Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thành lập 22 chốt kiểm soát dịch COVID-19 ở cửa ngõ Hà Nội từ 14/7

PV - 10:38, 13/07/2021

Theo nhận định, tình hình dịch bệnh trên địa bàn Hà Nội vẫn trong tầm kiểm soát, song nguy cơ về dịch bệnh còn mức cao và khó lường do thành phố đang xuất hiện các chùm ca bệnh tương đối phức tạp.

Cuộc họp của Ban Chỉ đạo COVID-19 thành phố Hà Nội. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Cuộc họp của Ban Chỉ đạo COVID-19 thành phố Hà Nội. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thành phố Hà Nội, chiều 12/7, lãnh đạo thành phố yêu cầu các đơn vị tăng cường các biện pháp tuyên truyền đồng thời thực hiện nghiêm các biện pháp y tế.

Các chùm ca bệnh vẫn phức tạp

Báo cáo tại cuộc họp, ông Vũ Cao Cương, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết tại Hà Nội, trong tuần vừa qua ghi nhận 2 chùm ca bệnh tại huyện Đông Anh, Mỹ Đức và các ca bệnh có yếu tố dịch tễ liên quan đến các tỉnh, thành khác.

Cụ thể, ngày 5/7, phát hiện ca bệnh tiếp xúc với các ca bệnh dương tính tại Bắc Giang. Ủy ban Nhân dân thành phố đã chỉ đạo Sở Y tế, huyện Đông Anh và các đơn vị liên quan thực hiện công tác điều tra, khoanh vùng và triển khai các biện pháp phòng chống dịch tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long.

Hiện đã có 29 F0 (Đông Anh 27, Mê Linh 1, Bắc Từ Liêm 1). Ngoài ra còn có 331 trường hợp F1, trong đó 28 dương tính, còn lại âm tính.

Đối với chùm ca bệnh tại huyện Mỹ Đức, ngày 5/7 đã ghi nhận ca bệnh đầu tiên có yếu tố dịch tễ tiếp xúc với với ca bệnh dương tính của Hà Nam. Kết quả điều tra, khoanh vùng xác định 9 trường hợp F0, 166 trường hợp F1 (trong đó có 8 trường hợp dương tính chuyển thành F0, còn lại âm tính lần 1).

Cũng theo đại diện Sở Y tế, các ca bệnh liên quan đến Thành phố Hồ Chí Minh có 23 ca; đã xác định 57 F1 (kết quả xét nghiệm toàn bộ âm tính lần 1).

Cộng dồn từ ngày 29/4 đến nay (đợt 4), trên địa bàn thành phố ghi nhận 179 ca phát hiện ngoài cộng đồng tại 23 quận, huyện.

Đại diện Sở Y tế nhận định tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn trong tầm kiểm soát, song nguy cơ về dịch bệnh còn mức cao và khó lường do thành phố đang xuất hiện các chùm ca bệnh tương đối phức tạp nhất là tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long…

Ngoài ra, nhiều người từ các vùng có dịch của các tỉnh thành khác, đặc biệt là tại Thành phố Hồ Chí Minh đã về Hà Nội nên tiềm ẩn nguy cơ mầm bệnh sẽ theo cùng và lây lan ra cộng đồng. Vì vậy, trong thời gian tới có khả năng xuất hiện thêm ca mắc mới ngoài cộng đồng và trong các khu cách ly.

"Các cấp, các ngành và quận, huyện, thị xã phải xác định công tác phòng chống dịch là nhiệm vụ cấp bách, tuyệt đối không chủ quan, lơ là, đặc biệt là tại các khu vực có nguy cơ cao. Tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân về chiến lược phòng chống dịch của thành phố đó là 5K + tiêm vaccine," đại diện Sở Y tế nêu ý kiến.

Thành lập 22 chốt để kiểm soát người về Hà Nội

Tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo huyện Đông Anh cho biết diễn biến dịch trong khu công nghiệp SEI vẫn đang khá phức tạp khi phát hiện thêm 2 ca bệnh mới.

Huyện Đông Anh đã rà soát được 15 F1 tại cộng đồng; rà soát 5 xã và nhà trọ liên quan đến những người làm việc tại các khu công nghiệp, lấy mẫu xét nghiệm và cách ly với những người có liên quan đến ca bệnh.

Lãnh đạo huyện Đông Anh đề xuất thành phố cho xét nghiệm toàn bộ công nhân khu công nghiệp Thăng Long.

Trong khi đó, huyện Mỹ Đức đã rà soát được 448 người về từ Thành phố Hồ Chí Minh; thực hiện chỉ đạo lực lượng an ninh, các tổ COVID cộng đồng rà soát, kiểm tra, giám sát các khu cách ly; cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm cho nhân dân khu vực cách ly.

Bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội thông tin về tình hình COVID-19. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội thông tin về tình hình COVID-19. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Liên quan đến 5 ca bệnh mới phát hiện vào ngày 11/7 trên địa bàn, lãnh đạo quận Hai Bà Trưng thông tin, địa phương đã thực hiện rà soát, xác định 8 địa điểm liên quan trường hợp F0; truy vết 35 trường hợp F1 được đưa đi cách ly tập trung; đã xét nghiệm hơn 300 trường hợp đi từ Thành phố Hồ Chí Minh.

Để tăng cường biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn, theo lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội, sáng 14/7 sẽ triển khai 22 chốt cắm tại các tuyến đường liên tỉnh để kiểm tra an toàn phòng, chống dịch. Tại các chốt này, các đơn vị liên ngành sẽ xét nghiệm nhanh những người từ các địa phương về Hà Nội.

Bên cạnh đó, Công an thành phố sẽ thành lập đoàn kiếm tra đột xuất tại các địa phương để nâng cao trách nhiệm công an địa phương trong việc phòng, chống dịch.

Về việc cung ứng hàng hóa trên địa bàn Hà Nội, lãnh đạo Sở Công Thương cam đoan, bảo đảm cung cấp đầy đủ hàng hóa, nhu yếu phẩm, lương thực cho người dân. Sở đang hướng dẫn các siêu thị, trung tâm thương mại bán hàng online và hướng dẫn người dân mua bán trực tuyến.

Trước tình hình hiện nay, ông Chử Xuân Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố yêu cầu tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm các cấp ngành, người đứng đầu cấp ủy đảng, các tầng lớp nhân dân trong thực hiện các biện pháp phòng dịch.

Đặc biệt trong công tác tuyên truyền phải quán triệt nâng cao trách nhiệm các cấp, ngành; tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên, nhân dân, các cấp, các ngành về chiến lược 5K + vaccine; tuyên truyền về bảo đảm an toàn tại các nơi có nguy cơ như trung tâm thương mại, siêu thị, chợ... triển khai nghiêm túc quét mã QR Code để nhanh chóng truy vết khi có ca nhiễm, yêu cầu người dân

“Yêu cầu người dân hạn chế tối đa di chuyển đến các vùng dịch và Thành phố Hồ Chí Minh. Trường hợp bắt buộc phải đến với mục đích công vụ, làm việc tại các cơ quan, tổ chức, khu công nghiệp… có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng dịch khác phải được cấp thẩm quyền cho phép, phải thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch,” Phó Chủ tịch thành phố nói.

Ông Chử Xuân Dũng đề nghị các đơn vị tiếp tục tổ chức lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc tại những khu vực, cơ sở có nguy cơ; xét nghiệm sàng lọc cho người về từ các tỉnh, thành phố có dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam. Lấy mẫu xét nghiệm thường xuyên cho công nhân tại các công ty đã ghi nhận ca bệnh của Khu công nghiệp Bắc Thăng Long.

“Công an thành phố sẽ thành lập 22 chốt kiểm soát, cần thông tin để người dân nắm bắt rõ, không để ùn tắc, gây khó khăn, không để người dân phản ánh “ngăn sông cấm chợ,” lãnh đạo thành phố lưu ý.

Tại cuộc họp, ông Chử Xuân Dũng yêu cầu các địa phương phải sát sao hơn nữa, cùng các lực lượng chức năng, tổ COVID cộng đồng nắm chắc di biến động dân cư, đặc biệt là người từ các vùng dịch về Hà Nội bởi có người từ vùng dịch về Hà Nội nhưng không về nhà mà thuê khách sạn, resort ở...

“Không chủ quan, lơ là trong lúc này, ai để xảy ra sơ xuất sẽ phải chịu trách nhiệm,” Phó Chủ tịch thành phố nhắc nhở.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Về nơi

Về nơi "đệ nhất danh trà"

Media - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Xã Tân Cương. TP. Thái Nguyên là vùng đất nổi tiếng với những đồi chè tươi tốt, với hương vị đặc trưng và chất lượng vượt trội. Chính mảnh đất này đã góp phần tạo dựng nên tên tuổi “Thái Nguyên - Đệ nhất danh trà".
Giữ vững tâm thế, hình ảnh cán bộ tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới

Giữ vững tâm thế, hình ảnh cán bộ tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới

Tin tức - Thuỳ Trang - Phan Anh - Phương Linh - 1 giờ trước
Đó là phát biểu của Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Dương Quyết Thắng tại Hội nghị trực tiếp kết hợp với trực tuyến từ Trung ương đến Phòng giao dịch cấp huyện về triển khai nhiệm vụ quý II/2025 của NHCSXH diễn ra vào sáng 04/4.
Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Công tác Dân tộc - Thanh Phong - 1 giờ trước
Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.
Mang thanh xuân lên miền biên ải

Mang thanh xuân lên miền biên ải

Xã hội - Thanh Hải - 1 giờ trước
Tôi chưa từng trải qua niềm phơi phới của những con người trẻ, mang thanh xuân lên miền biên ải để lập thân lập nghiệp. Nhưng khi gặp gỡ rồi giã biệt về xuôi, trong tôi cũng đã bừng lên khát vọng cống hiến và dấn thân; như những ca từ bay bổng, lãng mạn mà mình đã từng ngân nga: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta. Mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”.
Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn không ít khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm cao từ các cấp chính quyền, ngành chức năng và sự chung tay của người dân để nâng cao hiệu quả đầu tư.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tuổi 8X thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm từ nghề làm nước mắm gia truyền

Tuổi 8X thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm từ nghề làm nước mắm gia truyền

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Dù đang có công việc tại Đà Nẵng với thu nhập ổn định, tuy nhiên anh Phạm Văn Bình (38 tuổi, ở xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) đã quyết định về quê để phát triển nghề làm nước mắm gia truyền của gia đình. Với doanh thu mỗi năm hơn 4 tỷ đồng, anh không chỉ có thu nhập khá, mà còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở quê hương.
Niềm vui trong những ngôi nhà “3 cứng”

Niềm vui trong những ngôi nhà “3 cứng”

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 có lẽ sẽ trở thành cái Tết không thể nào quên đối với nhiều hộ đồng bào DTTS ở tỉnh Quảng Bình. Bởi những ngày cận Tết, hàng loạt ngôi nhà “Đại đoàn kết” đủ tiêu chuẩn “3 cứng” đồng loạt hoàn thành, bàn giao để đồng bào kịp dọn về nhà mới.
Cầu tre, cầu khỉ - Ký ức một thời

Cầu tre, cầu khỉ - Ký ức một thời

Du lịch - Xuân Nhi - 1 giờ trước
Những cây cầu thô sơ như cầu tre, cầu khỉ, cầu dừa từng là dấu ấn không thể thiếu trong đời sống của người dân miền Tây Nam Bộ. Qua bao thăng trầm, những cây cầu ấy không chỉ là phương tiện giao thông mà còn trở thành biểu tượng văn hóa, in sâu trong ký ức của nhiều thế hệ.
Kon Tum: 28 năm 6 tháng tù giam cho 4 đối tượng tàng trữ và mua bán trái phép chất ma túy

Kon Tum: 28 năm 6 tháng tù giam cho 4 đối tượng tàng trữ và mua bán trái phép chất ma túy

Pháp luật - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Sáng 4/4, Tòa án nhân dân huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức xét xử sơ thẩm vụ án “Tàng trữ trái phép chất ma túy” và “Mua bán trái phép chất ma túy”, theo quy định tại Điều 249 và Điều 251, Bộ luật Hình sự.
Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ có hơn 300 đồng bào, nghệ nhân tham gia

Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ có hơn 300 đồng bào, nghệ nhân tham gia

Tin tức - Ngọc Vân - 1 giờ trước
Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức trong 04 ngày (từ ngày 17 - 20/4/2025) tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.