Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thấy gì từ “Đề án bảo tồn nghề truyền thống của các dân tộc tại chỗ tỉnh Kon Tum?”

PV - 10:58, 21/06/2019

Trước nguy cơ mai một nghề truyền thống của cộng đồng các DTTS thì việc triển khai “Đề án bảo tồn nghề truyền thống của các dân tộc tại chỗ tỉnh Kon Tum” là rất cần thiết. Tuy nhiên, Đề án cũng đã bộc lộ nhiều bất cập, nếu không có sự điều chỉnh và nỗ lực thực hiện của các cấp, ngành có liên quan thì mục tiêu rất khó đạt.

Bài 2: Nhiều bất cập phải khắc phục

Các nghệ nhân thực hành chế tác nỏ. Các nghệ nhân thực hành chế tác nỏ.

Vốn ít, khó thực hiện

Theo mục tiêu của Đề án, tỉnh Kon Tum sẽ hỗ trợ để bảo tồn, phát triển 7 nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ trên địa bàn tỉnh, gồm các dân tộc: Xơ-đăng, Ba Na, Giẻ-triêng, Brâu, Rơ Măm, Hrê. Đề án bắt đầu triển khai từ năm 2017, nhưng đến nay việc triển khai gặp rất nhiều khó khăn do thiếu kinh phí thực hiện.

Theo Đề án, tổng kinh phí thực hiện bảo tồn 7 nghề truyền thống là trên 5 tỷ đồng. Trong đó ngân sách nhà nước là hơn 3,8 tỷ đồng (lồng ghép vốn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg là 1,18 tỷ đồng, ngân sách địa phương là 2,678 tỷ đồng). Ngoài ra còn huy động 1,14 tỷ đồng từ sự đóng góp của Nhân dân.

Nhưng theo bà Trần Thị Diệu Hằng, Trưởng Phòng Tuyên truyền và Địa bàn, Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum thì nguồn vốn 1,18 tỷ đồng theo Quyết định 1956/QĐ-TTg về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động DTTS ghi trong Đề án chỉ là… cho có, bởi không thể lồng ghép vốn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg khi thực hiện Đề án.

Theo bản thuyết minh vốn của Đề án thì vốn lồng ghép từ Quyết định 1956/QĐ-TTg là tương đối cụ thể. Đó là: năm 2018 được bố trí lồng ghép 360 triệu đồng; năm 2019 được bố trí lồng ghép 460 triệu đồng và năm 2020 là 360 triệu đồng. Nhưng đến thời điểm này (tháng 6/2019), nguồn vốn từ Quyết định 1956/QĐ-TTg vẫn chưa được bố trí lồng ghép để thực hiện Đề án này mà hoàn toàn do ngân sách địa phương chi trả.

“Trong 2 năm 2017, 2018, ngân sách tỉnh đã bố trí được 1,4 tỷ đồng để triển khai một số hạng mục của Đề án. Thiếu kinh phí nên nhiều nội dung của Đề án chưa thể triển khai được”, bà Hằng cho biết.

Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh, với kinh phí được phân bổ, Ban Dân tộc đã phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan xây dựng panô tuyên truyền trực quan về bảo tồn nghề truyền thống tại 5 huyện: Kon Plông, Kon Rẫy, Sa Thầy, Ngọc Hồi và Đăk Tô; Xây dựng băng đĩa về quy trình sản xuất 07 nghề truyền thống. Tổ chức 13 hội nghị tuyên truyền, vận động công tác bảo tồn và phát triển nghề trực tiếp tại các địa phương với tổng số người tham gia là 875 người; Xây dựng điểm trưng bày và tổ chức trưng bày sản phẩm tại trụ sở cơ quan…

Đối với hoạt động dạy nghề, do thiếu kinh phí nên Đề án mới chỉ mở được vài lớp dạy nghề dệt thổ cẩm cho đồng bào Rơ Măm, Hrê với kinh phí 50 triệu đồng. Cùng đó là 416 triệu đồng để hỗ trợ khung dệt thổ cẩm cho 208 hộ dân trong hai năm 2018-2019. Ngoài ra, Đề án cũng mới chỉ hỗ trợ kinh phí để mở lớp dạy nghề rèn cho 20 thanh niên DTTS tại xã Măng Bút, huyện Kon Plông. Các nghề truyền thống còn lại như; đan lát, làm rượu cần, tạc tượng, làm gốm, làm thuyền độc mộc chưa mở được một lớp đào tạo hoặc dạy nghề nào.

Giải pháp chưa tạo đột phá

Theo bà Trần Thị Diệu Hằng, Trưởng phòng Tuyên truyền và Địa bàn, Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum, việc triển khai thực hiện Đề án bước đầu đã tuyên truyền vận động đồng bào các DTTS tại chỗ, nhất là những người đang trong độ tuổi lao động, thanh thiếu niên, Người có uy tín về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của dân tộc mình. Đồng bào đã tích cực tham gia học nghề, truyền nghề.

“Tuy nhiên, qua quá trình triển khai Đề án đã bộc lộ một số bất cập, như: Phạm vi, đối tượng thực hiện Đề án rất rộng nhưng những giải pháp của Đề án đưa ra lại chưa hợp lý, khó quy trách nhiệm cho các sở, ngành trong quá trình thực hiện. Một số đơn vị, địa phương chưa phát huy hết vai trò, nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, chất lượng đào tạo, truyền nghề cho lao động chưa đảm bảo chất lượng, chưa đúng nhu cầu công việc để phát triển nghề”, bà Hằng cho biết.

Sở dĩ phải khẳng định như vậy là bởi, nghề truyền thống chỉ có thể được bảo tồn, phát triển khi sản phẩm nghề trở thành sản phẩm hàng hóa. Bởi, chỉ bằng cách đưa các sản phẩm truyền thống trở thành hàng hóa và ổn định đầu ra cho sản phẩm mới thực sự tạo động lực thúc đẩy hiệu quả của quá trình này.

Nhưng xét lại quá trình thực hiện “Đề án bảo tồn nghề truyền thống của các dân tộc tại chỗ tỉnh Kon Tum” thì giải pháp chính vẫn đang được đóng khung ở khâu dạy nghề, đào tạo nghề, chưa chú trọng khâu sau dạy nghề.

Đó là chưa nói tới việc tổ chức dạy nghề, truyền nghề cũng đang còn bó hẹp. Như lớp dạy nghề dệt truyền thống cho phụ nữ ở làng Le, xã Mô Rai (huyện Sa Thầy) được mở từ tháng 8/2017; giáo viên là nghệ nhân Y Thoai, dân tộc Ba Na, đến từ Gia Lai. Theo đánh giá thì hiện các học viên của lớp nghề này mới tương đối thanh thạo kỹ thuật dệt khăn choàng thổ cẩm.

Tương tự, tại xã Pờ Ê (huyện Kon Plông), để bảo tồn và gìn giữ nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Hrê nơi đây, nghệ nhân Phạm Thị Gam, dân tộc Hrê đã được mời từ làng Têng, xã Ba Thành (Ba Tơ, Quãng Ngãi) sang để truyền dạy. Nhưng các học viên cũng chỉ mới nắm được những kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật cơ bản trong nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Hrê.

“Đề án bảo tồn nghề truyền thống của các dân tộc tại chỗ tỉnh Kon Tum” được triển khai với rất nhiều kỳ vọng. Nhưng cho đến nay, khi thời gian thực hiện chỉ còn hơn 1 năm, các hạng mục của Đề án vẫn còn dang dở. Do vậy, việc đạt được mục tiêu của Đề án là khó khả thi nếu không có sự chỉ đạo của tỉnh và sự vào cuộc có trách nhiệm của các sở, ngành chức năng tỉnh Kon Tum.

MINH THU

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn

Chiều 17/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch rà soát các nhiệm vụ phân cấp, phân quyền thuộc phạm vi lĩnh vực của các bộ, cơ quan ngang bộ khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Lần đầu tiên tổ chức Giải vô địch Ná cao su toàn quốc lần thứ nhất, năm 2025

Lần đầu tiên tổ chức Giải vô địch Ná cao su toàn quốc lần thứ nhất, năm 2025

Thể thao - Minh Nhật - 1 giờ trước
Diễn ra trong hai ngày 21 và 22/6, tại Thái Nguyên, Giải vô địch Ná cao su toàn quốc lần thứ nhất, năm 2025 quy tụ các tay ná kỳ cựu từ khắp các tỉnh thành trên cả nước tham dự.
Khắc ghi lời Bác dạy về tiết kiệm- PC Lào Cai hành động bằng hiệu quả thực tế

Khắc ghi lời Bác dạy về tiết kiệm- PC Lào Cai hành động bằng hiệu quả thực tế

Xã hội - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Cách đây tròn 67 năm (24/9/1958), Nhà máy điện Lào Cai được đón Bác Hồ tới thăm, đây là dấu son lịch sử thiêng liêng, trở thành động lực để các thế hệ cán bộ công nhân viên (CBCNV) Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) không ngừng phấn đấu, lan tỏa tinh thần tiết kiệm thành hành động cụ thể trong sản xuất, kinh doanh và trong phục vụ Nhân dân.
Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Nhịp cầu nhân ái - Văn Long - Tào Đạt - 21:00, 17/05/2025
Nhân dịp Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Đồn Biên phòng Lai Hòa, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng, đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, chăm lo cho người nghèo trên địa bàn khu vực biên giới biển do đơn vị quản lý.
Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 17:23, 17/05/2025
Chiều ngày 17/5, các lực lượng chức năng đã tìm thấy 02 thi thể cuối cùng trong vụ sạt lở khi đang thi công tại công trường thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Bình Định: Tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh mở rộng

Bình Định: Tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh mở rộng

Thể thao - T.Nhân - H.Trường - 16:40, 17/05/2025
Hướng tới Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) và tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, ngày 17/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh Bình Định mở rộng năm 2025, với sự tham gia của 150 vận động viên.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Thời sự - Hoàng Quý - 16:16, 17/05/2025
Ngày 17/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 16:04, 17/05/2025
Theo kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Bình Định đặt ra mục tiêu phấn đấu giảm từ 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025.
Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 15:33, 17/05/2025
Nhằm nâng cao năng lực giám sát cho đội ngũ cán bộ, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Phú Yên vừa tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực tham gia giám sát, đánh giá thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719).
Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 15:31, 17/05/2025
Sáng 17/5, tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh, Hội Nhà báo tỉnh, Trung tâm Truyền thông tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã tổ chức khai mạc Triển lãm “100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam” nhằm tái hiện chặng đường vẻ vang của báo chí cách mạng, tôn vinh những đóng góp của người làm báo trong sự nghiệp phát triển quê hương, đất nước.
Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Pháp luật - Ngọc Chí - 13:34, 17/05/2025
Sáng ngày 17/5, trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Phan Văn Hoàng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết, việc huyện Đăk Hà yêu cầu dân làng dỡ bỏ nhà rông để xây dựng phòng học, trong khi người dân không đồng tình như báo nêu là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh.