Phát biểu chỉ đạo Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tư pháp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, môi trường pháp lý phải hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển, lấy con người là trung tâm, là chủ thể trong xây dựng và thực thi pháp luật. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất khuyến khích các bộ, ngành, địa phương mạnh dạn đưa ra các đề xuất về hoàn thiện thể chế, chính sách. Đồng thời, đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm ngay từ khi xây dựng thể chế, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích của nhân dân lên trên hết, trước hết.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quyết định về việc phân công kiêm giữ chức Phó Trưởng ban và Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xử lý các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ năm 2021 theo đúng kế hoạch.
Phải siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, nhất là người đứng đầu trong xây dựng pháp luật, trong giám sát, phản biện quá trình lập pháp và thực thi pháp luật; chống tiêu cực ngay trong công tác xây dựng pháp luật, không bị chi phối, tác động bởi các hành vi không lành mạnh của bất cứ tổ chức, cá nhân nào; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng “tham nhũng chính sách”; không được lồng ghép "lợi ích nhóm", lợi ích cục bộ trong văn bản pháp luật hoặc chỉ thiên về tạo thuận lợi cho cơ quan quản lý nhà nước mà thiếu đồng hành với người dân, doanh nghiệp.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 32-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo).
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, vừa qua, công tác phòng, chống tham nhũng đã có kinh nghiệm là: làm liên tục, bền bỉ, bài bản, trở thành yêu cầu cấp bách, một nhiệm vụ thường xuyên, một xu thế, một phong trào không làm không được, không ngừng không nghỉ, không có ngoại lệ...
Ngày mai (05/8), tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng sẽ họp Phiên thứ 20. Đây là sự kiện rất quan trọng, là Phiên họp đầu tiên của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
Chiều 26/5, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức cuộc họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Giải báo chí toàn quốc “Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí” lần thứ ba, năm 2020-2021.
Ngày 8/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng dự Hội nghị triển khai công tác ngành Kiểm sát Nhân dân năm 2021.
Chuyện tham nhũng vặt, bớt xén vốn không phải là chuyện hiếm; và khó ai phủ nhận được những hệ lụy khôn lường của nó trong đời sống hằng ngày ở mọi lĩnh vực. Thế nhưng thật khó để chấp nhận sự tham lam, vô liêm sỉ ấy lại xảy ra ngay trong môi trường giáo dục, nơi con người luôn tin tưởng để gửi gắm thế hệ măng non sẽ được giáo dục “nên người”.
Năm 2019 tiếp tục là năm đầy cam go và quyết liệt trong cuộc chiến chống tham nhũng. “Không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai” – Lời khẳng định của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại phiên họp thứ 15 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đầu năm 2019 tiếp tục được hiện thực hóa, đem lại niềm tin nức lòng cho Nhân dân trong cuộc chiến đẩy lùi “quốc nạn” này…
Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, ngày 13/11, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường nghe báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2018.
Sáng 16/8, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tổ chức phiên họp thứ 14 dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Long An, trong 6 tháng đầu năm 2018, tỉnh Long An có 7 trường hợp bị xử lý trách nhiệm vì để xảy ra hành vi tham nhũng tại cơ quan, đơn vị. Đồng thời, thông qua hoạt động tự kiểm tra, thanh tra nội bộ của các cơ quan đã phát hiện 2 vụ tham nhũng.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Chỉ thị số 13/CT-TTg, ngày 24/5/2018 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính với nội dung trọng tâm là công tác tuyển dụng, bổ nhiệm và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, tình hình chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, tình hình tổ chức giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.
Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đầy đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
“Nhiều ý kiến nói rằng nhà cửa chứ có phải cái kim sợi chỉ đâu mà giấu được! Nhưng thực tế không phải thế, vợ chưa chắc biết chồng có gì!”. Ông Nguyễn Mạnh Cường – Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội nêu thực tế trên khi đề cập vấn đề xử lý tài sản bất thường của cán bộ trong dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi).