Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Ban Kinh tế Trung ương

PV - 09:03, 24/07/2018

Thực hiện Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự Đảng Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương, chiều 23/7, tại Ban Kinh tế Trung ương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình đồng chủ trì buổi làm việc về tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2018 và trao đổi một số chính sách, giải pháp lớn nhằm bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: VGP/Quang Hiếu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: VGP/Quang Hiếu

 

Cùng dự có Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, một số đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cho biết, với vai trò là cơ quan tham mưu chiến lược cho Ban Chấp hành Trung ương mà trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các vấn đề lớn thuộc lĩnh vực kinh tế-xã hội của đất nước, Ban Kinh tế Trung ương đã bám sát chương trình công tác của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và thực tiễn kinh tế-xã hội của đất nước cũng như diễn biến kinh tế thế giới và khu vực để phối hợp với Ban Cán sự đảng Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan tham mưu, đề xuất kịp thời, có hiệu quả các chủ trương chính sách về đổi mới và phát triển kinh tế-xã hội.

Phối hợp chính sách thế nào cho hài hòa, nhịp nhàng?

Phát biểu mở đầu cuộc làm việc, Thủ tướng hoan nghênh Ban Kinh tế Trung ương chủ động thực hiện quy chế phối hợp công tác với Ban Cán sự Đảng Chính phủ thời gian qua, như việc hai bên phối hợp tổ chức “Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0” vào ngày 13/7/2018. Cho rằng thực hiện quy chế phối hợp này rất quan trọng, Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung bàn về các vấn đề kinh tế vĩ mô, không chỉ về các giải pháp trọng tâm để hoàn thành toàn diện kế hoạch kinh tế-xã hội năm 2018 mà “chúng ta còn phải thảo luận thêm những động lực tăng trưởng thời gian tới”. Thách thức còn rất lớn, nếu không có tầm nhìn, không chủ động các biện pháp, không đề phòng bất trắc thì việc thực hiện kế hoạch năm nay không hề đơn giản, mặc dù các tổ chức quốc tế như IMF, WB có các đánh giá tích cực về kinh tế Việt Nam.

Nêu rõ tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay tốt, Thủ tướng nhấn mạnh, không được chủ quan trong chỉ đạo về điều hành là yêu cầu đối với các cấp, các ngành khi mà rủi ro từ kinh tế thị trường, tình hình thế giới hiện nay rất lớn.

Ảnh: VGP/Quang Hiếu Ảnh: VGP/Quang Hiếu

 

Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, đánh giá thực chất tình hình kinh tế vĩ mô, khẳng định các mặt tốt nhưng đồng thời phải nhìn nhận mặt tồn tại, bất cập, “giải ngân xây dựng cơ bản làm sao, ách tắc về thể chế như thế nào…?”. Bên cạnh đó, phân tích, đánh giá sâu hơn về tình hình quốc tế như việc Hoa Kỳ tăng lãi suất, áp hàng rào thuế quan gây ra "chiến tranh" thương mại với Trung Quốc, EU, biến động thị trường tài chính, tiền tệ thế giới… và dự báo khả năng diễn biến tiếp theo để có đối sách kịp thời, không để bị động bất ngờ.

Ngoài ra, cũng cần phân tích, chỉ rõ các tồn tại, hạn chế của nền kinh tế hiện nay và các biện pháp khắc phục, “sức ép lạm phát nguyên nhân từ đâu, tỉ giá, lãi suất trước sự biến động thị trường như thế nào, xuất nhập khẩu, cán cân thương mại, cán cân thanh toán từ biến động bên ngoài như thế nào, thị trường tài chính, tiền tệ, chứng khoán, bất động sản có yếu tố rủi ro nào?”.

“Chúng ta phải có bước đi cách làm nào tốt hơn, nhanh hơn trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0?”, Thủ tướng nêu vấn đề. “Tôi đã phát biểu là phải đảo chiều trong tư duy và hành động của chúng ta trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay”.

Thủ tướng đề nghị các đại biểu đánh giá thực trạng cơ chế, chính sách hiện hành để tìm ra định hướng trong sử dụng các công cụ chính sách, vừa bảo đảm ổn định vĩ mô, vừa tạo đột phá cho tăng trưởng. “Một số chuyên gia có nói với chúng tôi rằng không gian chính sách tài khóa, tiền tệ không còn nhiều nhưng vấn đề đặt ra là dù còn ít nhưng cũng phải tận dụng hiệu quả, vừa làm, vừa tạo ra không gian mới, không chỉ áp dụng một công cụ mà có kế hoạch sử dụng nhiều công cụ. Không chỉ một loại chính sách mà vận dụng nhiều loại chính sách. Tài khoá, tiền tệ, thương mại, đầu tư cần phối hợp với nhau như thế nào cho hài hòa, cho nhịp nhàng. Đây là câu hỏi rất lớn bởi sự điều hành nhịp nhàng rất quan trọng”.

Tại buổi làm việc, các thành viên trong Ban Cán sự đảng Chính phủ, lãnh đạo

Ban Kinh tế Trung ương và các đại biểu tham dự đã thảo luận, phân tích, đánh giá về một số vấn đề đáng quan tâm như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, rủi ro chu kỳ kinh tế 10 năm, tác động của căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đối với Việt Nam, từ đó đưa ra một số chủ trương, giải pháp về bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững trong 6 tháng cuối năm và thời gian tiếp theo.
Ảnh: VGP/Quang Hiếu Ảnh: VGP/Quang Hiếu

 

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao báo cáo của Ban Kinh tế Trung ương cũng như các bộ, ngành; biểu dương những kết quả đạt được trong thời gian qua của Ban Kinh tế Trung ương, nhất là trong việc nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, chính sách của Đảng về phát triển kinh tế-xã hội. Thủ tướng nhấn mạnh, Ban Cán sự Đảng Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương đã ký kết Quy chế Phối hợp công tác, nhất định hai Cơ quan sẽ hợp tác chặt chẽ hơn, thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình, nhất là nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu, đề xuất chính sách của Ban Kinh tế Trung ương và nhiệm vụ lãnh đạo, điều hành phát triển kinh tế của Chính phủ. Chính phủ sẽ thường xuyên lắng nghe, trao đổi những ý kiến, đề xuất từ Ban Kinh tế Trung ương trong quá trình thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng về đổi mới và phát triển kinh tế cũng như lãnh đạo, điều hành nền kinh tế.

Ghi nhận những ý kiến phát biểu, nhất là những đánh giá, nhận định, kiến nghị, đề xuất của Ban Kinh tế Trung ương tại buổi làm việc, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành tiếp thu, nghiên cứu đầy đủ, sâu sắc để quyết tâm, chủ động triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chủ trương, giải pháp để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và đặc biệt là tìm ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh, bền vững hơn từ nay đến cuối năm và giai đoạn tới.

Theo Chính phủ

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thái Nguyên: Cơ hội cho trẻ em DTTS sống tại vùng đặc biệt khó khăn được đến nhà trẻ

Thái Nguyên: Cơ hội cho trẻ em DTTS sống tại vùng đặc biệt khó khăn được đến nhà trẻ

Ngày 30/5, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh về quy định chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa và học phí đối với trẻ em nhà trẻ (trẻ từ 3 - 36 tháng tuổi) trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập thuộc tỉnh Thái Nguyên quản lý.
Tin nổi bật trang chủ
Thực hiện Chương trình MTQG 1719: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ (Bài 3)

Thực hiện Chương trình MTQG 1719: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ (Bài 3)

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị bằng tinh thần khẩn trương, quyết liệt, Chương trình MTQG 1719 đã mang lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, nhìn chung, tiến độ thực hiện các dự án thuộc chương trình còn chậm so với kế hoạch. Nguyên nhân được chỉ ra là do đây là chương trình mới, phạm vi thực hiện rộng, liên quan đến nhiều Bộ ngành, địa phương; việc xây dựng, ban hành hệ thống văn bản hướng dẫn chưa thực sự đồng bộ, kịp thời...
Quy trình kỹ thuật nuôi cá tra thương phẩm

Quy trình kỹ thuật nuôi cá tra thương phẩm

Bạn của nhà nông - Như Ý - 21:29, 30/05/2023
Những năm gần đây, nghề nuôi cá tra đã trở thành một trong những đối tượng xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam, góp phần lớn trong việc cải thiện đời sống cho bà con. Tuy nhiên với môi trường nước ngày càng ô nhiễm, con giống suy thoái về chất lượng… dẫn đến giá thành sản xuất tăng cao, giảm lợi nhuận của người nuôi. Sau đây là quy trình kỹ thuật nuôi cá tra thương phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao mời bà con tham khảo.
Ninh Thuận sẵn sàng cho Lễ hội Nho - Vang và đón bằng UNESCO

Ninh Thuận sẵn sàng cho Lễ hội Nho - Vang và đón bằng UNESCO

Trang địa phương - PV - 21:25, 30/05/2023
Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh Nghệ thuật làm gốm của người Chăm và Lễ hội Nho - Vang năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 13 - 18/6 tại Ninh Thuận.
Thái Nguyên: Cơ hội cho trẻ em DTTS sống tại vùng đặc biệt khó khăn được đến nhà trẻ

Thái Nguyên: Cơ hội cho trẻ em DTTS sống tại vùng đặc biệt khó khăn được đến nhà trẻ

Xã hội - Trí Phương - 21:18, 30/05/2023
Ngày 30/5, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh về quy định chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa và học phí đối với trẻ em nhà trẻ (trẻ từ 3 - 36 tháng tuổi) trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập thuộc tỉnh Thái Nguyên quản lý.
Quảng Ninh: Đạt chuẩn phổ cập giáo dục xóa mù chữ mức độ 2

Quảng Ninh: Đạt chuẩn phổ cập giáo dục xóa mù chữ mức độ 2

Giáo dục - Mỹ Dung - 21:16, 30/05/2023
Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) vừa ban hành Quyết định số 1510/QĐ-BGDĐT về việc công nhận tỉnh Quảng Ninh đạt chuẩn xóamù chữ mức độ 2, năm 2022.
Tổ chức Liên hoan Âm nhạc toàn quốc đợt I - năm 2023 tại An Giang

Tổ chức Liên hoan Âm nhạc toàn quốc đợt I - năm 2023 tại An Giang

Giải trí - Anh Trúc - 20:45, 30/05/2023
Hướng tới kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2023), Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với tỉnh An Giang tổ chức Liên hoan Âm nhạc toàn quốc đợt I - năm 2023 tại Tp. Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Then King Pang – Nghi lễ tạ ơn quan trọng của người Thái

Then King Pang – Nghi lễ tạ ơn quan trọng của người Thái

Xuất phát từ tín ngưỡng đa thần, Then Kin Pang là lễ hội không thể thiếu trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Thái trắng ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu được tổ chức vào 10/3 Âm lịch hằng năm. Trong đó nghi lễ cúng then là sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, múa và diễn xướng... đã góp phần gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa nghệ thuật cổ truyền của người Thái ở Lai Châu.
Cần cẩn trọng trong việc khai thác chất liệu văn hóa các DTTS

Cần cẩn trọng trong việc khai thác chất liệu văn hóa các DTTS

Sắc màu 54 - Vy Nguyễn Thái Ninh - 20:34, 30/05/2023
Trong những năm gần đây, các giá trị truyền thống, văn hóa của cộng đồng các dân DTTS ở nước ta ngày càng được quan tâm, khai thác và phát huy trong nhiều lĩnh vực của đời sống, đặc biệt trong thời kỳ bùng nổ của Internet và mạng xã hội. Tuy nhiên, việc thiếu cẩn trọng trong nghiên cứu các chất liệu thuộc về giá trị truyền thống, văn hóa của cộng đồng các DTTS đã khiến nhiều tổ chức và cá nhân rơi vào những tranh cãi không đáng có.
Tin trong ngày - 30/5/2023

Tin trong ngày - 30/5/2023

Media - BDT - 20:00, 30/05/2023
Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gặp mặt đoàn đại biểu người có công tỉnh Vĩnh Long; Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Hội đồng Quốc gia Mặt trận Đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia; cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Gia Lai: Tặng Bằng khen cho 50 gương tiêu biểu “Tuổi trẻ sáng tạo”

Gia Lai: Tặng Bằng khen cho 50 gương tiêu biểu “Tuổi trẻ sáng tạo”

Gương sáng - Ngọc Thu - 19:25, 30/05/2023
Chiều 30/5, Tỉnh đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Gia Lai đã tổ chức Liên hoan “Tuổi trẻ sáng tạo”, diễn đàn “Phát huy tài năng trẻ” và hoạt động đồng hành cùng thanh niên công nhân năm 2023 tại Công ty TNHH Một thành viên Cao su Chư Păh (tỉnh Gia Lai).
Kon Tum: Tập huấn quy trình sản xuất Sâm Ngọc Linh cho đồng bào Xơ Đăng

Kon Tum: Tập huấn quy trình sản xuất Sâm Ngọc Linh cho đồng bào Xơ Đăng

Kinh tế - P.Nguyên - T.Nhân - 18:40, 30/05/2023
Ngày 30/5, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở NN&PTNT tỉnh Kon Tum) đã tổ chức lớp tập huấn Quy trình sản xuất Sâm Ngọc Linh cho hơn 40 hộ đồng bào Xơ Đăng ở xã Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông.
Biên Hòa (Đồng Nai): Nhiều cơ sở y tế bị khám xét do nghi ngờ hành vi trục lợi bảo hiểm

Biên Hòa (Đồng Nai): Nhiều cơ sở y tế bị khám xét do nghi ngờ hành vi trục lợi bảo hiểm

Pháp luật - Lê Vũ - 18:15, 30/05/2023
Ngày 30/5, Công an Tp. Biên Hòa (Đồng Nai) cho biết, đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ liên quan khám xét khoảng 10 cơ sở y tế tại nhiều phường, xã trên địa bàn, để làm rõ hành vi trục lợi bảo hiểm xã hội.