Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường, điều hành giá linh hoạt, hiệu quả thời gian tới

PV - 18:00, 26/10/2021

Ngày 26/10, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo về tổng kết đánh giá công tác điều hành giá quý III/2021, kịch bản điều hành giá quý IV/2021, đầu năm 2022.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo về tổng kết đánh giá công tác điều hành giá quý III/2021, kịch bản điều hành giá quý IV/2021, đầu năm 2022. Ảnh VGP
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo về tổng kết đánh giá công tác điều hành giá quý III/2021, kịch bản điều hành giá quý IV/2021, đầu năm 2022. Ảnh VGP

Phát biểu khai mạc cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh, thời gian qua, nền kinh tế đất nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh COVID-19. Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, triển khai các biện pháp bảo đảm sản xuất, lưu thông hàng hóa, trong đó có công tác quản lý, điều hành giá.

Trong thời gian tới, các nước sau khi khống chế được dịch bệnh sẽ mở rộng sản xuất, nới lỏng chính sách tài khóa, tiền tệ, nhu cầu các mặt hàng chiến lược tăng cao, xu hướng lạm phát gia tăng… Do đó công tác điều hành giá quý IV/2021 là hết sức quan trọng. Phó Thủ tướng đề nghị đại diện các bộ ngành nghiên cứu kỹ báo cáo trung tâm của Ban Chỉ đạo do Bộ Tài chính trình bày để góp ý và định hướng trong thời gian tới, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.

Năm 2021 lạm phát trong tầm kiểm soát, nhưng áp lực năm 2022 là rất lớn

Trình bày báo cáo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn (cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo) nhấn mạnh: Mặt bằng giá cả thị trường trong 10 tháng năm 2021 cơ bản nằm trong kịch bản điều hành giá đã đề ra ngay từ đầu năm. So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 9 tăng 2,06%; CPI bình quân 9 tháng đầu năm 2021 tăng 1,82% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016; lạm phát cơ bản 9 tháng tăng 0,88%. CPI tháng 10/2021 ước giảm 0,1-0,15%; bình quân 10 tháng ước tăng 1,81-1,83% so với cùng kỳ năm trước... Nhìn chung, từ đầu năm đến nay, mặt bằng giá cả thị trường “tăng giảm đan xen”, một số mặt hàng có mức tăng cao do chịu tác động của các yếu tố cung cầu trong nước và giá thế giới.

Theo báo cáo, một số nguyên nhân gây áp lực lên mặt bằng giá như: Một số mặt hàng thiết yếu có biến động tăng giá do ảnh hưởng từ chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí vận chuyển logistic tăng như: Thức ăn chăn nuôi, phân bón, vật liệu xây dựng; giá xăng dầu, LPG trong nước do tác động từ giá thế giới tăng mạnh khi nhu cầu chung thế giới tăng,…

Báo cáo nêu cụ thể các nội dung liên quan đến công tác điều hành giá các mặt hàng do nhà nước quản lý; các chính sách về thuế, phí đã ban hành và triển khai thực hiện để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục khó khăn do dịch bệnh gây ra, duy trì, khôi phục và phát triển sản xuất, kinh doanh…

Báo cáo khẳng định công tác kiểm soát lạm phát năm 2021 đảm bảo trong tầm kiểm soát của Chính phủ và Ban Chỉ đạo điều hành giá và ở mức thấp. Tuy nhiên, áp lực lạm phát năm 2022 là rất lớn nhất là khi khủng hoảng năng lượng có thể trở nên trầm trọng, xu hướng đầu cơ, tích trữ các mặt hàng chiến lược của một số nước tác động toàn diện đến kinh tế thế giới và trong nước.

Theo đó, công tác quản lý, điều hành giá các tháng còn lại năm 2021 và ngay trong thời gian đầu năm 2022 cần tiếp tục thực hiện một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động, tập trung và việc kiểm soát lạm phát theo đúng mục tiêu và hỗ trợ mục tiêu kép của Chính phủ, qua đó vừa giữ ổn định mặt bằng giá để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đời sống của người dân đảm bảo các điều kiện cho công tác phòng chống dịch bệnh, vừa hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Phát biểu tại cuộc họp, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư bày tỏ đồng tình, nhất trí cao với các nội dung nêu trong báo cáo và cho rằng, công tác điều hành giá thời gian qua đã được triển khai quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả, dự kiến sẽ hoàn thành các mục tiêu được giao trong công tác quản lý giá năm 2021.

Đại diện các bộ ngành cũng báo cáo làm rõ thêm về tình hình sản xuất, cung ứng và diễn biến giá cả một số mặt hàng cụ thể, như: Thực phẩm; thức ăn chăn nuôi; xăng, dầu, điện, than; dịch vụ vận tải; dịch vụ y tế, test, sinh phẩm xét nghiệm COVID-19; sách giáo khoa, học phí; giá vật liệu xây dựng, thị trường bất động sản,…

Trên cơ sở phân tích, đánh giá các yếu tố tác động đến giá cả các mặt hàng chiến lược, thiết yếu trên thị trường thế giới và những tác động tới trong nước, đại diện các cơ quan đã đề xuất, làm rõ thêm các giải pháp điều hành giá từ nay tới cuối năm và năm 2022. Thống nhất nhận định, sức ép đối với công tác điều hành giá năm 2022 là rất lớn, đại diện các cơ quan nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, bảo đảm an toàn, an sinh; thúc đẩy sản xuất kinh doanh, khôi phục thị trường trong nước, bảo đảm lưu thông hàng hóa, kết nối cung - cầu; củng cố, phát triển hệ thống bán lẻ; thường xuyên cập nhật, công khai, minh bạch, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời điều chỉnh những bất cập, xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm về giá...

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Kết quả công tác quản lý, điều hành giá đã góp phần rất tích cực trong giữ ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là trong quá trình phục hồi và phát triển kinh tế bị tác động nặng nề bởi đại dịch COVID-19. Ảnh VGP
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Kết quả công tác quản lý, điều hành giá đã góp phần rất tích cực trong giữ ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là trong quá trình phục hồi và phát triển kinh tế bị tác động nặng nề bởi đại dịch COVID-19. Ảnh VGP

Theo dõi sát tình hình, điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả

Sau khi nghe báo cáo và ý kiến phát biểu của các bộ ngành, kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đánh giá cao kết quả công tác điều hành giá thời gian qua, nhất là kiểm soát lạm phát, 9 tháng năm 2021 chỉ số CPI bình quân chỉ tăng 1,82%,... Từ nay đến cuối năm, dự kiến CPI bình quân tăng khoảng 2%. Như vậy, “mục tiêu kiểm soát lạm phát do Quốc hội và Chính phủ giao trong năm 2021 chúng ta không bị áp lực nặng nề, khả năng hoàn thành mục tiêu rất là cao”.

Có thể thấy rằng, kết quả công tác quản lý, điều hành giá đã góp phần rất tích cực trong giữ ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là trong quá trình phục hồi và phát triển kinh tế bị tác động nặng nề bởi đại dịch COVID-19. Ổn định giá còn góp phần ổn định đời sống nhân dân trong lúc khó khăn, làm tốt công tác an sinh xã hội, tạo điều kiện để chúng ta chống dịch thành công.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, trong điều kiện khó khăn do dịch bệnh COVID-19 tác động tới chuỗi sản xuất, cung ứng, lưu thông hàng hóa, công tác điều hành giá rất áp lực đối với các bộ ngành, nhưng những kết quả đạt được là đáng tích cực và đáng được ghi nhận.

Có được kết quả này, là nhờ sự chỉ đạo sâu sát của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; các bộ ngành, nhất là các địa phương, các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng chung đã rất nỗ lực, vào cuộc đồng bộ với các giải pháp bài bản, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, công khai, minh bạch được dư luận đồng tình cao.

Theo Phó Thủ tướng, sang năm 2022, nhiều nước đã bắt đầu mở cửa, khôi phục lại sản xuất, nhu cầu nguyên vật liệu, năng lượng… tăng rất cao. Ở trong nước, tuy chúng ta đã kiểm soát tốt, nhưng diễn biến dịch bệnh COVID-19 vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, gây ra khó khăn đối với hoạt động sản xuất, cung ứng, lưu thông hàng hóa và áp lực đối với công tác điều hành giá.

Do đó, từ nay đến cuối năm, Phó Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành tập trung cao độ, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan và nhiệm vụ của từng thành viên Ban Chỉ đạo phải nắm bắt tình hình, theo sát diễn biến, điều hành theo đúng quy định của pháp luật, chủ động có các giải pháp phù hợp, hiệu quả, kịp thời.

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành tập trung cao độ, nắm chắc tình hình, theo sát diễn biến, điều hành theo đúng quy định của pháp luật, chủ động có các giải pháp phù hợp, hiệu quả, kịp thời. Ảnh VGP
Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành tập trung cao độ, nắm chắc tình hình, theo sát diễn biến, điều hành theo đúng quy định của pháp luật, chủ động có các giải pháp phù hợp, hiệu quả, kịp thời. Ảnh VGP

Về giải pháp cho những tháng cuối năm 2021 và năm 2022, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính tiếp thu các ý kiến phát biểu của các bộ ngành để hoàn thiện hệ thống giải pháp sát với tình hình và điều kiện thực tiễn trong nước, bảo đảm khả thi; Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước theo dõi sát diễn biến tình hình thế giới, tình hình lạm phát chung của các quốc gia, diễn biến các thị trường Việt Nam xuất khẩu, nhập khẩu lớn để chủ động có giải pháp phù hợp.

Thứ hai, các bộ ngành, địa phương cần tổ chức theo dõi sát diễn biến cung cầu của thị trường các mặt hàng quan trọng, thiết yếu để chuẩn bị nguồn dự trữ, bình ổn giá, nhất là trong những tháng cuối năm, Tết Nguyên đán và đầu năm 2022. Đây là những việc Ban Chỉ đạo điều hành giá đã làm hằng năm, nhưng năm nay có đặc thù là nền kinh tế bị tác động nặng nề của dịch bệnh cho nên cần hết sức lưu ý để tổ chức công tác dự trữ, bình ổn hợp lý.

Thứ ba, Phó Thủ tướng yêu cầu phải giữ ổn định giá các hàng hóa nhà nước định giá, sát với tình hình, bảo đảm kiểm soát được lạm phát chung, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp và người dân.

Đối với giá các dịch vụ công triển khai theo quy định tại Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo và một số bộ ngành khác cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, cơ sở để thực hiện. Bộ Y tế cần tập trung hơn trong việc triển khai các nhiệm vụ liên quan đến quản lý giá dịch vụ khám chữa bệnh, “phân loại ra, cái gì đã đủ điều kiện rồi thì làm sớm, làm trước”.

Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước tiếp tục chủ động phối hợp hài hòa giữa chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ, gắn với chương trình phục hồi và phát triển kinh tế.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị các bộ ngành theo chức năng nhiệm vụ của mình tập trung quản lý, điều hành linh hoạt, hiệu quả về giá đối với các mặt hàng thiết yếu như: Xăng dầu; điện; thực phẩm; phân bón và thức ăn chăn nuôi; thuốc chữa bệnh và sinh phẩm, vật tư y tế…

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành phát huy những kết quả đã đạt được, tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ được giao để hoàn thành các chỉ tiêu trong năm 2021, tạo dư địa để điều hành giá trong năm 2022./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản

Thời sự - PV - 18:05, 05/12/2024
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, ngày 5/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu.
Thanh Hóa: Người có uy tín huyện biên giới Quan Sơn khẳng định vai trò tiêu biểu ở cơ sở

Thanh Hóa: Người có uy tín huyện biên giới Quan Sơn khẳng định vai trò tiêu biểu ở cơ sở

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 16:22, 05/12/2024
Người có uy tín đóng vai trò quan trọng làm cầu nối giữa đồng bào DTTS và các cơ quan, góp phần thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc tại huyện Quan Sơn (Thanh Hóa). Họ tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, vận động Nhân dân giữ gìn bản sắc văn hóa, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xóa bỏ hủ tục tại các bản làng vùng DTTS.
Chương trình MTQG 1719 ở Nghệ An: Đầu tư phát huy hiệu quả các dự án dân sinh

Chương trình MTQG 1719 ở Nghệ An: Đầu tư phát huy hiệu quả các dự án dân sinh

Công tác Dân tộc - An Yên - 15:53, 05/12/2024
Với những nội dung đầu tư, hỗ trợ từ chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 liên quan trực tiếp đến người dân như dự án về an cư, tạo sinh kế, nâng cao dân trí, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc…sau thời gian triển khai đang mang lại những hiệu quả tích cực.
Lạng Sơn: Cơ hội quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm OCOP

Lạng Sơn: Cơ hội quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm OCOP

Trang địa phương - Minh Nhật - 14:46, 05/12/2024
Hội chợ Thương mại, Du lịch Quốc tế Việt - Trung (Lạng Sơn 2024) là hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương trong khuôn khổ Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2024 và Chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến du lịch tỉnh Lạng Sơn năm 2024.
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 14:40, 05/12/2024
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, Chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam cho rằng, việc Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh, là minh chứng cho nền văn hóa đa dạng, lâu đời, đậm đà bản sắc của Việt Nam.
Khám phá các di sản văn hóa độc đáo tại núi Bà Đen

Khám phá các di sản văn hóa độc đáo tại núi Bà Đen

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 4/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Hội chợ Thương mại và Du lịch miền Tây Thanh Hóa 2024 . Khám phá các di sản văn hóa độc đáo tại núi Bà Đen . Nữ trưởng bản nơi đại ngàn Trường Sơn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sức sống mới ở các thôn, làng đồng bào DTTS huyện Sa Thầy

Sức sống mới ở các thôn, làng đồng bào DTTS huyện Sa Thầy

Phóng sự - Ngọc Chí - 14:38, 05/12/2024
Từ một vùng đất nghèo khó, huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) hôm nay đang vươn lên mạnh mẽ. Những ngôi nhà tạm đang được thay thế bằng nhà xây kiên cố; những ngôi trường khang trang tiếp bước học sinh đến trường; đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nghèo được hỗ trợ sinh kế để vươn lên thoát nghèo; diện mạo thôn, làng vùng đồng bào DTTS đang từng ngày khởi sắc… Đó là kết quả từ quyết tâm của cả hệ thống chính trị huyện Sa Thầy trong việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Hơn 50.000 lon bò húc có dấu hiệu giả nhãn hiệu chuẩn bị đưa ra thị trường tết 2025

Hơn 50.000 lon bò húc có dấu hiệu giả nhãn hiệu chuẩn bị đưa ra thị trường tết 2025

Sản phẩm - Thị trường - Minh Nhật - 14:28, 05/12/2024
Lực lượng chức năng nhận định hơn 50.000 lon nước tăng lực, gần 114.000 vỏ lon... có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ.
Chư Pưh (Gia Lai): Nâng cao hiệu quả hoạt động Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Chư Pưh (Gia Lai): Nâng cao hiệu quả hoạt động Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Tin tức - Ngọc Thu - 14:23, 05/12/2024
Từ ngày 4 -10/12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai tổ chức 03 hội nghị tập huấn, hướng dẫn thành lập và vận hành Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” năm 2024 tại các trường Trung học cơ sở (THCS) thuộc các làng, xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện.
Hà Giang: Khánh thành ngôi nhà đầu tiên thuộc chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát ở Quản Bạ

Hà Giang: Khánh thành ngôi nhà đầu tiên thuộc chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát ở Quản Bạ

Xã hội - Hoàng Chính - 14:18, 05/12/2024
Ngày 5/12/2024, Ban chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát huyện Quản Bạ (Hà Giang) đã tổ chức lễ khánh thành và bàn giao công trình nhà ở đầu tiên thuộc chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện.
Đổi mới tư duy, đánh thức tiềm năng đất và người Ninh Thuận

Đổi mới tư duy, đánh thức tiềm năng đất và người Ninh Thuận

Thời sự - PV - 13:25, 05/12/2024
Sáng 5/12, tại Ninh Thuận, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận, nghe báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tình hình thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị, quá trình triển khai đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.