Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thủ tướng giao 5 nhiệm vụ cho Quân chủng Phòng không-Không quân

PV - 16:25, 21/12/2017

Tại lễ kỷ niệm do Quân chủng Phòng không-Không quân tổ chức, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ phải bảo đảm chủ động trong mọi tình huống, kiên quyết không để bị động bất ngờ, nhất là trước khả năng địch tấn công từ trên không, trên biển, bảo vệ vững chắc Tổ quốc từ sớm, từ xa…

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại lễ kỷ niệm. Ảnh: VGP/Quang Hiếu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại lễ kỷ niệm. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Sáng 21/12, Quân chủng Phòng không-Không quân long trọng tổ chức kỷ niệm 73 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam, 28 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân và 45 năm Ngày Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch; Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải; lãnh đạo một số bộ, ngành, các tổng cục, cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng và cựu chiến binh, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, những nhân chứng lịch sử đã trực tiếp tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, góp phần làm nên Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” tới dự.

Bày tỏ vui mừng đến thăm Quân chủng Phòng không-Không quân, nhân dịp này, Thủ tướng thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước gửi lời thăm hỏi đến cán bộ, tướng lĩnh, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng của toàn quân nói chung và Quân chủng Phòng không-Không quân nói riêng cùng các đồng chí cựu chiến binh, thân nhân các gia đình thương binh, liệt sĩ.

Thủ tướng nhấn mạnh, hơn nửa thế kỷ qua, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ lực lượng phòng không-không quân đã lập nhiều chiến công xuất sắc.

Đặc biệt, trong chiến dịch 12 ngày đêm cuối năm 1972, cùng với quân và dân Thủ đô Hà Nội, bộ đội phòng không-không quân đã phát huy cao độ vai trò nòng cốt trong cuộc đối đầu thử thách chưa từng có trong lịch sử, đánh bại cuộc tập kích chiến lược đường không lớn nhất của Mỹ, chủ yếu bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh lân cận. Cùng với quân và dân miền Bắc, đã bắn rơi 81 máy bay các loại, trong đó có 34 máy bay chiến lược B.52, làm nên Chiến thắng vĩ đại "Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không".

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch; Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải tới dự Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch; Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cùng tới dự Lễ kỷ niệm.

 

“Sau 45 năm nhìn lại, chúng ta càng tự hào về ý nghĩa lịch sử và thời đại của chiến thắng Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không. Đó là chiến thắng của đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện của Đảng ta; chiến thắng của sức mạnh chính trị, tinh thần, sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc ta; là ý chí quyết đánh, dám đánh và quyết tâm đánh thắng kẻ thù xâm lược với tất cả sự mưu trí, lòng dũng cảm và tinh thần chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, gian khổ”, Thủ tướng nêu rõ.

“Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không" mãi mãi trở thành một dấu son chói lọi, viết tiếp thêm một trang sử vẻ vang trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Từ chiến thắng này, chúng ta đã có nhiều bài học kinh nghiệm quý báu mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị, cần được vận dụng sáng tạo trong điều kiện mới.

Đó là bài học về sự kiên định đường lối lãnh đạo của Đảng, xây dựng ý chí quyết chiến, quyết thắng - nhân tố quyết định giành thắng lợi; bài học về sự chỉ đạo chiến lược và chiến dịch tài tình, sắc bén trên cơ sở nắm chắc tình hình địch, sẵn sàng đối phó thắng lợi với mọi tình huống xảy ra; bài học về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại; bài học về sự sáng tạo, tự chủ, tự lực, tự cường; bài học về sự giúp đỡ thủy chung, trong sáng của bạn bè quốc tế và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới…

Thủ tướng cho rằng trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, lực lượng phòng không-không quân luôn thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, lập nhiều chiến công hiển hách.

Biểu dương những thành tích lực lượng phòng không-không quân đã đạt được những năm qua, Thủ tướng nhấn mạnh, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc  nói chung, bảo vệ chủ quyền bầu trời và biển đảo nói riêng đang đặt ra những nhiệm vụ rất nặng nề cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, trong đó có trọng trách của lực lượng phòng không-không quân. Thủ tướng đề nghị Bộ Quốc phòng và Quân chủng cần đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức xây dựng để lực lượng phòng không-không quân phát huy cao nhất vai trò, vị trí trong thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch; Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải chụp ảnh lưu niệm cùng cán bộ, tướng lĩnh Quân chủng Phòng không-Không quân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch; Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải chụp ảnh lưu niệm cùng cán bộ, tướng lĩnh Quân chủng Phòng không-Không quân.

 

5 nhiệm vụ chủ yếu

Thủ tướng đề nghị Quân chủng thực hiện tốt một số nhiệm vụ. Thứ nhất, Q

uân chủng Phòng không-Không quân là lực lượng được ưu tiên đầu tư tiến thẳng lên hiện đại theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Để làm được điều đó, phải chú trọng xây dựng lực lượng thật sự mạnh cả về con người và vũ khí, trang bị; trong đó, lấy xây dựng con người là trung tâm - nhân tố quyết định thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

Lấy xây dựng về chính trị làm cơ sở để nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu; bảo đảm toàn Quân chủng là một khối thống nhất về ý chí và hành động, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng và nhân dân, với chế độ xã hội chủ nghĩa. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, sĩ quan, chiến sĩ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới; giữ vững sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng trong mọi tình huống. Mỗi cán bộ, chiến sĩ phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, ý chí quyết tâm cao, có tinh thần khắc phục khó khăn, tự lực, tự cường; nếu phải đương đầu với cuộc chiến tranh hiện đại thì phải quyết tâm đánh thắng trận đầu, đánh thắng liên tục, bắn rơi tại chỗ các phương tiện tiến công đường không của địch.

Cần quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ trình độ chuyên môn cao và năng lực thực tiễn, tiếp thu và ứng dụng hiệu quả khoa học công nghệ vào huấn luyện, chiến đấu; phát huy trí tuệ con người Việt Nam trong việc làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật.

Thứ hai, không ngừng hoàn thiện thế trận phòng không gắn với thế trận phòng thủ trên từng khu vực. Thường xuyên nghiên cứu, nắm chắc tình hình, âm mưu thủ đoạn của địch, nhất là đối tượng tác chiến phòng không để có những phương án tác chiến chính xác, kịp thời, phù hợp với điều kiện của ta. Phát huy khả năng và hiệu quả chiến đấu cao nhất của từng lực lượng, từng đơn vị trong Quân chủng. Bảo đảm chủ động trong mọi tình huống, kiên quyết không để bị động, bất ngờ, nhất là trước khả năng địch tấn công từ trên không, trên biển; bảo vệ vững chắc Tổ quốc từ sớm, từ xa.

Đặc biệt, phải làm tốt vai trò làm tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng xây dựng các lực lượng phòng không, không quân, phòng không nhân dân, tạo thành thế trận phòng không nhân dân vững mạnh, rộng khắp, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ quốc.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng quà Quân chủng Phòng không-Không quân. Ảnh: VGP/Quang Hiếu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng quà Quân chủng Phòng không-Không quân. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

 

Thứ ba, tiếp tục nghiên cứu, tổng kết, rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn các cuộc kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta và những cuộc chiến tranh trên thế giới gần đây, nhất là các chiến dịch phòng không lớn để vận dụng trong điều kiện mới. Tăng cường nghiên cứu lý luận quân sự, nghệ thuật tác chiến phòng không hiện đại; coi đào tạo và huấn luyện chiến đấu là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của tất cả các cấp; công tác huấn luyện phải sát với yêu cầu nhiệm vụ, thực tế chiến đấu hiện nay. Tích cực nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ quân sự trong lĩnh vực phòng không-không quân; trong đó, chú ý nghiên cứu phòng, chống tiến công đường không bằng vũ khí công nghệ cao của địch. Chủ động có kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào lực lượng phòng không-không quân.

Thứ tư, không ngừng nâng cao công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, làm chủ vũ khí, trang bị hiện đại. Tăng cường năng lực sửa chữa, sản xuất và ứng dụng các công nghệ mới nhằm bảo quản, nâng hạn sử dụng, nâng cao độ tin cậy của các loại vũ khí, trang bị; từng bước cải tiến, đổi mới trang thiết bị, sản xuất phụ tùng, linh kiện thay thế. Bảo đảm giữ tốt, dùng bền, khai thác, sử dụng hết tính năng, tác dụng của mọi loại vũ khí, khí tài hiện có.

Những năm gần đây, mặc dù Quân chủng được Đảng, Nhà nước quan tâm, đầu tư hiện đại hóa vũ khí, trang bị, nhưng vẫn còn nhiều loại đã cũ, khả năng sữa chữa, sản xuất trong nước khó khăn. Trước tình hình đó, tôi đề nghị các đồng chí cần nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, chủ động khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong công tác quản lý, huấn luyện, điều hành bay, tôi yêu cầu lãnh đạo Quân chủng thường xuyên chỉ đạo thực hiện công tác bảo đảm an toàn bay, tuyệt đối không để xảy ra các sự cố, gây mất an toàn.

Coi trọng nâng cao chất lượng công tác hậu cần, kỹ thuật, công nghiệp quốc phòng,… bảo đảm cho nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và các nhiệm vụ khác được thực hiện ngày càng tốt hơn.

Thứ năm, đẩy mạnh hội nhập quốc tế và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại quốc phòng; quán triệt, thực hiện nghiêm túc quan điểm, đường lối đối ngoại của Đảng, để đối ngoại quốc phòng thực sự trở thành mũi nhọn trong bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tạo môi trường quốc tế thuận lợi để xây dựng và phát triển đất nước.

Theo chinhphu.vn

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Dồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát: “Vượt nắng, thắng mưa” để về đích (Bài 2)

Dồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát: “Vượt nắng, thắng mưa” để về đích (Bài 2)

Dân tộc - Tôn giáo - Sỹ Hào - 32 phút trước
Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đang trong giai đoạn nước rút. Mặc dù công việc bộn bề sau sáp nhập cấp tỉnh nhưng các địa phương đang “vượt nắng, thắng mưa” để về đích mục tiêu trao mái ấm cho đồng bào.
Du lịch tỉnh Quảng Ngãi – Bản hòa ca rừng và biển

Du lịch tỉnh Quảng Ngãi – Bản hòa ca rừng và biển

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 33 phút trước
Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi là nơi hội tụ của đa sắc màu văn hóa các dân tộc; giữa vùng núi cao nguyên, đồng bằng và biển đảo. Những tiềm năng, lợi thế đó đang được tỉnh định hướng để đưa ngành du lịch cất cánh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Các xã miền núi tỉnh Bình Thuận cũ sau sáp nhập: “Cầu nối” cho biển và rừng liền nhau

Các xã miền núi tỉnh Bình Thuận cũ sau sáp nhập: “Cầu nối” cho biển và rừng liền nhau

Dân tộc - Tôn giáo - Tùng Nguyên - 1 giờ trước
Sau sáp nhập, nhiều địa bàn miền núi có đông đồng bào DTTS của tỉnh Bình Thuận (cũ) trở thành “cầu nối” giữa miền biển, đồng bằng với vùng cao nguyên của tỉnh Lâm Đồng mới. Đây là lợi thế để các địa phương khai thác phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính thăm, tặng quà người dân bị ảnh hưởng bão số 3

Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính thăm, tặng quà người dân bị ảnh hưởng bão số 3

Thời sự - Quỳnh Trâm - 22:39, 24/07/2025
Chiều 24/7, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính cùng Đoàn công tác đã đi kiểm tra, thăm hỏi các gia đình sống trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi thiên tai tại xã Cẩm Tú (Thanh Hóa).
Dân

Dân "kêu cứu" vì rác!

Môi trường sống - Mỹ Dung - 18:00, 24/07/2025
Gần một tuần qua, tình trạng ùn ứ rác thải sinh hoạt đang diễn ra nghiêm trọng tại nhiều địa phương: Phường Mông Dương, phường Cửa Ông, phường Cẩm Phả... (Quảng Ninh). Rác không được thu gom kịp thời, chất đống tại các điểm tập kết và ngay trong khu dân cư, bốc mùi hôi thối, gây mất mỹ quan và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh.
Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Trong danh mục 23 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận, tỉnh Điện Biên có 1 di sản thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng là Lễ hội Pang Phoóng (Tạ ơn) của cộng đồng dân tộc Kháng, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo.
Phát hiện ổ dịch cúm A/H5N1 gia cầm ở Đắk Lắk, cảnh giác triệu chứng cúm A/H5N1 ở người

Phát hiện ổ dịch cúm A/H5N1 gia cầm ở Đắk Lắk, cảnh giác triệu chứng cúm A/H5N1 ở người

Sức khỏe - Minh Nhật - 16:47, 24/07/2025
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đắk Lắk cho biết, địa phương vừa phát hiện một ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại xã Ea Knốp, Đắk Lắk.
Giải cứu thành công đàn bò mắc kẹt giữa bãi bồi sông Lam

Giải cứu thành công đàn bò mắc kẹt giữa bãi bồi sông Lam

Trang địa phương - Phạm Tiến - 16:39, 24/07/2025
Chiều nay, 24/7, ông Trần Thanh Nga - Chủ tịch UBND xã Đại Đồng, tỉnh Nghệ An, cho biết, chính quyền xã đã huy động lực lượng, bố trí thuyền ra bãi bồi để đưa đàn bò về an toàn cho bà con.
Gia đình hiến một phần đất, cả buôn có đường rộng rãi, khang trang

Gia đình hiến một phần đất, cả buôn có đường rộng rãi, khang trang

Xã hội - Lê Hường - 16:21, 24/07/2025
Thời gian gần đây, những câu chuyện hiến đất làm đường, hy sinh quyền lợi cá nhân vì lợi ích chung của đồng bào Mnông xã Liên Sơn Lắk, tỉnh Đắk Lắk đã và đang lan tỏa nghĩa cử, hành động đẹp, trách nhiệm vì cộng đồng.
Động đất mạnh 3 độ richter tại Điện Biên

Động đất mạnh 3 độ richter tại Điện Biên

Tin tức - Minh Nhật - 16:17, 24/07/2025
Tỉnh Điện Biên nằm trong khu vực Tây Bắc, nơi có 2 dải đứt gãy địa chấn lớn là Điện Biên - Lai Châu và Sông Mã - Sơn La, nên thường xuyên xảy ra động đất trên địa bàn tỉnh.
Thủ tướng: Phải bằng mọi cách tiếp cận những nơi bị chia cắt do bão lũ, thiên tai

Thủ tướng: Phải bằng mọi cách tiếp cận những nơi bị chia cắt do bão lũ, thiên tai

Thời sự - PV - 15:45, 24/07/2025
Khai mạc Phiên họp Ban Chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia, chiều 24/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phải bằng mọi cách tiếp cận những nơi đang bị chia cắt do thiên tai, nắm tình hình, tiếp tế cho Nhân dân, không để tình trạng "dân đang bị chia cắt mà lãnh đạo nói không lên được".