Theo trang thống kê trực tuyến worldometers.info, châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh, với 147.214.385 ca nhiễm, trong đó có 1.672.947 ca tử vong. Tiếp đến là châu Á với 109.824.567 ca nhiễm và 1.325.299 ca tử vong. Bắc Mỹ ghi nhận 93.646.547 ca nhiễm và 1.373.794 ca tử vong; Nam Mỹ có 52.630.970 ca nhiễm và 1.242.298 ca tử vong; châu Phi có 11.392.192 ca nhiễm bệnh và 245.814 ca tử vong. châu Đại Dương ghi nhận 3.210.224 ca lây nhiễm và 7.244 ca tử vong.
Hết ngày 16/2, châu Âu ghi nhận 1.098.130 ca nhiễm mới COVID-19, trong đó 3.908 ca tử vong vì dịch bệnh. Pháp, Anh, Nga là các quốc gia dẫn đầu khu vực về số ca nhiễm COVID-19.
Tại châu Âu, Hà Lan sẽ trở lại chế độ bình thường mới với việc dỡ bỏ hầu hết các biện pháp phòng, chống dịch lây lan. Bộ trưởng Y tế Hà Lan Ernst Kuipers nhấn mạnh Hà Lan hiện đang ở trong một giai đoạn mới, phù hợp với cơ chế bình thường mới. Theo dự kiến, chính phủ Hà Lan sẽ dỡ bỏ các biện pháp phòng, chống COVID-19 theo 3 giai đoạn. Cơ quan chức năng sẽ dỡ bỏ sớm lệnh cấm không tập trung quá 4 người trong nhà và làm việc trực tuyến. Ngoài ra, bắt đầu từ ngày 18/2, tất cả các địa điểm trong nước sẽ được phép mở cửa trở lại đến 1h sáng. Từ ngày 25/2, các địa điểm này sẽ hoạt động theo giờ thông thường.
Tại châu Á, trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 577.954 ca mắc và 1.981 trường hợp tử vong mới vì đại dịch. Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực và thứ 2 thế giới. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận 42.752.542 ca mắc COVID-19, trong đó 510.441 ca tử vong vì dịch bệnh.
Ngày 16/2, Lực lượng liên bộ đặc trách COVID-19 (MTF) của Singapore cho biết nước này sẽ tiếp tục đơn giản hóa các biện pháp kiểm soát biên giới đối với những người đã tiêm đủ vaccine ngừa COVID-19. Quyết định được đưa ra trong bối cảnh số ca nhập cảnh không có khả năng gây ảnh hưởng nhiều đến tình hình dịch bệnh trong nước và những trường hợp mắc bệnh ít chuyển biến nặng, cùng với tỷ lệ người dân được tiêm phòng vaccine cao cũng như năng lực y tế vẫn đáp ứng được yêu cầu.
Tại Bắc Mỹ, khu vực này ghi nhận có thêm 144.970 ca nhiễm COVID-19 mới và 3.158 ca tử vong vì dịch bệnh trong 24 giờ qua. Các nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch tại khu vực bao gồm: Mỹ, Mexico, Canada, Cuba, Guatemala, Costa Rica, Panama…
Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh tại châu lục trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 79.769.970 ca nhiễm COVID-19, trong đó 951.985 ca tử vong vì dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, các quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới nhiều nhất khu vực gồm: Mỹ (103.205 ca); Mexico (21.207 ca); Canada (7.364 ca)…
Tại Nam Mỹ, các quốc gia Brazil, Argentina, Colombia, Peru, Chile… lần lượt đứng đầu khu vực vì mức độ ảnh hưởng của đại dịch COVID19. Brazil hiện vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bới dịch bệnh tại khu vực và thứ 3 thế giới. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận có 27.812.210 ca nhiễm, trong đó 640.868 ca tử vong vì COVID-19.
Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này ghi nhận thêm 14.520 ca nhiễm mới và 203 ca tử vong vì dịch bệnh trong ngày 16/2. Nam Phi tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh tại châu lục. Nước này ghi nhận có 3.648.968 ca nhiễm COVID-19, trong đó 97.520 ca tử vong vì dịch bệnh. Xếp sau Nam Phi về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 bao gồm, Morocco, Tunisia, Libya, Ethiopia, Ai Cập...
Châu Đại Dương ghi nhận có thêm 30.609 ca nhiễm COVID-19 mới, trong đó 86 ca tử vong vì dịch bệnh trong 24 giờ qua. Australia, Fiji và French Polynesia vẫn đang dẫn đầu khu vực về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch. Trong 24 giờ qua, khu vực có 9 quốc gia ghi nhận có ca nhiễm mới COVID-19, bao gồm Australia; Fij; French Polynesia; Papua New Guinea; New Caledonia; New Zealand; Solomon Islands; Palau và Kiribati./.