tướng đã có trao đổi, giải đáp một số câu hỏi của một số đại biểu, nhưng nhiều đại biểu vẫn muốn có thêm ý kiến. Do đó, Thủ tướng chỉ đạo tổ chức cuộc tọa đàm với các doanh nghiệp về triển khai Nghị quyết 68.

Thủ tướng cho rằng nếu trước đây chúng ta có nghệ thuật chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích thì mới chiến thắng trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, thì ngày nay, khi đất nước hòa bình, chúng ta phải phát triển đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ để phát triển đất nước. Do đó cần phát động phong trào "toàn dân làm giàu" để huy động mọi nguồn lực phát triển đất nước.

Thời gian tới, để Cổng Pháp luật quốc gia vận hành thông suốt, hiệu quả, đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tư pháp tiếp tục phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện các tính năng, tạo thêm các trường thông tin của Cổng Pháp luật quốc gia; rà soát, bổ sung, cập nhật thông tin thường xuyên, làm giàu dữ liệu. Bảo đảm ứng dụng hoạt động thông suốt, an toàn, giao diện thông minh, thân thiện, dữ liệu "đúng, đủ, sạch, sống", thông tin nhanh chóng, chính xác.

Trong đó, tập trung vào việc tiếp nhận, phân loại, chuyển xử lý và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết các phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật. Nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn để nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động của Cổng.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố tích cực phối hợp, cung cấp, cập nhật dữ liệu lên Cổng Pháp luật quốc gia. Phân công đầu mối phụ trách để phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc giải đáp pháp luật, tiếp nhận và xử lý các phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp thuộc phạm vi thẩm quyền và lĩnh vực quản lý.

Các cơ quan báo chí, truyền thông tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, các tính năng và lợi ích của Cổng Pháp luật quốc gia để người dân, doanh nghiệp biết, tiếp cận và sử dụng Cổng một cách hiệu quả; chống tin giả, phản bác các thông tin sai lệch.

Để Cổng Pháp luật quốc gia thực sự trở thành "một công cụ hữu ích của người người, nhà nhà", Thủ tướng yêu cầu toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị và kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp và mỗi người dân hãy tích cực tham gia, tìm hiểu, khai thác và sử dụng các tiện ích mà Cổng mang lại.

Đồng thời, Thủ tướng đề nghị nghiên cứu, cập nhật ngôn ngữ Tiếng Anh trên Cổng Pháp luật quốc gia và xây dựng hệ thống, tiêu chí đo lường, đánh giá kết quả hoạt động của Cổng, như hằng tháng giải quyết được bao nhiêu yêu cầu của người dân, doanh nghiệp.

Thủ tướng khẳng định Chính phủ sẽ luôn lắng nghe, chỉ đạo sát sao để Cổng Pháp luật quốc gia không ngừng được cải tiến, nâng cấp, thực sự trở thành một biểu tượng của ngành tư pháp năng động, hiện đại, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng chúc Cổng Pháp luật quốc gia hoạt động hiệu quả, đáp ứng mong muốn, yêu cầu của người dân, doanh nghiệp một cách thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức, tránh "đầu voi đuôi chuột", người dân, doanh nghiệp càng sử dụng, càng khai thác càng thấy hiệu quả, thiết thực hơn, góp phần xây dựng văn hóa tuân thủ pháp luật trong xã hội, đóng góp thiết thực vào công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thảm họa Mỹ Lý

Thảm họa Mỹ Lý

Dường như tất cả những cuồng nộ của thiên nhiên đã trút xuống mảnh đất giáp biên Mỹ Lý (Nghệ An). Để rồi khi dòng nước giận dữ kia rút đi, bản làng như vừa trải qua thảm họa khó nói hết bằng lời.
Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An phát Lời kêu gọi ủng hộ đồng bào

Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An phát Lời kêu gọi ủng hộ đồng bào

Tin tức - Phạm Tiến - 22:59, 23/07/2025
Trước sự mất mát, đau thương của đồng bào vùng lũ đang phải gánh chịu, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã phát đi lời kêu gọi ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Thảm họa Mỹ Lý

Thảm họa Mỹ Lý

Xã hội - Thanh Hải - 22:32, 23/07/2025
Dường như tất cả những cuồng nộ của thiên nhiên đã trút xuống mảnh đất giáp biên Mỹ Lý (Nghệ An). Để rồi khi dòng nước giận dữ kia rút đi, bản làng như vừa trải qua thảm họa khó nói hết bằng lời.
Bắt nghi phạm sát hại người đàn ông lái xe ôm để cướp xe và điện thoại

Bắt nghi phạm sát hại người đàn ông lái xe ôm để cướp xe và điện thoại

Pháp luật - Thúy Hồng - 22:19, 23/07/2025
Chiều 23/7, lực lượng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Lạng Sơn đã phối hợp bắt giữ được nghi phạm sát hại người đàn ông lái xe ôm, khi đối tượng đang lẩn trốn ở tỉnh Bắc Ninh.
Bảo đảm tính mạng của Nhân dân là mục tiêu cao nhất

Bảo đảm tính mạng của Nhân dân là mục tiêu cao nhất

Xã hội - Phạm Tiến - 21:43, 23/07/2025
Sau 3 ngày mưa lớn, hàng chục bản làng ở các xã Tương Dương, Lượng Minh, Mường Xén, Con Cuông... (Nghệ An) bị ngập chìm trong nước. Hiện chính quyền các địa phương đang đặt ra mục tiêu cao nhất, là “Bảo đảm tính mạng của người dân”.
Hội quán Tuệ Thành mong muốn có pháp nhân để thuận tiện hoạt động

Hội quán Tuệ Thành mong muốn có pháp nhân để thuận tiện hoạt động

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Duy Chí - 18:55, 23/07/2025
Là 1 trong 6 hội quán người Hoa có bề dày lịch sử gần 300 năm, đang hoạt động tại phường Chợ Lớn, TP. Hồ Chí Minh. Hội quán Tuệ Thành với công trình nghệ thuật kiến trúc được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1993, mỗi ngày tiếp đón gần 1.000 lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan, chiêm bái.
Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Trong danh mục 23 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận, tỉnh Điện Biên có 1 di sản thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng là Lễ hội Pang Phoóng (Tạ ơn) của cộng đồng dân tộc Kháng, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

Thời sự - PV - 17:26, 23/07/2025
Sáng 23/7, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm - Bí thư Quân ủy Trung ương, cùng Đoàn công tác của Trung ương đến thăm và làm việc với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
Quảng Ngãi: 22 căn nhà của đồng bào DTTS ở xã Măng Ri bị tốc mái

Quảng Ngãi: 22 căn nhà của đồng bào DTTS ở xã Măng Ri bị tốc mái

Trang địa phương - Ngọc Chí - 17:20, 23/07/2025
Ngày 23/7, UBND xã Măng Ri, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, cơn bão số 3 đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về nhà cửa, hạ tầng giao thông. Chính quyền địa phương đang khẩn trương khắc phục hậu quả và hỗ trợ người dân sớm ổn định cuộc sống.

"Dạt dào vùng đất Cà Mau – 80 năm Quốc khánh, tự hào quê ta"

Xã hội - Như Tâm - 16:19, 23/07/2025
"Dạt dào vùng đất Cà Mau – 80 năm Quốc khánh, tự hào quê ta", là chủ đề tỉnh Cà Mau dự kiến tham gia Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội toàn quốc nhân dịp kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 – 02/9/2025), diễn ra từ ngày 28/8 đến 05/9/2025, tại Trung tâm Triển lãm Quốc gia (Cổ Loa, Hà Nội).
Sơn La: Mỗi người một tay, xã nghèo đổi thay

Sơn La: Mỗi người một tay, xã nghèo đổi thay

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Thư - 16:06, 23/07/2025
Được sự đỡ đầu của cơ quan, đơn vị, các xã nghèo trên địa bàn tỉnh Sơn La đã có những chuyển biến tích cực. Cùng với vốn đầu tư của Chương trình MTQG 1719, nhiều xã không chỉ thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn mà đã “về đích” nông thôn mới.
Lạng Sơn: Nhiều mục tiêu, chỉ tiêu Dự án 8 vượt kế hoạch

Lạng Sơn: Nhiều mục tiêu, chỉ tiêu Dự án 8 vượt kế hoạch

Tin tức - Minh Anh - 15:49, 23/07/2025
Sau 4 năm triển khai thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn Lạng Sơn đã đạt nhiều chỉ tiêu, mục tiêu cốt lõi.