Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng chủ trì Hội nghị Thượng đỉnh về đồng bằng châu thổ thế giới

PV - 23:25, 09/06/2025

Nhân dịp tham dự Hội nghị Đại dương của Liên Hợp Quốc lần thứ 3 (UNOC 3), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Iraq Abdul Latif Rashid đã đồng chủ trì Hội nghị Thượng đỉnh về các vùng đồng bằng châu thổ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng chủ trì Hội nghị Thượng đỉnh về các vùng đồng bằng châu thổ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng chủ trì Hội nghị Thượng đỉnh về các vùng đồng bằng châu thổ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tham dự Hội nghị Thượng đỉnh có gần 100 đại biểu là lãnh đạo của các quốc gia có đồng bằng châu thổ như: Pháp, Hà Lan, Thái Lan, Bangladesh… và các tổ chức quốc tế quản lý các khu vực đồng bằng châu thổ trên thế giới.

Theo thống kê từ các nghiên cứu và báo cáo khoa học, các vùng đồng bằng châu thổ hiện chỉ chiếm khoảng 0,65% diện tích đất liền của thế giới nhưng là nơi sinh sống của gần 4,5% dân số toàn cầu và tạo ra khoảng 6% tổng sản lượng lương thực thế giới.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ ra rằng đồng bằng châu thổ là những khu vực liên quan đến nhiều nguồn văn minh nhân loại; là hệ sinh thái, không gian sinh tồn, nguồn nước xuyên biên giới, điểm tựa kinh tế, văn hoá, xã hội lâu đời của người dân tại đây. Nhưng chính các nơi trù phú ấy lại đang trở thành tuyến đầu chống chọi với biến đổi khí hậu: mực nước biển dâng, sụt lún, sạt lở, khô hạn, xâm nhập mặn, mất đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường. Đây không còn là những cảnh báo mà là thực tế khắc nghiệt đang diễn ra hàng ngày, đe dọa trực tiếp tới sinh kế của hàng trăm triệu người dân ở các vùng đồng bằng châu thổ của các con sông lớn trên thế giới.

Thủ tướng chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam dựa trên phương châm "thuận thiên" và tiêu chí "đồng lợi ích, đa mục tiêu" - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam dựa trên phương châm "thuận thiên" và tiêu chí "đồng lợi ích, đa mục tiêu" - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Từ góc độ Việt Nam là quốc gia có diện tích đồng bằng châu thổ lớn, Thủ tướng cho rằng thích ứng với biến đổi khí hậu tại các đồng bằng châu thổ không chỉ là yêu cầu cấp bách, khách quan mà còn là sứ mệnh lịch sử. Thủ tướng cũng chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam dựa trên phương châm "thuận thiên" và tiêu chí "đồng lợi ích, đa mục tiêu", tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả các chiến lược, chính sách, giải pháp nhằm: Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng; tăng cường sức chống chịu, khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển nông nghiệp xanh, chuyển đổi mô hình sản xuất 1 triệu ha lúa theo hướng năng suất cao, phát thải carbon thấp; đẩy mạnh hợp tác xuyên biên giới và bảo vệ nguồn nước, nguồn lợi thuỷ sản… với sự đồng hành, hỗ trợ của các đối tác phát triển, các tổ chức quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh những vấn đề chung như nguồn nước xuyên biên giới, các nước liên quan cần bàn bạc, đi đến thống nhất trên tinh thần tôn trọng lợi ích của nhau, bình đẳng, và dựa trên luật lệ. Trên tinh thần này, Việt Nam sẽ tiếp tục chủ động, tích cực phối hợp chặt chẽ với các quốc gia, khu vực trong thực hiện "mục tiêu kép": Vừa góp phần đảm bảo an ninh lương thực thế giới - vừa nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính trên toàn cầu.

Tổng thống Iraq, ông Abdul Latif Rashid hoan nghênh các nỗ lực tập thể, hợp tác quốc tế để bảo vệ, phát triển các vùng đồng bằng châu thổ, ứng phó với các thách thức từ biến đổi khí hậu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Tổng thống Iraq, ông Abdul Latif Rashid hoan nghênh các nỗ lực tập thể, hợp tác quốc tế để bảo vệ, phát triển các vùng đồng bằng châu thổ, ứng phó với các thách thức từ biến đổi khí hậu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Để đạt được mục tiêu này, Thủ tướng đưa ra cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân, toàn diện và đề xuất 5 giải pháp chủ động chiến lược bao gồm: Quy hoạch dài hạn liên vùng, liên ngành, chuyển đổi mô hình phát triển đồng bằng châu thổ; bảo tồn, phát huy tri thức bản địa gắn với ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo; đẩy mạnh hợp tác quốc tế, kết nối hiệu quả Mạng lưới toàn cầu các đồng bằng châu thổ; thiết lập và triển khai hiệu quả các cơ chế tài chính khí hậu xanh, bền vững, công bằng, bao trùm, dễ tiếp cận; xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình ứng xử linh hoạt, hợp lý, hiệu quả đối với các vùng đồng bằng châu thổ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tái khẳng định quan điểm nhất quán của Việt Nam là bạn tốt, đối tác tin cậy và thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế trong bảo vệ và phát triển các vùng đồng bằng châu thổ thích ứng với biến đổi khí hậu. Để thực hiện chủ trương này, Thủ tướng Chính phủ cho biết Việt Nam quyết tâm thực hiện "ba sẵn sàng": Sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm quản lý, sáng kiến; sẵn sàng tham gia các cơ chế, sáng kiến hợp tác khu vực, quốc tế; sẵn sàng đóng góp vào các nỗ lực toàn cầu để thích ứng với biến đổi khí hậu tại các vùng đồng bằng châu thổ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Iraq Abdul Latif Rashid - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Iraq Abdul Latif Rashid - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Kết thúc bài phát biểu, Thủ tướng kêu gọi các quốc gia cùng đoàn kết, chung tay hợp tác cả về tầm nhìn và hành động để các đồng bằng châu thổ - nơi cửa ngõ hợp lưu của sự sống giữa đất liền và đại dương - mãi mãi là nền tảng ổn định, vững chắc cho sinh kế, cuộc sống của người dân, là quà tặng trù phú, màu mỡ, quý giá của thiên nhiên cho sự phát triển trường tồn, thịnh vượng của các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới.

Chia sẻ quan điểm với Thủ tướng Phạm Minh Chính, Tổng thống Iraq, ông Abdul Latif Rashid nhấn mạnh tầm quan trọng của đồng bằng châu thổ - cái nôi của nền văn minh nhân loại, và hoan nghênh các nỗ lực tập thể, hợp tác quốc tế để bảo vệ, phát triển các vùng đồng bằng châu thổ, ứng phó với các thách thức từ biến đổi khí hậu. Tổng thống Iraq cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của cơ chế chia sẻ hiệu quả tài nguyên nước giữa các quốc gia, và cho rằng cần hành động ngay để phát triển bền vững các hệ thống sông ngòi và đồng bằng châu thổ trước khi quá muộn.

Ngoại trưởng Pháp Jean – Noel Barrot cảm ơn Việt Nam, Colombia và Iraq đã chủ trì sự kiện ý nghĩa này - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ngoại trưởng Pháp Jean – Noel Barrot cảm ơn Việt Nam, Colombia và Iraq đã chủ trì sự kiện ý nghĩa này - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trưởng đoàn Colombia, Đại sứ Elizabeth Taylor cho rằng các vùng đồng bằng châu thổ không chỉ giàu về đa dạng sinh học mà còn là bể chứa carbon và là lá chắn tự nhiên chống lại biến đổi khí hậu. Colombia kêu gọi cần có hành động toàn cầu dựa trên các giải pháp thân thiện với thiên nhiên, thúc đẩy tri thức của cộng đồng địa phương để phát triển khu vực đồng bằng châu thổ, đồng thời nhấn mạnh phục hồi rừng ngập mặn và giải quyết tình trạng xói mòn bờ biển chính là phục hồi ký ức của nhân loại và bảo vệ vùng đồng bằng châu thổ chính là bảo vệ quyền sống của thế hệ tương lai.

Ngoại trưởng Pháp Jean – Noel Barrot nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của Hội nghị thượng đỉnh về các vùng đồng bằng châu thổ, theo đó bảo vệ đồng bằng châu thổ chính là bảo vệ đại dương. Ông cũng chia sẻ hai ưu tiên chính: Quản lý tốt hơn các vùng nước và nỗ lực hơn nữa để chống lại biến đổi khí hậu; đồng thời kêu gọi biến kết quả của Hội nghị thành động lực cho hành động thực tế, vì các thế hệ tương lai và vì tinh thần đoàn kết quốc tế. Ngoại trưởng Jean – Noel Barrot cảm ơn Việt Nam, Colombia và Iraq đã chủ trì sự kiện ý nghĩa này.

Trong phiên thảo luận về bảo tồn và quản lý bền vững hệ sinh thái đồng bằng châu thổ, các chuyên gia, nhà khoa học và nhà hoạch định chính sách từ nhiều quốc gia trên thế giới đã chia sẻ về tiềm năng của các khu đồng bằng châu thổ, đánh giá các nguy cơ hiện tại đồng thời đưa ra các giải pháp dựa trên nền tảng tự nhiên cũng như áp dụng khoa học công nghệ để phát triển các vùng đồng bằng châu thổ. Tại phiên thảo luận về triển vọng phát triển bền vững, hành động tập thể trong quản lý đồng bằng châu thổ, các ý kiến thảo luận sôi nổi được đưa ra, tập trung vào sự hợp tác và phối hợp của người dân và các chủ thể sử dụng các dòng sông; sự thích ứng của đồng bằng châu thổ trong bối cảnh mới. Các đại biểu cũng đề cao vai trò của hợp tác và phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý các khu đồng bằng châu thổ và nguồn tài chính để bảo tồn đa dạng sinh học tại các khu vực này./.

* Việt Nam có ba đồng bằng châu thổ lớn: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng Duyên hải miền Trung, và Đồng bằng Sông Cửu Long. Trong đó, đồng bằng sông Hồng tập trung khoảng 22% dân số và đóng góp khoảng 30% GDP cả nước, còn đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất, đóng góp hơn 50% sản lượng gạo và 65% sản lượng thủy sản; chiếm 90% gạo, khoảng 65% thủy sản và 60% rau quả, trái cây xuất khẩu của Việt Nam. Đây được xem là những vựa lúa, vựa trái cây của cả nước nhưng cũng là khu vực dễ bị tổn thương nhất do địa hình thấp, mạng lưới sông ngòi chằng chịt, khả năng ngập úng cao khi mưa lớn đổ về; từ đó dễ bị ảnh hưởng từ thiên tai, mưa lũ, sạt lở, triều cường, xói mòn, hạn hán, xâm nhập mặn.

* Việt Nam đã có nhiều giải pháp để bảo vệ các vùng đồng bằng châu thổ. Thứ nhất, Việt Nam tăng cường quản lý lũ, phòng chống rủi ro thiên tai bằng việc: (i) hoàn thiện hệ thống bản đồ ngập lụt, bản đồ rủi ro thiên tai; (ii) đầu tư, nâng cấp các công trình thủy lợi, đê điều, hồ chứa điều tiết lũ; (iii) khôi phục rừng ngập mặn, vùng trữ lũ tự nhiên; (iv) xây dựng cơ chế cảnh báo sớm thiên tai, nâng cao năng lực ứng phó cho cộng đồng. Thứ hai, Việt Nam ứng phó việc xâm nhập mặn và bảo vệ nguồn nước thông qua việc: (i) tăng cường giám sát, điều hành nguồn nước liên vùng, liên lưu vực, đặc biệt trong mùa khô; (ii) khuyến khích chuyển đổi mô hình canh tác, phù hợp với điều kiện xâm nhập mặn; (iii) triển khai các dự án thu gom, trữ nước mưa, tái sử dụng nước thải, giảm áp lực khai thác nước ngầm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Ninh Sơn (Ninh Thuận): Phát huy hiệu qủa nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Ninh Sơn (Ninh Thuận): Phát huy hiệu qủa nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Chính sách Dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Huyện Ninh Sơn là một trong những địa phương của tỉnh Ninh Thuận triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Nguồn vốn đầu tư hỗ trợ đất ở, nhà ở giúp người dân an cư lập nghiệp, ổn định cuộc sống. Đồng thời hỗ trợ con giống gia súc, bảo vệ rừng tạo sinh kế cho người nghèo có điều kiện sản xuất vươn lên thoát nghèo bền vững.
Đại hội Chi bộ Tạp chí nghiên cứu Dân tộc và Tôn giáo

Đại hội Chi bộ Tạp chí nghiên cứu Dân tộc và Tôn giáo

Tin tức - Hồng Phúc - 1 giờ trước
Sáng 13/6, Chi bộ Tạp chí nghiên cứu Dân tộc và Tôn giáo đã long trọng tổ chức Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030. Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Thông dự và chỉ đạo Đại hội.
Đồng bào vùng cao Quảng Nam làm du lịch cộng đồng

Đồng bào vùng cao Quảng Nam làm du lịch cộng đồng

Sắc màu 54 - T.Nhân - H.Trường - 2 giờ trước
Những năm gần đây, huyện Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam) đã có bước chuyển mình tích cực trong phát triển du lịch cộng đồng, đặc biệt là ở các xã có đông đồng bào DTTS sinh sống. Thông qua việc ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch, tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng và xúc tiến du lịch địa phương, Bắc Trà My đã tạo điều kiện cho đồng bào Co, Ca Dong, Mường từng bước tiếp cận mô hình du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống và phát triển kinh tế bền vững.
Chi bộ Vụ Hợp tác Quốc tế: Quyết tâm xây dựng Chi bộ trong sạch vững mạnh trong nhiệm kỳ mới

Chi bộ Vụ Hợp tác Quốc tế: Quyết tâm xây dựng Chi bộ trong sạch vững mạnh trong nhiệm kỳ mới

Tin tức - Thúy Hồng - 2 giờ trước
Chiều 13/6, Chi bộ Vụ Hợp tác Quốc tế (thuộc Đảng bộ Bộ Dân tộc và Tôn giáo) đã long trọng tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030. Ủy viên ban Thường vụ Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Thông tham dự và chỉ đạo Đại hội.
Già làng “giữ lửa” nghề xưa

Già làng “giữ lửa” nghề xưa

Gương sáng giữa cộng đồng - Thanh liêm - 4 giờ trước
Trong xu thế hội nhập và phát triển, trước sự thay đổi của xã hội hiện đại, một số nghề có giá trị văn hóa truyền thống dần bị mai một. Đứng trước nguy cơ đó, các già làng, Người có uy tín ở huyện biên giới Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đã ra sức bảo tồn và phát huy nghề truyền thống của dân tộc mình.
Thanh Hóa: Nhiều hộ nghèo đã an cư

Thanh Hóa: Nhiều hộ nghèo đã an cư

Thực hiện Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở giai đoạn 2024 - 2025, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tập trung xây dựng nhà cho các hộ gia đình nghèo còn khó khăn. Đến nay, toàn tỉnh đã khởi công xây dựng gần 13.000 nhà, nhiều hộ nghèo sau khi được hỗ trợ nhà ở đã tập trung phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Ngân hàng Chính sách Xã hội: Xây dựng Đảng bộ vững mạnh toàn diện, đồng hành sự nghiệp phát triển đất nước

Ngân hàng Chính sách Xã hội: Xây dựng Đảng bộ vững mạnh toàn diện, đồng hành sự nghiệp phát triển đất nước

Xã hội - Việt Hải - Mai Hương - 4 giờ trước
Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng ủy Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) đã không ngừng nâng cao vai trò lãnh đạo toàn diện của tổ chức Đảng, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, đoàn kết, thống nhất và trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ chính trị. Với phương châm gắn kết chặt chẽ công tác xây dựng Đảng với thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, Đảng ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo hệ thống NHCSXH hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ NHCSXH lần thứ V đã đề ra, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và bảo đảm an sinh xã hội trên phạm vi cả nước.
“Giọt hồng Đất Mỏ” - Kết nối yêu thương từ những tấm lòng nhân ái

“Giọt hồng Đất Mỏ” - Kết nối yêu thương từ những tấm lòng nhân ái

Xã hội - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Ngày 13/6, tại Tp. Hạ Long, Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ khai mạc Chương trình Hành trình đỏ, với chủ đề: “Giọt hồng Đất Mỏ - Kết nối dòng máu Việt” và Lễ tôn vinh người hiến máu tình nguyện tiêu biểu tỉnh Quảng Ninh năm 2025.
Ninh Thuận: Nâng cao chất lượng cuộc sống phụ nữ và trẻ em đồng bào DTTS

Ninh Thuận: Nâng cao chất lượng cuộc sống phụ nữ và trẻ em đồng bào DTTS

Xã hội - Thái Sơn Ngọc - 4 giờ trước
Từ năm 2022, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Ninh Thuận triển khai Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719 nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, giải quyết vấn đề cấp thiết với phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào DTTS. Các cấp Hội xây dựng kế hoạch phù hợp thực tiễn, đa dạng hình thức, phong phú nội dung, thu hút hội viên tham gia, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Gia Lai: Hàng trăm gói kẹo, đồ chơi nhựa bị vứt bỏ ở các bãi rác

Gia Lai: Hàng trăm gói kẹo, đồ chơi nhựa bị vứt bỏ ở các bãi rác

Tin tức - Ngọc Thu - 4 giờ trước
Ngày 13/6, lực lượng chức năng xã Ia Kênh (Tp. Pleiku, Gia Lai) đã phát hiện dọc đường Trường Sa có nhiều bao tải lớn, bên trong chứa nhiều đồ chơi nhựa dành cho trẻ em (thường bán ở trước cổng trường) và kẹo hương bạc hà, quế, kẹo sữa bò...
Ninh Thuận: Nâng cao chất lượng sống cho đồng bào DTTS nhờ Chương trình MTQG 1719

Ninh Thuận: Nâng cao chất lượng sống cho đồng bào DTTS nhờ Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 4 giờ trước
Sau 4 năm triển khai Dự án 1, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719); tỉnh Ninh Thuận đã tập trung triển khai sắp xếp ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; đồng thời giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho người dân. Nhờ đó, đại bộ phận đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh có điều kiện để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu.