Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

“Thiên tự” ở bãi đá cổ Xín Mần

PV - 22:18, 07/02/2018

Nằm giữa những thửa ruộng bậc thang cao vút ở xã Nấm Dẩn, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang là thung lũng Nà Lai Shứ (nghĩa là ruộng nhiều chữ). Sở dĩ đồng bào Nùng ở đây gọi như vậy, bởi trong thung lũng có một bãi đá cổ với những biểu tượng rất độc đáo.

Lạc bước vào “ruộng nhiều chữ”

Từ TP. Hà Giang, ngược đường núi đất lên tới xã Nấm Dẩn, sẽ bắt gặp một bãi đá cổ được khắc nhiều biểu tượng lạ lùng. Bãi đá cổ nằm giáp ranh giữa các bản Nùng Mở, Nấm Chiến, Tả Cố Tỷ. Theo lời già làng Lù Văn Phiên: “Ở đây có tục thờ đá từ lâu đời nên những khối đá cổ bí ẩn kia không ai dám xâm phạm tới”.

Già làng kể, theo truyền thuyết, khu có bãi đá cổ là nơi thần thánh cất giữ những bí mật về sổ sách. Qua những tảng đá có những hình khắc lạ lùng, người dân coi đó là “thiên tự” và khu vực thung lũng của bãi đá cổ được xem là “đất thánh”.

Người dân Nấm Dẩn luôn coi bãi đá là nơi linh thiêng. Người dân Nấm Dẩn luôn coi bãi đá là nơi linh thiêng.

 

Ở đây có 3 khối đá lớn khắc nhiều ký tự lạ trên mặt đá. Dấu vết phong hóa trên bề mặt các khối đá được các nhà khoa học chứng minh, là những hình vẽ trên đá đã sáng tác lâu đời và chưa thể biết chính xác chủ nhân. Bãi đá cổ Nấm Dẩn là loại hình di tích khảo cổ có niên đại khoảng 2000 năm và rất hiếm có ở Việt Nam. Đây có thể là di tích mộ thủ lĩnh cộng đồng hoặc khu đất thiêng thờ cúng các vị thần linh bản địa.

ảng đá lớn “cõng” nhiều chữ nhất ở Nấm Dẩn. Tảng đá lớn “cõng” nhiều chữ nhất ở Nấm Dẩn.

 

Tảng đá lớn nhất, với những hình khắc lạ nằm trên một thửa đất canh tác cách nhà ông Lù Văn Ngán, nguyên Chủ tịch UBND xã Nấm Dẩn 25m về hướng Tây. Theo nghiên cứu của các nhà khảo cổ thuộc Viện Khảo cổ học Việt Nam, thì đây là tảng đá thuộc loại magma biến chất, có hình chữ nhật với chiều dài bề mặt khoảng 12,7m, rộng 9,2m, độ dày không đều từ 1-1,4m. Bề mặt tảng đá không bằng phẳng, hơi cong khum hình lưng con rùa. Trên tảng đá ấy có 84 hình chạm khắc với nhiều họa tiết và kích cỡ khác nhau. Ngoài 84 hình khắc, còn có 80 lỗ vũm được khoét với đường kính từ 5-6cm, sâu 1-2cm.

Các nhà khảo cổ nhận định, để tạo ra được các hình khắc này, người xưa đã sử dụng các kỹ thuật đục khắc rất thô sơ. Dùng đục có sự trợ giúp của búa, đục trực tiếp trên bề mặt tảng đá. Những rãnh đục này thường có mặt cắt hình lòng máng.

“Dụng cụ đục khoét ở bãi đá cổ Xín Mần phải có chất liệu kim loại là sắt. Các hình khắc phải được phác họa trước, đặc biệt là hình tròn”, PGS.TS Trình Năng Chung, Viện Khảo cổ học Việt Nam cho hay.

Hé lộ bí ẩn

Sau thời gian nghiên cứu, PGS.TS Trình Năng Chung hé lộ, các hình vẽ trên đá gồm các hình dạng: hình học (như hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông), hình hoa văn vuông và tròn, những vạch đục khắc song song, những biểu tượng sinh thực khí (số nhiều là biểu tượng sinh khí nữ tính hình tam giác có rãnh dọc ở giữa), hình bàn chân người với kích thước như thật có ngón chân khắc lõm sâu trong đá. Hình người trong tư thế giơ hai tay dạng hai chân như trong các bích họa thời tiền sử.

Một số biểu tượng trên đá. Một số biểu tượng trên đá.

 

Cũng theo PGS. Trình Năng Chung, trước đây tại hang Đồng Nội (Hòa Bình), các nhà khảo cổ người Pháp đã tìm thấy trên vách hang những hình khắc mang tính ước lệ về động vật và khuôn mặt người. Những hình khắc cổ còn tìm thấy trên vách hang Thượng Phú (Tuyên Hóa-Quảng Bình). Có thể nói nghệ thuật đục khắc đá ở Xín Mần nằm trong mắt xích truyền thống cổ xưa.

PGS. Trình Năng Chung nghiên cứu về các biểu tượng trên đá. PGS. Trình Năng Chung nghiên cứu về các biểu tượng trên đá.

Tuy nhiên, các nhà khảo cổ cũng cho biết, chưa thể xác định chính xác niên đại của các hình khắc ở Xín Mần, vì lý do hình khắc được sáng tác không cùng thời, bằng chứng là các hình vẽ ấy chồng chéo lên nhau.

Hiện tại, các nhà khảo cổ tạm xếp di tích cự thạch Nấm Dẩn vào thời sơ kỳ thời đại sắt (khoảng đầu CN). Điều này phù hợp với dữ kiện khảo cổ học về loại hình di tích đá lớn ở khu vực Đông Nam Á. Ở khu vực Đông Nam Á, nghệ thuật bích họa thời tiền sử có niên đại tương đương văn hóa Hòa Bình mới chỉ tìm thấy ở một vài nơi như Thái Lan, Malaysia, Myanma và đề tài thể hiện chủ yếu là động vật và cảnh săn bắt thời nguyên thủy.

Khi so sánh hình khắc ở bãi đá cổ ở Xín Mần thì rõ ràng, hình khắc Xín Mần có trước, dẫn chứng là những hình bàn chân người. Như vậy có thể thấy hình khắc ở bãi đá cổ Xín Mần là nghệ thuật tạo hình nguyên thủy lâu đời bậc nhất cả ở khu vực Đông Nam Á cũng như thế giới.

THIÊN ĐỨC

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Di sản nghề khảm xà cừ: Góc nhìn đương đại từ nghệ sĩ nước ngoài

Di sản nghề khảm xà cừ: Góc nhìn đương đại từ nghệ sĩ nước ngoài

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 33 phút trước
Từ ngày 21/3 đến 3/4, Viện Pháp tại Việt Nam tổ chức Triển lãm Di sản nghề khảm xà cừ tại IDECAF (31 Thái Văn Lung, Quận 1, TP Hồ Chí Minh).
Ngành giáo dục An Giang chỉ đạo

Ngành giáo dục An Giang chỉ đạo "nóng" vụ nhiều nữ sinh tiểu học hút thuốc lá trong trường

Giáo dục - Tào Đạt - 1 giờ trước
Đoạn clip xuất hiện trên mạng xã hội cho thấy có khoảng 6-7 nữ sinh của một trường tiểu học thản nhiên hút thuốc phì phèo và nói tục, chửi thề. Sau xác minh ban đầu, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh An Giang yêu cầu tăng cường quản lý, giáo dục đạo đức và tác hại thuốc lá cho học sinh.

"Giỗ Tổ Hùng Vương 2025: Hành trình về nguồn"

Sắc màu 54 - Phan Huy - 1 giờ trước
Như lời hẹn ước thiêng liêng, tháng Ba về, triệu triệu trái tim con dân đất Việt lại cùng chung nhịp đập hướng về non thiêng Nghĩa Lĩnh chờ đón nhịp trống đồng khai hội Đền Hùng, tìm về nơi phát tích cội nguồn dân tộc với lòng tôn kính, tri ân công đức tổ tiên khai sơn, phá thạch, gây dựng nền móng giang sơn gấm vóc trao truyền cho cháu con xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử…
Thành phố Hạ Long: Vượt khó, đưa nước sạch đến 10 xã miền núi, vùng cao

Thành phố Hạ Long: Vượt khó, đưa nước sạch đến 10 xã miền núi, vùng cao

Xã hội - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Xác định, việc đưa nước sạch về các thôn, xã miền núi vùng cao là một trong những nhiệm vụ mang ý nghĩa thiết thực nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, do vậy thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đang đẩy nhanh tiến độ cấp nước sạch cho 10 xã miền núi, dự kiến có khoảng 4.000 hộ dân được thụ hưởng.
Ninh Thuận: Chương trình MTQG 1719 đã thực sự đi vào cuộc sống

Ninh Thuận: Chương trình MTQG 1719 đã thực sự đi vào cuộc sống

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Nhờ đẩy mạnh triển khai các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ gần bốn năm nay, đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và niền núi tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều chuyển biến đáng kể.
Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 29/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực. Nhà thờ Chánh Tòa Nha Trang. “Vườn Địa Đàng” giữa vùng nắng gió. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đồng Nai: Công ty Gỗ Johnson Wood bị xử phạt 550 triệu đồng vì chuyển giao chất thải nguy hại không đúng quy định

Đồng Nai: Công ty Gỗ Johnson Wood bị xử phạt 550 triệu đồng vì chuyển giao chất thải nguy hại không đúng quy định

Pháp luật - Duy Chí - 1 giờ trước
UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Quyết định số 979/QĐ-XPHC phạt Công ty CP Johnson Wood số tiền 550 triệu đồng về 2 hành vi vi phạm pháp luật về môi trường.
Trưng bày hơn 300 hiện vật chuyên đề “Văn hoá Hùng Vương trong dòng chảy văn minh sông Hồng”

Trưng bày hơn 300 hiện vật chuyên đề “Văn hoá Hùng Vương trong dòng chảy văn minh sông Hồng”

Tin tức - Anh Trúc - 2 giờ trước
Ngày 31/3, tại Bảo tàng Hùng Vương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Văn hóa Hùng Vương trong dòng chảy văn minh sông Hồng”.
Người tiên phong trồng lúa nước ở Kỳ Neh

Người tiên phong trồng lúa nước ở Kỳ Neh

Phóng sự - Phạm Tiến - 2 giờ trước
Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức Diệp, đến nay toàn thôn Kỳ Neh đã trồng được 15ha lúa nước. Theo đó, đồng bào Pa Cô (dân tộc Tà Ôi ) nơi đây đã “được no cái bụng” đúng như mong muốn của Người có uy tín Hồ Đức Diệp.
Đạp xe qua biên giới, hữu nghị đồng hành

Đạp xe qua biên giới, hữu nghị đồng hành

Trang địa phương - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Ngày 31/3, tại huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra hoạt động đạp xe hữu nghị qua biên giới từ cửa khẩu Động Trung (Trung Quốc) - Hoành Mô (Việt Nam) đến trung tâm huyện Bình Liêu, với chủ đề “Đạp xe qua biên giới, hữu nghị đồng hành”.
Xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi

Xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi

Kinh tế - Thanh Phong - 2 giờ trước
Hiện nay nhiều sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) đã được đầu tư theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng thương hiệu sản phẩm gắn với những truyền thống văn hóa, tập quán sản xuất. Điều này làm nên sự hấp dẫn trong mắt người tiêu dùng hiện đại. Nhiều sản phẩm đã trở thành thế mạnh của địa phương được tiêu thụ ở các kênh phân phối và xuất khẩu. Bên cạnh việc tập trung chỉ đạo, hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, trong thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương đã đồng hành với nông dân trong xây dựng thương hiệu nông sản để quảng bá và vươn ra các thị trường lớn hơn.