Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nhân lực vùng đồng bào DTTS

Hoàng Quý - 3 giờ trước

Trong phiên thảo luận về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, các Đại biểu Quốc hội bày tỏ sự quan tâm về việc phát triển nguồn nhân lực, cũng như giải quyết việc làm, tại vùng đồng bào DTTS.

Đại biểu Trần Nhật Minh (Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An)
Đại biểu Trần Nhật Minh (Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An)

Có chính sách phát triển nhân lực đồng bào DTTS

Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Trần Nhật Minh (Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An) cho biết, hiện nay, ở khu vực Trung du miền núi phía Bắc, bình quân khoảng 100 lao động, chỉ có 19 người đã qua đào tạo. Khu vực Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long còn thấp hơn, chỉ khoảng 13 - 16 người trên 100 lao động đã qua đào tạo. Đại đa số chưa được qua đào tạo, nên lao động DTTS chủ yếu làm việc đơn giản, thu nhập thấp.

Do đó, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các chính sách để phát triển nguồn nhân lực DTTS, nhằm giải quyết việc làm và tạo việc làm bền vững thông qua chương trình đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề dành cho đồng bào DTTS.

Về chính sách hỗ trợ tạo việc làm quy định tại Chương II của dự thảo luật, trong đó về đối tượng vay vốn, đại biểu đề nghị làm rõ quy mô doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh sử dụng nhiều lao động quy định tại điểm a khoản 2 Điều 8 là như thế nào. Trong dự thảo luật cũng không giao Chính phủ quy định chi tiết, nên sẽ khó có căn cứ để thực hiện trong thực tiễn.

Đại biểu cũng đề nghị bổ sung đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác xã, hộ kinh doanh có cơ sở sản xuất kinh doanh đóng tại địa bàn đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn ở vùng bãi ngang ven biển, hải đảo để tránh bỏ sót trường hợp tổ chức đơn vị sử dụng lao động có sử dụng lao động là người DTTS, nhưng không đủ số lượng để được hưởng chính sách này.

Về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên, đại biểu đề nghị bổ sung đối tượng là thanh niên người DTTS vào các đối tượng được thụ hưởng. Bởi vì một trong những hạn chế của công tác giải quyết việc làm cho người DTTS là công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho đồng bào DTTS, nhất là nghề phi nông nghiệp, việc làm tại chỗ hiệu quả còn thấp; việc kết nối đào tạo nghề với giải quyết việc làm hiệu quả chưa cao; nhiều lao động đã được đào tạo nhưng chưa tìm được việc làm hoặc làm những công việc không phù hợp với  ngành nghề được đào tạo.

Do đó, ngoài việc hỗ trợ đào tạo nghề, theo đại biểu cần có sự hỗ trợ việc tạo việc làm cho thanh niên là người DTTS. Chính sách này cũng nhằm thể chế hóa Kết luận 65 ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 19 ngày 16/6/2002 của Trung ương về nội dung tạo việc làm đào tạo nghề đối với nông dân, cư dân nông thôn, thanh niên DTTS trong đó có nêu có chính sách giải quyết việc làm đối với thanh niên DTTS sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng và đào tạo nghề.

Đại biểu Trần Thị Thu Hằng (Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông)
Đại biểu Trần Thị Thu Hằng (Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông)

Bổ sung nhóm đối tượng truyền nghề truyền thống vào dự thảo Luật

Thống nhất với sự cần thiết ban hành Luật, đại biểu Trần Thị Thu Hằng (Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông) cho biết, đối với một số địa phương có đặc thù dân cư sinh sống bao gồm nhiều đồng bào DTTS đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề bảo tồn, duy trì nét văn hóa truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc riêng. Vì trên thực tế, đối tượng truyền nghề truyền thống không có chứng chỉ hành nghề, nên các địa phương gặp nhiều khó khăn trong chi trả chế độ, khuyến khích họ tham gia trao truyền, giảng dạy, kĩ năng mà họ có sự kế thừa từ thế hệ trước và kinh nghiệm cá nhân.

Do đó, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung nhóm đối tượng này vào dự thảo Luật để luật hóa, từ đó ban hành các chế độ chính sách phù hợp.

Tại Điều 8 quy định đối tượng vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm, góp ý vào điểm d khoản 2 Điều này, đại biểu Trần Thị Thu Hằng kiến nghị bổ sung thêm nhóm đối tượng được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm với mức lãi suất thấp hơn là: người lao động trong hộ gia đình đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người cao tuổi thường xuyên đau ốm, không có khả năng lao động, không tự chăm sóc được bản thân.

Tại điểm a khoản 1 Điều 23 về trình tự đăng ký lao động quy định: “Người sử dụng lao động nộp hồ sơ đăng ký lao động cùng với việc đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội”.

Trong khi đó, khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Lao động quy định trách nhiệm quản lý lao động của người sử dụng lao động: “Khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động, định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh và thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội”. Vì vậy, đại biểu Trần Thị Thu Hằng đề nghị tiếp tục rà soát, đối chiếu nội dung quy định của Luật này cho phù hợp, đồng nhất với Bộ luật Lao động.

Liên quan đến Điều 58 quy định đóng bảo hiểm thất nghiệp, đại biểu bày tỏ băn khoăn tính khả thi của quy định tại khoản 5 Điều 58 khi áp dụng vào thực tiễn chưa cao bởi vì khi cơ quan bảo hiểm xã hội thu được số tiền mà doanh nghiệp chậm đóng hoặc trốn đóng mới trả lại cho người lao động thì khả năng thu hồi quá lâu. Do đó, đề nghị cần xem xét lại quy định này cho phù hợp. Trong trường hợp vẫn giữ quy định này thì phải có thời hạn giữ, thời hạn trả tiền cụ thể, rõ ràng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Bình Gia: Hỗ trợ 17 dự án phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp

Bình Gia: Hỗ trợ 17 dự án phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp

Tin tức - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Theo Quyết định số 693/QĐ-UBND ngày 25/3/2024 của UBND huyện Bình Gia, triển khai Tiểu dự án 1, Dự án 3-Hỗ trợ phát triển sản xuất Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững huyện Bình Gia đã phân bổ nguồn vốn là 2.828 triệu đồng. Nguồn vốn kéo dài của năm 2022 thực hiện năm 2024 là 18 triệu đồng, vốn kéo dài của năm 2023 thực hiện năm 2024 là 218 là triệu đồng (trong đó: 195 triệu đồng ngân sách trung ương, 23 triệu đồng ngân sách huyện).
Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Nghĩa Đàn (Nghệ An):

Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Nghĩa Đàn (Nghệ An): "Trợ lực" để vùng DTTS và miền núi vươn mình

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Tính đến 20/11/2024, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) đã giải ngân được 97,36% nguồn vốn đầu tư phát triển và 43,99% nguồn vốn sự nghiệp của Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Sau 4 năm triển khai thực hiện, nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719 đã trở thành “đòn bẩy” giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi có nhiều khởi sắc.
Tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu cuối năm

Tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu cuối năm

Media - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Từ đầu tháng 11/2024, Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Lào Cai đã vận hành 5 luồng thông quan tại Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành, thay cho 2 luồng trước đây, trong đó, có 2 luồng xuất khẩu, 3 luồng nhập khẩu. Đây là nỗ lực nhằm gia tăng năng lực thông quan hàng hóa qua địa bàn tỉnh, giảm thiểu tình trạng ách tắc xảy ra nhất là vào dịp cao điểm cuối năm.
Thái Nguyên với công tác xoá nhà tạm, nhà dột nát

Thái Nguyên với công tác xoá nhà tạm, nhà dột nát

Xã hội - Thảo Khánh - 2 giờ trước
Công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã trở thành một phong trào rộng khắp, trở thành điểm sáng của công tác giảm nghèo bền vững, không chỉ góp phần nâng cao đời sống người dân mà còn là động lực để phát huy hơn nữa truyền thống tương thân tương ái, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Nậm Nhùn (Lai Châu): Tổ chức tuyên truyền về công tác bảo tồn lễ hội năm 2024

Nậm Nhùn (Lai Châu): Tổ chức tuyên truyền về công tác bảo tồn lễ hội năm 2024

Văn hóa dân tộc - Thảo Khánh - 2 giờ trước
Vừa qua, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) tổ chức chương trình tuyên truyền phục vụ công tác bảo tồn lễ hội "Mừng lúa mới" (Chi lê xã sả lảm mể) dân tộc Mảng, huyện Nậm Nhùn năm 2024 tại xã Nậm Ban.
Người già dân tộc Thái đi học... chữ Thái

Người già dân tộc Thái đi học... chữ Thái

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 27/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Quốc hội thông qua Nghị quyết về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035. Người già dân tộc Thái đi học... chữ Thái. Người Dao Thanh y Yên Sơn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chính sách tín dụng nước sạch ở Đắk Nông, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống

Chính sách tín dụng nước sạch ở Đắk Nông, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống

Kinh tế - Phương Linh - Nguyễn Lương - 2 giờ trước
Thời gian qua, nguồn vốn cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) đã giúp hàng chục ngàn hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Đắk Nông được sử dụng nước sạch, có nhà vệ sinh, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hòa Bình phát triển kinh tế gắn với xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh

Hòa Bình phát triển kinh tế gắn với xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh

Công tác Dân tộc - Lê Anh - 2 giờ trước
Phát triển kinh tế gắn với xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh là mục tiêu quan trọng mà tỉnh Hòa Bình quan tâm, góp phần tăng cường sức mạnh quốc phòng, giữ vững ổn định địa bàn, tạo môi trường thuận lợi để tỉnh phát triển nhanh, bền vững, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đánh giá kết quả thực hiện Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kon Tum với Ủy ban Mặt trận đoàn kết phát triển tổ quốc Campuchia tỉnh Ratanakiri

Đánh giá kết quả thực hiện Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kon Tum với Ủy ban Mặt trận đoàn kết phát triển tổ quốc Campuchia tỉnh Ratanakiri

Trang địa phương - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Ngày 27/11, tại Tp. Kon Tum, diễn ra buổi làm việc đánh giá kết quả thực hiện Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kon Tum (Việt Nam) và Ủy ban Mặt trận đoàn kết phát triển Tổ quốc Campuchia tỉnh Ratanakiri (Campuchia). Bà Y Thị Bích Thọ - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kon Tum và ông Ngin Nell - Phó Tỉnh trưởng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Mặt trận đoàn kết phát triển Tổ quốc Campuchia tỉnh Rattanakiri đồng chủ trì buổi làm việc.
Bình Định: Giúp phụ nữ DTTS tự tin vào chính mình

Bình Định: Giúp phụ nữ DTTS tự tin vào chính mình

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
Thời gian qua, việc triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh Bình Định đã mang lại nhiều ý nghĩa tích cực, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Nhiều phụ nữ người DTTS đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tự tin vào chính mình, vươn lên làm chủ cuộc sống.
Quốc hội thông qua Luật Phòng không nhân dân

Quốc hội thông qua Luật Phòng không nhân dân

Thời sự - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Ngày 27/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội chính thức thông qua Luật Phòng không nhân dân với tỷ lệ tán thành cao.