Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chính phủ sẽ có giải pháp để "đường về quê gần hơn" với kiều bào

PV - 21:15, 22/01/2022

Phát biểu tại cuộc gặp mặt kiều bào tham dự Xuân Quê hương năm 2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Đảng, Nhà nước, Chính phủ thấu hiểu, chia sẻ, luôn đặt ra trách nhiệm và sẽ có giải pháp để làm cho "đường về quê gần hơn" với kiều bào, gồm các chính sách căn cơ hơn để chăm lo, hỗ trợ và huy động trí tuệ, nguồn lực của bà con cho sự nghiệp phát triển đất nước hùng cường, thịnh vượng, cả các giải pháp trước mắt cần làm ngay như sớm mở lại các đường bay thương mại.

Thủ tướng thăm hói, chúc mừng bà con Việt kiều về dự chương trình Xuân Quê hương 2022 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng thăm hói, chúc mừng bà con Việt kiều về dự chương trình Xuân Quê hương 2022 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chiều 22/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt kiều bào tham dự chương trình Xuân Quê hương năm 2022.

Cùng dự có Phó Thủ tướng Lê Minh Khái; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương; đặc biệt có hơn 50 kiều bào là các trí thức, doanh nhân về nước từ 23 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

Chương trình thường niên Xuân Quê hương được tổ chức tại Hà Nội vào tối ngày 22/1. Đây là chương trình Xuân Quê hương đầu tiên được tổ chức trực tiếp và trực tuyến sau 2 năm kiều bào không thể về Việt Nam do đại dịch COVID-19. Hiện có hơn 5,3 triệu người Việt Nam sinh sống, học tập, làm việc tại hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Lực lượng doanh nhân, trí thức Việt Nam ở nước ngoài có khoảng 500.000 người.

Chia sẻ tại cuộc gặp mặt, các ý kiến kiều bào đều bày tỏ xúc động trước sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng, Nhà nước, các cơ quan và đồng bào trong nước với kiều bào thời gian qua; đánh giá cao công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và những thành tựu, kết quả phòng chống dịch, phục hồi và phát triển kinh tế xã hội; nêu một số đề xuất, góp ý, hiến kế về cơ chế, chính sách phát triển, bảo tồn di sản văn hóa dân tộc…

Ông Trần Công Đức, kiều bào Đức, đánh giá cao việc đất nước "đi sau về trước" trong tiêm chủng vaccine, nhờ đó nhiều hoạt động tại Việt Nam, trong đó có công ty ông, đã trở lại bình thường. Ông cho biết "rất xúc động và ngưỡng mộ" lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong bối cảnh một nước đang phát triển đã hết sức quan tâm tới người dân, làm việc rất nhiều, bằng mọi cách để có vaccine tiêm miễn phí cho nhân dân.

TS. Nguyễn Thúy Anh, tốt nghiệp TS. tại Đại học California Davis US chuyên ngành biến đổi khí hậu, cho biết cô trở lại Việt Nam làm việc từ năm nay. Theo cô, mỗi người có thể lựa chọn nơi sinh sống, học tập, làm việc nhưng quê hương thì chỉ có một, lòng yêu nước luôn có trong mỗi người, chỉ cần được khơi gợi và phát huy thì sẽ trở thành nguồn lực rất lớn.

Với chuyên ngành được đào tạo và nghiên cứu, cô rất tâm đắc với những cam kết mạnh mẽ của Việt Nam về ứng phó biến đổi khí hậu được Thủ tướng đưa ra tại Hội nghị COP26. Điều đó đã thôi thúc Thúy Anh và nhiều kiều bào đồng hành, góp sức để góp phần hiện thực hóa các mục tiêu này, thúc đẩy chuyển đổi nền kinh tế từ nâu sang xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn.

TS. Philipp Rösler, nguyên Phó Thủ tướng Đức, Lãnh sự Danh dự Việt Nam tại Thụy Sĩ, cảm ơn và chúc mừng Chính phủ đã tổ chức nhiều hoạt động hiệu quả trong việc phát huy vai trò cộng đồng người Việt. Trong đó, chương trình Xuân Quê hương là hết sức thiết thực để kết nối kiều bào với Tổ quốc, kết nối giữa truyền thống dân tộc và một đất nước Việt Nam hiện đại.

Chia sẻ với rất nhiều kiều bào khát khao nhưng chưa được về quê do tác động của đại dịch, Thủ tướng nhấn mạnh: Đảng, Nhà nước thấu hiểu, chia sẻ và luôn đặt ra trách nhiệm để đưa "đường về quê gần hơn" với kiều bào - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chia sẻ với rất nhiều kiều bào khát khao nhưng chưa được về quê do tác động của đại dịch, Thủ tướng nhấn mạnh: Đảng, Nhà nước thấu hiểu, chia sẻ và luôn đặt ra trách nhiệm để đưa "đường về quê gần hơn" với kiều bào - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chúng ta luôn đau đáu tiếng gọi nơi chôn rau cắt rốn

Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ đồng cảm, chia sẻ với đồng bào khi ở xa quê hương, xa Tổ quốc và trân trọng cảm ơn sự có mặt của các kiều bào tại cuộc gặp mặt.

Thủ tướng chia sẻ ông đã từng có những ngày, tháng, năm sống, học tập, làm việc ở nước ngoài, xa quê hương, Tổ quốc, nên rất thấu hiểu tâm trạng của người Việt Nam mỗi khi Tết đến, Xuân về, mỗi khi đất nước có sự kiện hay nhà có việc và rất xúc động khi nghe những chia sẻ của kiều bào.

"Khi xa Tổ quốc, chúng ta luôn đau đáu tiếng gọi nơi chôn rau cắt rốn, tiếng gọi của mẹ cha, tiếng gọi của những kỷ niệm, của những bữa cơm đạm bạc, của tiếng ve, tiếng dế, của đường làng, góc phố, những nếp nhà thân thương, những gian nan, vất vả khi có chiến tranh, đất nước còn nghèo, của những đóng góp, cống hiến cho quê hương đất nước… dẫn lối chúng ta trở về quê hương. Đó là những ký ức sống mãi và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác của đồng bào đang sinh sống và làm việc xa Tổ quốc. Cội nguồn Việt Nam luôn hiện hữu trong mỗi trái tim người Việt dù ở đâu trên trái đất này, "Quê hương mỗi người chỉ một - Như là chỉ một mẹ thôi", Thủ tướng xúc động bày tỏ.

Cội nguồn Việt Nam luôn hiện hữu trong mỗi trái tim người Việt dù ở đâu trên trái đất này, “Quê hương mỗi người chỉ một - Như là chỉ một mẹ thôi”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính

Theo Thủ tướng, dịch bệnh COVID-19 trong 2 năm qua được ví như thảm họa của loài người, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội và làm thay đổi nhiều giá trị, các mối quan hệ công việc, cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Trong những lúc vô cùng khó khăn đó, tinh thần, truyền thống đại đoàn kết, kiên cường, vượt khó, chịu khổ… của người Việt càng tỏa sáng để đi qua nghịch cảnh đại dịch một cách an toàn.

Chia sẻ với rất nhiều kiều bào khát khao nhưng chưa được về quê do tác động của đại dịch, Thủ tướng nhấn mạnh: Đảng, Nhà nước thấu hiểu, chia sẻ và luôn đặt ra trách nhiệm để đưa "đường về quê gần hơn", để quê hương thật sự là "chùm khế ngọt", là nhà, là nơi quy tụ mọi giá trị truyền thống, trí tuệ, tấm lòng, khát vọng, tôn trọng sự khác biệt… để xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, để chúng ta tự hào là người Việt Nam trên bản đồ thế giới.

Ở trong nước, đợt dịch lần thứ 4 diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng của Nhân dân, tác động hết sức tiêu cực tới mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chúng ta đã vượt qua những khó khăn thách thức được ví như những thác ghềnh và đất nước ta đã gặt hái được nhiều kết quả quan trọng.

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên thế giới, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, vận động các nước tạo điều kiện thuận lợi cho bà con sinh sống và phòng, chống dịch COVID-19; tổ chức rất nhiều chuyến bay đưa hơn 200.000 bà con về nước trong suốt 2 năm qua.

Thủ tướng khẳng định: Những thành tựu quan trọng đó của đất nước có được là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, hiệu quả của Đảng, Nhà nước; sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị; sự đoàn kết, đồng tình ủng hộ của Nhân dân, sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp và đồng bào ta, trong đó có đóng góp to lớn, hiệu quả, kịp thời và đầy tình cảm, trách nhiệm đối với quê hương đất nước của hơn 5,3 triệu bà con người Việt Nam ở nước ngoài.

Dù còn gặp nhiều khó khăn ở nước sở tại, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài vẫn luôn sát cánh với đồng bào trong nước, hỗ trợ phòng, chống dịch bằng nhiều hình thức. Sự đóng góp lớn lao của bà con không chỉ thể hiện qua số tiền quyên góp đến 80 tỷ đồng, hàng nghìn máy thở, hàng chục nghìn liều vaccine cùng nhiều trang thiết bị y tế khác mà còn là sự đóng góp tri thức, kinh nghiệm thể hiện qua sự sáng tạo, tư vấn cho Chính phủ để vừa phòng, chống dịch, vừa phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội hiệu quả.

"Đặc biệt, một số đồng bào ta ở nước ngoài còn gác lại công việc, cuộc sống ở nước ngoài để trở về Việt Nam, xung phong tham gia tuyến đầu chống dịch và làm nhiều việc có ý nghĩa nhân văn cao cả, thể hiện tình đại đoàn kết toàn dân tộc. Càng khó khăn càng đoàn kết, càng trưởng thành, càng mạnh mẽ hơn, tinh thần đó đã đưa đất nước ta đi từ thắng lợi này tới thắng lợi khác trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước", Thủ tướng phát biểu.

Để "đường về quê gần hơn", Thủ tưởng nhấn mạnh việc trước mắt Chính phủ cần làm ngay là tiếp tục làm việc với các nước để sớm mở lại các đường bay thương mại. Chính phủ tiếp tục yêu cầu các hãng hàng không mở rộng các chuyến bay đến nhiều nơi trên thế giới, đến nhiều địa phương của các nước để việc đi lại dễ dàng hơn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Để "đường về quê gần hơn", Thủ tưởng nhấn mạnh việc trước mắt Chính phủ cần làm ngay là tiếp tục làm việc với các nước để sớm mở lại các đường bay thương mại. Chính phủ tiếp tục yêu cầu các hãng hàng không mở rộng các chuyến bay đến nhiều nơi trên thế giới, đến nhiều địa phương của các nước để việc đi lại dễ dàng hơn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chính phủ sẽ có giải pháp để "đường về quê" gần hơn với đồng bào

Người đứng đầu Chính phủ nêu rõ: Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu Kế hoạch 5 năm 2021-2025. Dự báo tình hình quốc tế, trong nước có những thuận lợi, cơ hội, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Dịch COVID-19 có thể phức tạp, nguy hiểm hơn với sự xuất hiện của các biến chủng mới, nguồn lực của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân giảm sút; rủi ro lạm phát gia tăng; các vấn đề an ninh phi truyền thống, thiên tai, biến đổi khí hậu là nguy cơ luôn tiềm ẩn.

Để tiếp nối những thành tựu đạt được trong năm 2021, phấn đấu đạt cao nhất những mục tiêu đề ra cho năm 2022, chúng ta cần phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Chính phủ sẽ có giải pháp thực hiện mục tiêu "Đường về quê gần hơn" để kiều bào luôn hướng về, góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Điều này rất có ý nghĩa trong bối cảnh đại dịch vẫn diễn biến phức tạp.

Đảng, Nhà nước tin tưởng, đánh giá cao tinh thần đoàn kết, sẻ chia, nỗ lực vượt khó, chủ động, sáng tạo tích cực quảng bá hình ảnh, nét đẹp của văn hóa, truyền thống đất nước và con người Việt Nam của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài để "đường về quê gần hơn", đất nước Việt Nam đẹp hơn.

"Đường về quê gần hơn" khi bà con có cuộc sống tốt đẹp, điều kiện vật chất dư giả hơn ở nước ngoài. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan tiếp tục đưa ra những chính sách, thể chế, giải pháp tổng thể để chăm lo, hỗ trợ bà con, nhất là ở những địa bàn khó khăn, tạo thuận lợi để bà con, anh em, cô bác có được địa vị pháp lý vững chắc, ổn định cuộc sống và hội nhập vào xã hội nước sở tại bền vững và chắc chắn hơn.

Đồng thời, Chính phủ tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ công dân, quản lý lao động, du học sinh, khuyến khích các cơ quan, hiệp hội tổ chức dạy tiếng Việt ở nước ngoài, tăng cường kết nối các cá nhân, tổ chức người Việt Nam ở nước ngoài với trong nước, đóng góp xây dựng đất nước và thực hiện trách nhiệm với cộng đồng quốc tế.

Đảng, Nhà nước sẽ tiếp tục hoàn thiện, xây dựng chính sách nhằm huy động nguồn lực, lắng nghe, tạo môi trường thuận lợi để kiều bào đóng góp trí tuệ, chất xám, khát vọng cho phát triển đất nước.

Để "đường về quê gần hơn", việc trước mắt Chính phủ cần làm ngay là tiếp tục làm việc với các nước để sớm mở lại các đường bay thương mại. Chính phủ tiếp tục yêu cầu các hãng hàng không mở rộng các chuyến bay đến nhiều nơi trên thế giới, đến nhiều địa phương của các nước để việc đi lại dễ dàng hơn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và đại diện bà con Việt kiều tại cuộc gặp mặt - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính và đại diện bà con Việt kiều tại cuộc gặp mặt - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Với tinh thần người Việt Nam ở nước ngoài "là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam", Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, cơ quan liên quan tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết số 36-NQ/TW và Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 45-CT/TW của Ban Chấp hành Trung ương và Nghị quyết 169/NQ-CP của Chính phủ, tiếp tục được triển khai toàn diện và mạnh mẽ hơn công tác người Việt Nam ở nước ngoài, qua đó phát huy nguồn lực to lớn, tinh thần yêu nước của đồng bào ta ở nước ngoài hướng về quê hương, đất nước; nhận thức và hành động đúng đắn, phù hợp với lợi ích quốc gia - dân tộc, đồng thời, thể hiện rõ hơn tình cảm và trách nhiệm của Đảng, Nhà nước trong việc chăm lo cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; tất cả vì mục tiêu đất nước hùng cường, thịnh vượng, đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc

Về những ý kiến, kiến nghị của kiều bào, Thủ tướng cho biết Chính phủ sẽ quan tâm, xem xét giải quyết hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét nếu vượt thẩm quyền./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Ngày 3/4, được tin đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ trần, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dẫn đầu Đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam sang viếng đồng chí Khamtay Siphandone.
Tin nổi bật trang chủ
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Media - BDT - 23:10, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ

“Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ

Media - BDT - 23:01, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội truyền thống chùa Thầy. Côn Sơn - Kiếp Bạc ngàn năm vang vọng. “Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hát Xoan làng cổ

Hát Xoan làng cổ

Media - BDT - 22:52, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 2/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hát Xoan làng cổ. Thánh đường hơn 100 năm tuổi ở Tiền Giang. Người “thắp lửa” Then ở Phú Cường. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Ngãi: Hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi sự kinh doanh

Quảng Ngãi: Hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi sự kinh doanh

Kinh tế - Bùi Khôi Nguyên - 22:42, 03/04/2025
Vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Ngãi có nhiều tiềm năng, thế mạnh, nhiều sản phẩm đặc thù địa phương. Với trợ lực từ các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, đây là điều kiện thuận lợi để thanh niên mạnh dạn khởi sự kinh doanh.
Đẩy nhanh giải ngân vốn Chương trình MTQG 1719

Đẩy nhanh giải ngân vốn Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 22:40, 03/04/2025
Năm 2025 là năm đặc biệt quan trọng để hoàn thành mục tiêu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Bên cạnh sự chỉ đạo quyết liệt của Trung ương thì các địa phương cần linh hoạt, chủ động trong triển khai thực hiện các dự án thành phần.
Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tái hiện không gian Chợ phiên vùng cao tại Hà Nội. Lễ hội bắt cá Nặm Đăm. Tâm huyết giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đảng bộ Phòng Tham mưu, BĐBP TP. Hồ Chí Minh: Nhiều kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ 2020 - 2025

Đảng bộ Phòng Tham mưu, BĐBP TP. Hồ Chí Minh: Nhiều kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ 2020 - 2025

Trang địa phương - Tào Đạt - Mai Lan - 22:39, 03/04/2025
Ngày 3/4, Đảng bộ Phòng Tham mưu, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) TP. Hồ Chí Minh tổ chức Đại hội lần thứ IV nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại tá Trần Thanh Đức - Thành ủy viên, Chỉ huy trưởng BĐBP TP. Hồ Chí Minh tham dự, phát biểu chỉ đạo Đại hội.
Diện mạo mới trên vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng

Diện mạo mới trên vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 22:37, 03/04/2025
Sau gần bốn năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lâm Đồng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS.
Khánh thành, bàn giao nhà ở nội trú cho giáo viên tại bản Rào Con

Khánh thành, bàn giao nhà ở nội trú cho giáo viên tại bản Rào Con

Nhịp cầu nhân ái - Khánh Ngân - 22:35, 03/04/2025
Công an tỉnh Quảng Bình phối hợp với Binh đoàn 12 (Bộ Quốc phòng) và các đơn vị tài trợ đã tổ chức Lễ khánh thành công trình xây dựng nhà nội trú cho giáo viên điểm trường bản Rào Con, thuộc Trường Tiểu học số 2 Phong Nha (Bố Trạch, Quảng Bình).
Bộ Công an bàn giao kinh phí xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo tại Bạc Liêu

Bộ Công an bàn giao kinh phí xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo tại Bạc Liêu

Xã hội - Tào Đạt - Như Tâm - 22:33, 03/04/2025
Năm 2025, Bộ Công an đồng hành, hỗ trợ cùng tỉnh Bạc Liêu xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo với tổng số tiền 42 tỷ đồng.
Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang thăm, chúc Tết Chôl Chnam Thmây 2025

Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang thăm, chúc Tết Chôl Chnam Thmây 2025

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 22:31, 03/04/2025
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnam Thmây 2025 của đồng bào Khmer, Ban Thường vụ Hội đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang (ĐKSSYN) do hòa thượng Danh Đổng - Ủy viên Thường trực Hội, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Chủ tịch Hội ĐKSSYN tỉnh Kiên Giang, làm trưởng đoàn, đã đến thăm và chúc mừng một số ban ngành, tổ chức trên địa bàn tỉnh có cán bộ, công nhân, viên chức người dân tộc Khmer làm việc.