Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thủ tướng kết thúc tham dự Hội nghị Cấp cao hợp tác Mekong-Nhật Bản và thăm Nhật

PV - 15:18, 11/10/2018

Tối 10/10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Hội nghị Cấp cao hợp tác Mekong – Nhật Bản lần thứ 10 và thăm Nhật Bản.

Hội nghị Cấp cao Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị Cấp cao hợp tác Mekong-Nhật Bản. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Từ ngày 8-10/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có chương trình làm việc với 30 hoạt động, gồm cả đa phương và song phương: dự Hội nghị Cấp cao hợp tác Mekong – Nhật Bản; yết kiến Nhà vua Nhật Bản, có các cuộc làm việc với Liên minh nghị sỹ hữu nghị Nhật Bản – Mekong, Liên đoàn Kinh tế Nhật Bản Keidanren, dự Diễn đàn đầu tư Mekong – Nhật Bản. Trong chuyến thăm Nhật Bản, Thủ tướng đã dự lễ đón chính thức, hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, họp báo chung và chứng kiến ký kết các văn kiện hợp tác giữa hai bên; gặp gỡ Chủ tịch Hạ viện, Thượng viện; dự Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam và có 4 cuộc tọa đàm với các doanh nghiệp Nhật Bản trong lĩnh vực bất động sản, cơ sở hạ tầng, tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin cùng nhiều cuộc tiếp lãnh đạo các tập đoàn lớn của Nhật Bản. Thủ tướng đã đến thăm và nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam, cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản.

Tại Hội nghị Cấp cao hợp tác Mekong – Nhật Bản, Thủ tướng đã cùng các nhà lãnh đạo rà soát tình hình hợp tác thời gian qua, thảo luận các phương hướng lớn hợp tác giai đoạn mới.

Thủ tướng cho rằng, hợp tác Mekong – Nhật Bản đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong thập kỷ qua, nhất là mở rộng quan hệ kinh tế, thương mại giữa Nhật Bản và các nước Mekong, đem lại thay đổi đáng kể về cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực tại khu vực Mekong và tạo môi trường thuận lợi hơn cho hoạt động của doanh nghiệp các nước thành viên. “Tất cả đều hướng về người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau, là mục tiêu vừa qua cũng như sắp đến”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

Về phương hướng hợp tác giai đoạn tiếp theo, Thủ tướng nêu bật một số ưu tiên, như thúc đẩy kết nối giao thông, bao gồm phát triển hành lang kinh tế đông tây, hành lang phía Nam, nghiên cứu phát triển cao tốc Viêng Chăn-Hà Nội, giao thông đường thủy giữa Việt Nam-Campuchia; cải thiện kết nối hạ tầng mềm bao gồm cả các quy định thuận lợi thương mại, đầu tư, hải quan; tăng cường kết nối con người đặc biệt thông qua giáo dục, đào tạo nghề; hiện thực hóa tầm nhìn chung về một Mekong xanh với trọng tâm là hợp tác quản lý, sử dụng bền vững nguồn nước, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và phát triển nông nghiệp thông minh, bền vững…

Thủ tướng cũng đề xuất nghiên cứu và xây dựng Mạng lưới sáng tạo Mekong -Nhật Bản nhằm tăng cường liên kết, trao đổi giữa các trung tâm nghiên cứu, phát minh sáng chế, trung tâm khởi nghiệp của Nhật Bản và các nước Mekong. Các đề xuất của Thủ tướng đã được Hội nghị đánh giá cao và phản ánh trong các văn kiện của Hội nghị.

Về các vấn đề quốc tế và khu vực, Thủ tướng Chính phủ nêu rõ tính cấp thiết của việc bảo đảm hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông, kêu gọi tuân thủ Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc, thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử trên Biển Đông (DOC) và sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử COC có hiệu lực và hiệu quả.

Kết thúc Hội nghị, Thủ tướng cùng các nhà lãnh đạo đã quyết định nâng cấp hợp tác giữa các nước Mekong và Nhật Bản lên quan hệ đối tác chiến lược và thông qua Chiến lược Tokyo 2018 cho hợp tác giai đoạn 2019-2021, tập trung vào ba trụ cột chính gồm kết nối sống động và hiệu quả; xã hội lấy người dân làm trung tâm; hiện thực hóa một Mekong xanh. Những định hướng hợp tác quan trọng của Chiến lược Tokyo 2018 cùng với các chương trình đầu tư hạ tầng được các nhà lãnh đạo kỳ vọng sẽ tạo ra xung lực và khí thế mới cho hợp tác Mekong – Nhật Bản.

Phát biểu tại Diễn đàn đầu tư Mekong – Nhật Bản với sự tham dự của hơn 600 doanh nghiệp, Thủ tướng đã nhấn mạnh vai trò của khu vực Mekong, vị trí địa chính trị, địa kinh tế, địa thương mại chiến lược của Việt Nam; cho rằng “nằm ở trung tâm châu Á phát triển năng động, khu vực Mekong đang trỗi dậy với tất cả quyết tâm, tiềm năng và sức mạnh của mình”. Thủ tướng khẳng định, triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam mở ra rất nhiều cơ hội hợp tác phát triển cho các doanh nghiệp Mekong và Nhật Bản, đồng thời nêu rõ, Chính phủ Việt Nam đặt ưu tiên cao về chất lượng của các dự án đầu tư.

Hội nghị Cấp cao Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Trong chuyến thăm Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Shinzo Abe. Hai bên nhất trí hợp tác chặt chẽ thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước bước vào giai đoạn phát triển mới toàn diện và thực chất hơn nữa.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục thúc đẩy liên kết kinh tế giữa hai nước theo tinh thần hai bên cùng có lợi, các biện pháp để thúc đẩy tiến độ một số dự án đang triển khai về năng lượng điện, giao thông, đào tạo…, tạo điều kiện để hoa quả của hai nước vào được thị trường của nhau trong đó có cam, táo của Nhật và vải, nhãn, vú sữa của Việt Nam.

Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, lao động, theo đó Nhật Bản sẵn sàng tiếp nhận nhiều hơn nữa thực tập sinh Việt Nam sang lao động tại Nhật Bản; đồng thời xử lý các công ty môi giới phái cử lao động hoạt động không lành mạnh. Thủ tướng cũng đề nghị Nhật Bản xem xét miễn thuế thu nhập và thuế cư trú cho thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản và tạo thêm thuận lợi trong việc cấp thị thực nhập cảnh cho người du lịch Việt Nam sang Nhật Bản.

“Để Việt Nam đạt được sự tăng trưởng bền vững, tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ nỗ lực của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong các lĩnh vực xây dựng, cơ sở hạ tầng chất lượng cao, cải cách hành chính, phát triển công nghiệp, nâng cao năng suất lao động, năng lượng...”, Thủ tướng Shinzo Abe bày tỏ. “Trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ đang lan tỏa trên thế giới, chúng ta khẳng định tiếp tục đưa ra thông điệp mạnh mẽ về xúc tiến thương mại và đầu tư tự do, công bằng tới thế giới thông qua Hiệp định CPTPP và RCEP”.

Sau hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Shinzo Abe đã chứng kiến các bộ, ngành và cơ quan hai nước trao đổi 9 văn kiện hợp tác.

Hội nghị Cấp cao Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam – Nhật Bản- Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Cũng trong chuyến thăm Nhật Bản, Thủ tướng đã dự Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam – Nhật Bản “Cơ hội mới, tầm nhìn mới trong đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”, thu hút hơn 1.200 doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản và Việt Nam tham dự.

Thủ tướng hoan nghênh các doanh nghiệp của Nhật Bản có tiềm lực mạnh về tài chính, năng lực quản trị tốt, mạng lưới thị trường quốc tế, sẽ trở thành đối tác chiến lược của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình cổ phần hóa; đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư hạ tầng cơ sở chất lượng cao, đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam theo các thủ tục đơn giản về chuyển nhượng vốn, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Thủ tướng khẳng định sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và kêu gọi các nhà đầu tư Nhật Bản đến Việt Nam để 2 bên hợp tác cùng có lợi, phát triển bền vững, lâu dài.

Ngay tại Hội nghị, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng, hai bên đã ký kết, trao đổi 19 biên bản thỏa thuận hợp tác trong nhiều lĩnh vực, có tổng giá trị cam kết gần 10 tỷ USD.

Chuyến tham dự Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong – Nhật Bản lần thứ 10 và thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục khẳng định Việt Nam là đối tác tin cậy, sẵn sàng cùng Nhật Bản và các nước Mekong xây dựng các kế hoạch hợp tác dài hạn hướng tới mục tiêu chung là phát triển và thu hẹp khoảng cách phát triển của các nước tiểu vùng Mekong cũng như phát triển quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản lên một tầm cao mới.

THEO CỔNG TT CHÍNH PHỦ

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nhiều hoạt động tôn vinh di sản tại Phố cổ Hà Nội

Nhiều hoạt động tôn vinh di sản tại Phố cổ Hà Nội

Kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia, UBND quận Hoàn Kiếm (TP. Hà Nội), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp các đơn vị, cá nhân tổ chức chuỗi hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản. Các hoạt động diễn ra từ nay đến đầu tháng 12/2024, tại nhiều không gian khác nhau trong khu phố cổ.
Tin nổi bật trang chủ
Nỗ lực giảm nghèo ở Pleiku

Nỗ lực giảm nghèo ở Pleiku

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 1 giờ trước
Nhiều năm nay, chính quyền TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai đã triển khai đồng bộ các giải pháp, hướng tới giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS. Trong đó, các chính sách dân tộc được triển khai đã góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống đồng bào.
Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón là phù hợp

Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón là phù hợp

Kinh tế - Minh Thu - 1 giờ trước
Tại tọa đàm tham vấn “Ảnh hưởng của việc áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% đến ngành phân bón” mới đây, các chuyên gia kinh tế, tài chính đã khẳng định, cần chuyển đổi áp thuế GTGT 5% với phân bón để có dư địa giảm giá bán. Điều này phù hợp về góc độ khoa học, lợi ích kinh tế và hài hòa lợi ích các bên.
Nhiều hoạt động tôn vinh di sản tại Phố cổ Hà Nội

Nhiều hoạt động tôn vinh di sản tại Phố cổ Hà Nội

Tin tức - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
Kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia, UBND quận Hoàn Kiếm (TP. Hà Nội), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp các đơn vị, cá nhân tổ chức chuỗi hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản. Các hoạt động diễn ra từ nay đến đầu tháng 12/2024, tại nhiều không gian khác nhau trong khu phố cổ.
Bước ra khỏi vùng an toàn để làm chủ doanh nghiệp

Bước ra khỏi vùng an toàn để làm chủ doanh nghiệp

Gương sáng - Ngọc Ánh - 1 giờ trước
Trong thời đại 4.0, ngày càng có nhiều chị em phụ nữ người DTTS đã mạnh dạn bước ra khỏi vùng an toàn để thử sức ở những lĩnh vực mới mẻ. Với sự quyết tâm, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, những nữ doanh nhân người DTTS đã tạo ra nhiều sản phẩm nông sản có giá trị kinh tế cao, mang lại nguồn lợi kinh tế cho doanh nghiệp, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho phụ nữ ở địa phương. Nữ doanh nhân Vương Thị Thương, dân tộc Tày ở thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn là một ví dụ.
Gia Lai: Đặc sắc Lễ hội cỏ hồng huyện Đak Đoa

Gia Lai: Đặc sắc Lễ hội cỏ hồng huyện Đak Đoa

Tin tức - Ngọc Thu - 21:53, 24/11/2024
Từ ngày 23 - 25/11, tại đồi thông xã Glar, UBND huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai tổ chức Lễ hội cỏ hồng, Ngày hội Văn hóa các dân tộc và Phiên chợ hàng nông sản của địa phương.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Quảng Ngãi: Mưa lớn khiến nhiều nhà ngập nước, đường giao thông sạt lở

Quảng Ngãi: Mưa lớn khiến nhiều nhà ngập nước, đường giao thông sạt lở

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 21:47, 24/11/2024
Tính đến chiều 24/11, mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua đã khiến cho hàng chục hộ dân bị ngập nước, tình trạng sạt lở diễn ra trên nhiều tuyến đường ở Quảng Ngãi.
Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đồng bào DTTS

Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Lê Hằng - Như Anh - 18:57, 24/11/2024
Thực hiện Tiểu Dự án 2, Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo cùng với chính quyền địa phương trên địa bàn đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền trong đồng bào DTTS bằng nhiều hình thức phong phú và đa dạng.
Quảng Ngãi: Phát hiện hộp chứa hơn 1.500 viên ma túy dạt vào bờ biển

Quảng Ngãi: Phát hiện hộp chứa hơn 1.500 viên ma túy dạt vào bờ biển

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 17:58, 24/11/2024
Chiều 24/1, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đơn vị đã kiểm tra và xác định 1.517 viên nén đã thu gom trong đêm 23/11 tại bờ biển gành Đám Nhím (thôn Phú Quý, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) có chứa chất ma tuý.
Bình Định: Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Bình Định: Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 17:55, 24/11/2024
HĐND tỉnh Bình Định vừa thông qua Nghị quyết về Chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Qua đó, giúp đồng bào DTTS an cư, lạc nghiệp, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Bình Định: Triển khai hiệu quả Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Bình Định: Triển khai hiệu quả Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 17:46, 24/11/2024
Thời gian qua, tỉnh Bình Định đã tập trung chỉ đạo các ngành chức năng nỗ lực khắc phục những khó khăn, vướng mắc để thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Trong đó có việc tập trung triển khai Dự án 1, giúp nhiều hộ đồng bào DTTS nghèo có chỗ ở ổn định.