Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trang địa phương

Thanh Hóa cho phép bố trí Tỉnh ủy viên làm Bí thư cấp xã

Quỳnh Trâm - 6 giờ trước

Ngày 14/5, Văn phòng Tỉnh ủy Thanh Hóa cho biết, ông Nguyễn Doãn Anh - Bí thư Tỉnh ủy vừa ký văn bản quy định về bố trí nhân sự cấp ủy ở các xã, phường thành lập mới khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, không tổ chức cấp huyện.


Vùng núi xứ Thanh ngày càng khởi sắc
Vùng núi xứ Thanh ngày càng khởi sắc

Theo đó, Tỉnh ủy Thanh Hóa quy định việc bố trí nhân sự tại đảng bộ cấp xã mới thành lập có thể xem xét, bố trí nhân sự là Tỉnh ủy viên làm Bí thư Đảng ủy cấp xã. Trường hợp đặc biệt, nếu đảng bộ có vị trí quan trọng, quy mô kinh tế, hạ tầng giao thông đô thị phát triển, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và địa bàn khó khăn thì có thể xem xét, bố trí nhân sự là ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm Bí thư Đảng ủy cấp xã.

Có thể điều động, biệt phái cán bộ khu vực miền xuôi lên công tác ở khu vực miền núi, nhất là cán bộ có trình độ về khoa học - kỹ thuật để có thể hỗ trợ người dân phát triển kinh tế; các xã miền núi cao, xã biên giới nghiên cứu tăng cường cán bộ quân đội làm Bí thư, Phó Bí thư, Ủy viên Ban Thường vụ cấp ủy.

Quy định cũng nêu rõ, trong thời gian kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện và sắp xếp thành lập mới đơn vị hành chính cấp xã theo quy định của Trung ương về cơ bản không điều động, luân chuyển cán bộ cấp huyện, cấp xã về tỉnh; giữ nguyên hiện trạng đội ngũ cán bộ cấp huyện, cấp xã để bố trí công tác tại các xã, phường trong quá trình sắp xếp... Vận động các cán bộ, công chức thời gian công tác còn từ 5 năm trở xuống, các đồng chí trình độ chuyên môn, năng lực công tác... hạn chế nghỉ theo chế độ chung.

Tỉnh ủy Thanh Hóa cũng đã đưa ra định hướng xem xét, lựa chọn, bố trí cán bộ chủ chốt các xã, phường.

Với chức vụ Bí thư cấp ủy là những người còn đủ điều kiện tái cử nhiệm kỳ 2025 - 2030, lựa chọn theo hướng ưu tiên cán bộ Tỉnh ủy viên trở lên; những người đang là Bí thư, Phó bí thư cấp ủy cấp huyện; những người thuộc Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý của các ban, sở, ngành, MTTQ, đoàn thể cấp tỉnh.

Chức danh Phó Bí thư và Chủ tịch UBND ưu tiên là Phó Bí thư cấp ủy cấp huyện; người thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý; Ủy viên Ban Thường vụ cấp ủy cấp huyện; Huyện ủy viên là Phó Chủ tịch HĐND và UBND; Trưởng phòng, ban của sở, ban ngành cấp tỉnh; Trưởng phòng và tương đương hoặc Phó các ban đảng cấp huyện.

Đối với chức danh Ủy viên Ban Thường vụ cấp ủy, trưởng các cơ quan chuyên trách tham mưu giúp việc của đảng ủy, chức danh Chủ tịch MTTQ, Phó Chủ tịch HĐND, UBND ưu tiên bố trí là ủy viên ban thường vụ cấp ủy cấp huyện; trưởng các ban hoặc Phó Chủ tịch HĐND, UBND cấp huyện; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chánh văn phòng, trưởng phòng cấp huyện; cán bộ chủ chốt cấp xã có thành tích tiêu biểu, năng lực nổi trội; phó trưởng phòng cấp huyện.

Đối với chức vụ Trưởng phòng, ban tương đương hoặc trưởng các đoàn thể, ưu tiên bố trí cán bộ là Trưởng phòng và tương đương của cấp huyện; Phó Trưởng phòng và tương đương cấp huyện; cán bộ chủ chốt xã, phường hiện có.

Chức vụ Phó Trưởng phòng, ban và tương đương bố trí cán bộ là Phó Trưởng phòng, ban tương đương của cấp huyện; cán bộ chủ chốt tiêu biểu cấp xã, phường; chuyên viên sở, ban, ngành cấp tỉnh; Phó Chủ tịch HĐND, UBND tiêu biểu cấp xã; chuyên viên phòng, ban, ngành cấp huyện; công chức cấp xã có trình độ chuyên môn phù hợp, tiêu biểu, năng lực nổi trội, có triển vọng phát triển, có quy hoạch phó chủ tịch HĐND, UBND xã trở lên.

Một yêu cầu chung được Tỉnh ủy Thanh Hóa nhấn mạnh, là tất cả cán bộ cấp xã sau sắp xếp đều phải đạt trình độ chuyên môn từ đại học trở lên và có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp. Riêng chức danh Bí thư Đảng ủy cấp xã bắt buộc phải có bằng cao cấp lý luận chính trị.

Tỉnh ủy Thanh Hóa cũng yêu cầu không xem xét, phân công, bố trí, giới thiệu giữ chức vụ cao hơn, có vị trí quan trọng hơn đối với cán bộ đã bị thi hành kỷ luật trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 hoặc có vi phạm, khuyết điểm theo kết luận của cấp có thẩm quyền hoặc có thông tin về trách nhiệm cá nhân trong vụ án, vụ việc, kết luận mà các cơ quan chức năng đang, sẽ điều tra, thanh tra, kiểm tra.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người dân vùng cao Hà Lâu chật vật trong việc tái trồng rừng

Người dân vùng cao Hà Lâu chật vật trong việc tái trồng rừng

Sau cơn bão số 3, hàng trăm hecta rừng keo của bà con vùng cao Hà Lâu, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) bị tàn phá nặng nề. Vừa mới bắt đầu gượng dậy sau thiệt hại do thiên tai, người dân lại phải đối mặt với khó khăn mới khi giá cây keo giống tăng vọt. Việc tái trồng rừng giờ đây trở thành một thử thách lớn, khi chi phí cao và nguồn lực thiếu thốn khiến quá trình phục hồi sinh kế của bà con càng thêm trì trệ.
Tin nổi bật trang chủ
Bác Ái (Ninh Thuận): Khai mạc Lễ hội Văn hóa Raglay lần thứ III - năm 2025

Bác Ái (Ninh Thuận): Khai mạc Lễ hội Văn hóa Raglay lần thứ III - năm 2025

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 2 phút trước
Sáng 15/5, UBND huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận tổ chức khai mạc Lễ hội Văn hóa Raglay lần thứ III - năm 2025. Đến dự có bà Pi Năng Thị Hốn, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo; ông Nguyễn Văn Linh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận; bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái; đại diện lãnh đạo các sở ngành; đông đảo người dân địa phương và trên 300 vận động viên, diễn viên dân gian đến từ 9 xã trên địa bàn huyện Bác Ái.
Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Dòng chảy trí thức Dao mới (Bài 5)

Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Dòng chảy trí thức Dao mới (Bài 5)

Phóng sự - Vàng Ni - Vân Long - 1 giờ trước
Cùng với sự phát triển của đất nước và truyền thống hiếu học bền bỉ, những "lớp sóng" trí thức Dao mới liên tiếp xuất hiện, lớp sau xô lớp trước, hợp lưu cùng suối nguồn tri thức truyền thống của bản làng. Từ những dòng suối nhỏ, tri thức Dao hòa vào sông lớn tri thức Việt Nam, rồi xuôi ra biển cả nhân loại - nơi cả cộng đồng cùng học cách chắt lọc từng giọt tinh hoa từ bão tố thời đại, nuôi dưỡng bản thân và làm rạng danh dân tộc.
Đảm bảo nguồn nhân lực y tế vùng DTTS và miền núi- Nhìn từ thực tế ở Quảng Ninh: Tạo niềm tin từ chính sách (Bài 2)

Đảm bảo nguồn nhân lực y tế vùng DTTS và miền núi- Nhìn từ thực tế ở Quảng Ninh: Tạo niềm tin từ chính sách (Bài 2)

Sức khỏe - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Nhằm đảm bảo nguồn nhân lực y tế vùng DTTS và miền núi, những năm gần đây tỉnh Quảng Ninh đã triển khai một số chính sách hỗ trợ nhằm cải thiện tình hình thiếu nguồn nhân lực y tế có chuyên môn sâu. Theo đó bằng những chính sách thiết thực, tỉnh không chỉ đang thu hút bác sĩ từ các nơi khác về địa phương công tác, mà còn phát triển nguồn nhân lực y tế tại chỗ. Sự quyết tâm này đang từng bước giúp nâng cao chất lượng y tế, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân, đặc biệt là ở những địa bàn khó khăn.
Đảm bảo nguồn nhân lực y tế vùng DTTS và miền núi- Nhìn từ thực tế ở Quảng Ninh: Chính sách thu hút chưa đủ lực (Bài 1)

Đảm bảo nguồn nhân lực y tế vùng DTTS và miền núi- Nhìn từ thực tế ở Quảng Ninh: Chính sách thu hút chưa đủ lực (Bài 1)

Sức khỏe - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Bao năm qua, dù các tỉnh, thành phố, nhất là ở các tỉnh vùng đồng bào DTTS và miền núi đã triển khai rất nhiều các giải pháp, cơ chế chính sách tạo nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là nguồn nhân lực y tế là đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Tuy nhiên việc thu hút và giữ chân bác sĩ ở lại gắn bó, phát triển sự nghiệp ở vùng miền núi, vùng cao luôn là bài toán nan giải, cần tiếp tục được điều chỉnh với những chính sách đủ lực hơn để người thầy thuốc không chỉ đến theo nhiệm kỳ mà ở lại cống hiến chuyên môn và gắn bó lâu dài với người dân. Tỉnh Quảng Ninh đang quyết tâm hướng đến mục tiêu này, để mỗi người dân ở bất kỳ địa bàn khó khăn nào cũng được tiếp cận với y tế
Người dân vùng cao Hà Lâu chật vật trong việc tái trồng rừng

Người dân vùng cao Hà Lâu chật vật trong việc tái trồng rừng

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Sau cơn bão số 3, hàng trăm hecta rừng keo của bà con vùng cao Hà Lâu, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) bị tàn phá nặng nề. Vừa mới bắt đầu gượng dậy sau thiệt hại do thiên tai, người dân lại phải đối mặt với khó khăn mới khi giá cây keo giống tăng vọt. Việc tái trồng rừng giờ đây trở thành một thử thách lớn, khi chi phí cao và nguồn lực thiếu thốn khiến quá trình phục hồi sinh kế của bà con càng thêm trì trệ.
Trải nghiệm các hoạt động tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Trải nghiệm các hoạt động tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Nằm yên bình giữa không gian xanh mát của vùng ngoại ô Hà Nội, Làng Văn hóa - Du lịch các Dân tộc Việt Nam tựa như một bức tranh thu nhỏ, sống động và đầy màu sắc về cộng đồng 54 dân tộc anh em. Với diện tích rộng lớn lên đến 1544 ha, trải dài trên khu vực hồ Đồng Mô, thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội, nơi đây không chỉ là một điểm đến du lịch độc đáo mà còn là một trung tâm bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.
Trải nghiệm các hoạt động tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Trải nghiệm các hoạt động tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Media - BDT - 1 giờ trước
Nằm yên bình giữa không gian xanh mát của vùng ngoại ô Hà Nội, Làng Văn hóa - Du lịch các Dân tộc Việt Nam tựa như một bức tranh thu nhỏ, sống động và đầy màu sắc về cộng đồng 54 dân tộc anh em. Với diện tích rộng lớn lên đến 1544 ha, trải dài trên khu vực hồ Đồng Mô, thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội, nơi đây không chỉ là một điểm đến du lịch độc đáo mà còn là một trung tâm bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.
Thanh Hóa: Cần khắc phục lỗ hổng trong công tác quản lý dược

Thanh Hóa: Cần khắc phục lỗ hổng trong công tác quản lý dược

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 1 giờ trước
Thời gian qua, liên tiếp các vụ việc thực phẩm, thuốc giả bị phanh phui, liên quan đến sức khỏe người tiêu dùng. Mới đây, đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả quy mô lớn, hoạt động từ năm 2021 đến nay mới bị triệt phá khiến người dân hoang mang, khi thị trường thuốc giả, thực phẩm chức năng giả đang len lỏi khắp nơi. Điều đáng nói, dường như có một "lỗ hổng" lớn trong hệ thống quản lý dược, tạo điều kiện cho các đối tượng lừa đảo sản xuất, buôn bán thuốc giả, thuốc kém chất lượng qua mặt các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa.
Công nhận thêm 4 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Công nhận thêm 4 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tin tức - Anh Trúc - 1 giờ trước
Ngày 14/5, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng đã ký các quyết định về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo đó, có thêm 4 di sản tại Hà Nội, An Giang và Lào Cai được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Tiếng Tíc vẫn vang lên giữa núi rừng Nam Giang

Tiếng Tíc vẫn vang lên giữa núi rừng Nam Giang

Sắc màu 54 - Hồng Phúc - Văn Sơn - 1 giờ trước
Chúng tôi trở lại thăm vùng biên huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam nơi đồng bào Tà Riềng đã sinh sống lâu đời trên dãy Trường Sơn hùng vĩ. Trong đời sống tinh thần phong phú của họ, âm nhạc truyền thống đóng vai trò đặc biệt, với nhiều loại nhạc cụ dân gian độc đáo. Một trong số đó là Tíc – nhạc cụ làm từ ống nứa, với âm thanh mộc mạc nhưng quyến rũ và gắn liền với những lễ hội cộng đồng.
Khi người trẻ thể hiện tình yêu văn hoá truyền thống

Khi người trẻ thể hiện tình yêu văn hoá truyền thống

Sắc màu 54 - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Ở huyện miền núi Khánh Vĩnh (Khánh Hoà), nhiều bạn trẻ đã thể hiện tình yêu văn hóa truyền thống theo cách của riêng mình, có bạn thì say mê chế biến các món ẩm thực đặc trưng như muối cá khô, gạo rẫy... , người lại học làm những món đồ mỹ nghệ như đan lát làm gùi, nỏ, đàn chapi…Dù việc làm khác nhau, nhưng các bạn đều cố gắng gìn giữ, lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cha ông để lại.