Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tự lực tự cường, thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng

PV - 09:04, 08/10/2020

Nhấn mạnh tinh thần “tự lực, tự cường mạnh mẽ hơn nữa”, thời gian qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã liên tục thúc đẩy các động lực tăng trưởng để đưa nền kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn nhất kể từ khi đổi mới, mở cửa.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát dự án cầu Phước An tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 30/5/2020. - Ảnh: VGP
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát dự án cầu Phước An tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 30/5/2020. - Ảnh: VGP

Với mức tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm 2020 đạt 2,12%, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có mức tăng trưởng dương duy nhất ở khu vực ASEAN và là một trong số ít quốc gia, vùng lãnh thổ đạt mức tăng trưởng dương trên thế giới. Bức tranh kinh tế đã khởi sắc hơn ngay trong thời điểm khó khăn nhất, phần nào làm dịu đi những lo ngại trước đó về khả năng tăng trưởng GDP thấp kỷ lục 0,39% của quý II có thể vẫn chưa phải là mức đáy, nếu các hoạt động kinh tế không có chuyển mình rõ rệt trong quý III.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 2/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, nền kinh tế nước ta đã đi qua đáy trong quý II và đang phục hồi theo hình chữ V. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp và ảnh hưởng của dịch COVID-19, Thủ tướng tiếp tục nhấn mạnh tới tinh thần “tự lực, tự cường mạnh mẽ hơn nữa trong phát triển đất nước”. Với tinh thần đó, Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu tăng trưởng kinh tế năm 2020 đạt từ 2,5 đến 3%, dự kiến năm 2021 phấn đấu đạt khoảng 6,7%.

Theo các phân tích, nhìn lại các động lực của tăng trưởng kinh tế quý III và 9 tháng đầu năm, phải kể đến những lĩnh vực như xuất khẩu với kỷ lục xuất siêu đạt gần 17 tỷ USD. Giải ngân vốn đầu tư công cũng là một trong những động lực quan trọng với 303.000 tỷ đồng, bằng gần 60% kế hoạch năm và tăng 33% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là tỷ lệ và mức tăng cao nhất trong 5 năm qua, tạo sự hỗ trợ, lan tỏa cho nhiều khu vực kinh tế vốn đang chịu ảnh hưởng của dịch bệnh.

Một khu vực cũng đóng góp lớn cho tăng trưởng 9 tháng đầu năm 2020 là nông nghiệp. Mặc dù chịu tác động kép do khó khăn đầu ra xuất khẩu, thiên tai khắc nghiệt, nhưng ngành nông nghiệp đã có sự phục hồi tích cực, đóng góp 13,62% vào mức tăng trưởng chung, cao hơn mức đóng góp 4% của cùng kỳ năm 2019. Theo số liệu mới nhất từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong quý III, GDP của toàn ngành đạt mức tăng trưởng 2,93%, cao hơn quý I và II.

Đạt được những thành tích đó nhờ sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời, đúng hướng của Chính phủ trong từng tình huống, thời điểm, đây là những kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh các nước ASEAN hay các đối tác lớn đều tăng trưởng âm, chuỗi cung ứng trên thế giới bị đứt gãy.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định 9 tháng đầu năm, ngành nông nghiệp đã phát huy vai trò bệ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. - Ảnh: VGP
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định 9 tháng đầu năm, ngành nông nghiệp đã phát huy vai trò bệ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. - Ảnh: VGP


Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương hồi giữa năm nay, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã bày tỏ sốt ruột khi tăng trưởng quý II chỉ đạt mức 0,39%, thậm chí một số địa phương trong cả nước có tăng trưởng âm trong nửa đầu năm. Ví cỗ máy tăng trưởng của Việt Nam như "cỗ xe tam mã", gồm 3 cấu phần quan trọng nhất, đó là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng, Thủ tướng yêu cầu dùng mọi biện pháp thúc đẩy cả "ba con ngựa kéo" để đạt mục tiêu tăng trưởng cao nhất.

Sau đó, từ cuối tháng 7, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công có chuyển biến tích cực, với các hội nghị giao ban trực tuyến đôn đốc triển khai công tác đầu tư công và các Ðoàn công tác của Chính phủ. Thủ tướng khẳng định, “địa phương nào không tiêu hết tiền, Chính phủ điều động, địa phương nào cần tiền để phát triển, Chính phủ mang tiền đến”. Ngày cuối cùng của tháng 9, Thủ tướng cùng các Phó Thủ tướng đồng loạt dự lễ khởi công 3 dự án thành phần của tuyến cao tốc Bắc-Nam, sau một thời gian chuẩn bị khẩn trương.

Với ngành nông nghiệp, Người đứng đầu Chính phủ đánh giá là đạt thắng lợi toàn diện, phát huy vai trò bệ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và trong các chỉ đạo, điều hành, ông đặc biệt quan tâm tới lĩnh vực này. Chỉ trong vài ngày cuối tháng 9, khi dịch bệnh COVID-19 ở nước ta được kiểm soát trở lại, ông thăm các mô hình nông nghiệp ứng phó hạn mặn hiệu quả tại ĐBSCL, đối thoại với nông dân tại Tây Nguyên và chủ trì hội nghị thúc đẩy phát triển cây mắc ca… Trước đó, ông đã chỉ đạo kịp thời chuyển đổi thời vụ trước tình trạng biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn ở ĐBSCL và đây là lý do quan trọng để nông nghiệp đạt kết quả tích cực, “được mùa được giá”.

Với các địa phương, Thủ tướng tiếp tục đặt ra những bài toán phát triển với khát vọng cao hơn, mục tiêu lớn hơn. Ông nhiều lần đề nghị TPHCM cần phấn đấu tăng trưởng gấp 1,3 lần mức chung của cả nước. Gần đây nhất, với Thủ đô Hà Nội, Thủ tướng yêu cầu những tháng cuối năm, Thành phố phát động phong trào thi đua để đạt mức tăng trưởng gấp 1,3 đến 1,4 lần so bình quân chung.

Liên tiếp chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, cuối tháng 7 vừa qua, Thủ tướng cũng lần đầu phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam, nhằm tận dụng tối đa cơ hội phát triển kinh tế mới, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân…

“Những nỗ lực và kết quả đó tạo thêm niềm tin cho nhân dân, củng cố sự vững mạnh của hệ thống chính trị, tạo không khí phấn khởi, đoàn kết, là nhân tố tích cực bảo đảm sự thành công của Đại hội Đảng tại nhiều tỉnh, thành phố, hướng tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định.

Với từng vấn đề vướng mắc, Thủ tướng đề nghị các bộ trưởng, trưởng ngành triển khai ngay các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, nhanh chóng khắc phục, không để chậm trễ, làm ảnh hưởng đến việc tăng tốc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch kinh tế-xã hội năm 2020.

Tổng cục Thống kê đánh giá, kinh tế Việt Nam sớm phục hồi, tăng trưởng trở lại trong những tháng cuối năm 2020 và có khả năng bật dậy từ năm 2021 với mức tăng trưởng GDP khoảng 6,5% đến 6,7% nhờ sức khỏe nền tài chính tốt thông qua các chỉ số nợ công, nợ quốc gia, chi phí vay, dự trữ ngoại hối đều được cải thiện những năm gần đây.

Không chỉ có vậy, theo các chuyên gia, với nền tảng vĩ mô khá ổn định và được đánh giá cao trong kiểm soát và đối phó với dịch bệnh, Việt Nam đang có lợi thế trong thu hút sự quan tâm của giới đầu tư và kinh doanh quốc tế, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh và xung đột thương mại có thể đẩy nhanh quá trình dịch chuyển vốn sang các thị trường tiềm năng.

Trong thời gian tới, những khó khăn, thách thức vẫn còn hiện hữu như dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, cảnh báo về rủi ro bất ổn tài chính toàn cầu do lượng tiền lớn, trong khi khả năng hấp thụ còn yếu có thể dẫn đến "bong bóng" tài chính cũng như ảnh hưởng bởi sự đứt gãy chuỗi cung ứng, dịch vụ chịu tác động lớn và phục hồi chậm..., hơn lúc nào hết đòi hỏi các Bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp có sự nỗ lực mạnh mẽ hơn nữa để thực hiện mục tiêu kép đã đề ra.

Một mặt, phải nỗ lực duy trì cho được và giữ vững các thành quả vững chắc đã đạt được trong công tác phòng chống dịch bệnh; mặt khác, cần không ngừng tập trung chỉ đạo điều hành quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực; trong đó tiếp tục có biện pháp kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh, đó cũng là yêu cầu của Trung ương và Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá

Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - Sơn Tùng - 10 giờ trước
Trên vùng cao nguyên đá Đồng Văn (tỉnh Hà Giang), thôn Lao Xa, xã Sủng Là là cái nôi của nghề chạm bạc truyền thống của người Mông. Đã từ rất lâu, không chỉ riêng người Mông, mà bất cứ ai muốn mua được một món đồ trang sức bằng bạc ưng ý, đều lên đường đến Lao Xa…
Thanh Hóa: Biểu dương thanh niên, sinh viên tiêu biểu và gương khởi nghiệp trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương thanh niên, sinh viên tiêu biểu và gương khởi nghiệp trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 10 giờ trước
Tỉnh đoàn Thanh Hóa vừa phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổ chức Hội nghị Biểu dương thanh niên, sinh viên tiêu biểu và tấm gương khởi nghiệp thành công trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024, tại Tp. Sầm Sơn. Tham dự Hội nghị có 300 cán bộ, đoàn viên thanh niên (ĐVTN) tiêu biểu trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khởi tố vụ án liên quan đến vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng tại Yên Bái

Khởi tố vụ án liên quan đến vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng tại Yên Bái

Tin tức - Trọng Bảo - 10 giờ trước
Thông tin từ UBND tỉnh Yên Bái cho biết, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Yên Bái đã khởi tố, bắt tạm giam đối với Trần Mạnh Hùng - nhân viên cân băng liệu của Nhà máy xi măng về tội “Vi phạm quy định về an toàn lao động” để điều tra làm rõ.
Khép lại chuỗi hoạt động đặc sắc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Nghệ An

Khép lại chuỗi hoạt động đặc sắc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Nghệ An

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 10 giờ trước
Tối 23/4, tại Quảng trường Hậu phương hướng về tiền tuyến huyện Tân Kỳ đã diễn ra Lễ bế mạc các hoạt động Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Kỷ niệm 65 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh, ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn tỉnh Nghệ An.
Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam Thành phố Cần Thơ lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam Thành phố Cần Thơ lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Trang địa phương - Như Tâm - 10 giờ trước
Với chủ đề: “Đoàn kết - Dân chủ - Sáng tạo - Phát triển”, sáng 24/4, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP. Cần Thơ long trọng khai mạc Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam TP. Cần Thơ lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Đây là đơn vị được lựa chọn tổ chức Đại hội điểm MTTQ Việt Nam cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đại biểu phía Trung ương có ông Đỗ Văn Chiến - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; ông Huỳnh Đảm - Nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; cùng các Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Thiếu tướng Huỳnh Văn Ngon - Phó Chính ủy, Bộ Tư lệnh Quân Khu 9.
Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"

Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư ruột - còn gọi là ung thư đại trực tràng - là loại ung thư phổ biến thứ ba trên toàn thế giới, chiếm khoảng 10% tổng số ca ung thư. Bên cạnh đó, nó là nguyên nhân gây tử vong do ung thư xếp hàng thứ hai. Mới đây, một nghiên cứu quốc tế công bố trên tạp chí khoa học Scientific Reports đã chỉ ra tác dụng bất ngờ của quả xoài đối với bệnh ung thư ruột
Làng du lịch lớn nhất Hà Giang chuẩn bị cho phiên chợ trăm tuổi

Làng du lịch lớn nhất Hà Giang chuẩn bị cho phiên chợ trăm tuổi

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - Minh Đức - 10 giờ trước
Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai năm 2024 đang cận kề. Cùng với sự chuẩn bị của Ban Tổ chức, những ngày qua, Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang cũng đang tập trung chuẩn bị các điều kiện để đón du khách đến tham dự sự kiện quan trọng này.
Hỗ trợ điều trị ngộ độc thực phẩm bằng rau củ trong vườn nhà

Hỗ trợ điều trị ngộ độc thực phẩm bằng rau củ trong vườn nhà

Sống khỏe - Như Ý - 11 giờ trước
Ngộ độc thực phẩm là một loại bệnh hay gặp trong mùa hè, bạn có thể nhiễm bệnh do ăn uống phải thực phẩm bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn hoặc biến chất, chứa chất phụ gia hay chất bảo quản quá liều lượng, bị ôi thiu... Vậy phải làm thế nào để thải độc cho cơ thể khi chẳng may nạp chất độc vào người? Bạn hãy tham khảo cách trị ngộ độc thực phẩm bằng rau củ trong vườn nhà sau đây nhé.
Kon Rẫy (Kon Tum): Đường ĐH22 chậm tiến độ, người dân lo lắng

Kon Rẫy (Kon Tum): Đường ĐH22 chậm tiến độ, người dân lo lắng

Pháp luật - Ngọc Chí - 11 giờ trước
Đường ĐH22, nối từ thị trấn Đăk Rờ Ve đến xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy (Kon Tum) được khởi công từ tháng 9/2022 trong niềm vui mừng, phấn khởi của Nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở xã Đăk Pne. Thế nhưng, với sự chậm trễ của nhà thầu thi công, đến nay đường ĐH22 vẫn chưa hoàn thành dù đã hết thời hạn hợp đồng. Điều này làm cho người dân lo lắng khi mùa mưa sắp đến.
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Quyết liệt đấu tranh đẩy lùi “tà đạo” (Bài 2)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Quyết liệt đấu tranh đẩy lùi “tà đạo” (Bài 2)

Phóng sự - Thúy Hồng-Thanh Thuận - 11 giờ trước
Với đặc thù là vùng đất biên giới, địa hình phức tạp, trình độ dân trí còn hạn chế... nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ các thế lực thù địch thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình, các hoạt động tà đạo, tệ nạn xâm nhập. Do vậy, việc kiên quyết đấu tranh với tội phạm, các hoạt động sinh hoạt đạo trái pháp luật...luôn được hệ thống chính trị, nòng cốt là lực lượng công an chú trọng ngăn chặn bằng nhiều giải pháp. Đặc biệt, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đã nâng cao nhận thức cho đồng bào DTTS hiểu rõ cái xấu, không theo đạo lạ, chung tay giữ gìn bản làng bình yên.
Khánh Hòa: Quyết liệt triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Khánh Hòa: Quyết liệt triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Trang địa phương - T.Nhân - 11 giờ trước
Nhằm lắng nghe những khó khăn, vướng mắc và đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh, ngày 24/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Trần Hòa Nam đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh. Tại cuộc họp, ông Trần Hòa Nam đề nghị các địa phương nhanh chóng tháo gỡ các khó khăn, quyết liệt triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.