Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sơn Mùa – Điểm sáng bảo tồn bản sắc văn hóa người Ca Dong

Đinh Quang - Nga Anh - 17:21, 18/08/2021

Sơn Mùa là xã vùng cao thuộc huyện Sơn Tây, Quảng Ngãi. Đây là một trong những xã có nhiều đồng bào người Ca Dong sinh sống (người Ca Dong là nhóm địa phương thuộc dân tộc Xơ Đăng). Toàn xã có 847 hộ với hơn 3.400 người, trong đó đồng bào dân tộc Ca Dong chiếm 84% dân số.

Đội cồng chiêng xã Sơn Mùa, huyện Sơn Tây
Đội cồng chiêng xã Sơn Mùa, huyện Sơn Tây

Từ nhiều năm qua, nhờ nhận thức được nét đẹp văn hóa độc đáo của dân tộc mình nên đồng bào Ca Dong ở xã Sơn Mùa đã động viên con cháu giữ gìn bản sắc văn hóa cổ truyền của người Ca Dong. Năm nào cũng vậy, cứ đến tháng 3 âm lịch là đồng bào Ca Dong lại tổ chức Lễ hội Ăn trâu để biết ơn trời đất đã phù hộ cho dân làng làm ăn được mùa lúa, mùa khoai, không có dịch bệnh.

Nói về Lễ hội Ăn trâu dưới góc nhìn văn hóa thì đây là lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa của tộc người. Những ngày diễn ra lễ hội, các trai làng tập trung làm cây nêu, vật tế thần quan trọng nhất trong Lễ hội Ăn trâu. Bởi thông qua hình tượng cây nêu, người Ca Dong muốn gửi gắm lòng biết ơn các vị thần sông, suối, núi rừng đã phù hộ cho dân làng được sống an lành.

Nhìn những trai làng kẻ vẽ, chúng tôi cảm nhận họ như những nghệ nhân trẻ của làng. Từ những thân cây, ngọn cỏ, lá cây, dây rừng, họ đã tạo nên cây nêu đa sắc màu văn hóa. Dường như cuộc sống sinh hoạt của người Ca Dong ngày xưa được tái hiện lại từ Lễ hội Ăn trâu. Con trâu là vật tế thần trong lễ hội cũng được cho ăn, uống đầy đủ trước khi dâng cho các vị thần. Trước khi dâng trâu, người Ca Dong còn có bài hát khóc trâu. Nội dung bài hát kể rõ lòng biết ơn của con người đối với con trâu khi còn sống và sau khi đã chết. Cũng nhờ lễ hội này mà hằng trăm bộ chiêng quý của các làng được gìn giữ bảo tồn qua bao thế hệ.

Già làng, nghệ nhân ưu tú Đinh Ka La cho biết: Hiện nay, gia đình ông vẫn còn giữ hơn 10 chiếc chiêng quý giá để phục vụ Lễ hội Ăn trâu, cúng máng nước hay lễ cưới. Có người hỏi mua trên chục triệu đồng một chiếc, nhưng ông không bán.

Các nghệ nhân xã Sơn Mùa chụp ảnh lưu niệm với nghệ nhân tỉnh Kon Tum
Các nghệ nhân xã Sơn Mùa chụp ảnh lưu niệm với nghệ nhân tỉnh Kon Tum

Sơn Mùa là xã có nhiều nghệ nhân được công nhận nghệ nhân ưu tú. Trong đợt phong tặng năm 2020, xã vinh dự có 5 nghệ nhân được phong tặng nghệ nhân ưu tú. Đa số các nghệ nhân được phong tặng đều biết chơi nhiều nhạc cụ văn truyền thống của người Ca Dong và nhiệt tình chỉ dạy cho lớp trẻ trong làng. Nghệ nhân ở các bản làng dành thời gian truyền nghề cho lớp trẻ rất nhiệt tình và không nhận tiền bồi dưỡng. 

Nghệ nhân ưu tú Đinh Khoăng ở làng Tu La chia sẻ: “Mình biết chơi đàn brood, biết làm đàn nước, mình sẵn sàng chỉ cho anh em trẻ biết cách chế tác và biểu diễn nhạc cụ. Mình không lấy tiền công đâu…”. Nhờ nghệ nhân, già làng nhiệt tình với công tác bảo tồn, gìn giữ văn hóa cổ truyền của dân tộc nên ở Sơn Mùa đã hình thành đội văn nghệ của xã khá mạnh. Trong các cuộc hội diễn Liên hoan cồng chiêng đàn và hát dân ca ở huyện và tỉnh đội đều đạt giải cao.

Các nghệ nhân biểu diễn đàn brood
Các nghệ nhân biểu diễn đàn brood

Sơn Mùa cũng là xã có nhiều bản làng còn giữ được kiến trúc nhà sàn đẹp và nhiều giá trị văn hóa cổ truyền của người Ca Dong. Nhận thấy những giá trị văn hóa tiềm ẩn này, năm 2020, chính quyền xã Sơn Mùa đã đề xuất huyện và các sở, ngành cùng Ban Dân tộc tỉnh chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thành lập Câu lạc bộ bảo tồn bản sắc văn hóa Ca Dong. 

Câu lạc bộ ra đời sẽ thực hiện nhiệm vụ truyền dạy hát dân ca, chế tác, sử dụng các nhạc cụ văn hóa cổ truyền của người Ca Dong cho lớp trẻ. Đồng thời xây dựng bản làng truyền thống của người Ca Dong để phục vụ khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm văn hóa. Trước mắt, xã tạo điều kiện cho các nghệ nhân đi tham quan, học tập kinh nghiệm những mô hình bảo tồn văn hóa ở Kon Tum để nghệ nhân rút kinh nghiệm làm tốt hơn khi tham gia vào Câu lạc bộ ở địa phương.

“Ý tưởng kế hoạch đã được xây dựng rõ ràng, chúng tôi đang chờ sau thời điểm dịch Covid-19 được kiểm soát an toàn để chính thức ra mắt Câu lạc bộ”, ông Hà Phải, Chủ tịch UBND xã Sơn Mùa cho biết.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Sản phẩm thổ cẩm - Bức khảm quý giá khắc họa bản sắc dân tộc Cơ Tu ở hai nước Việt - Lào

Sản phẩm thổ cẩm - Bức khảm quý giá khắc họa bản sắc dân tộc Cơ Tu ở hai nước Việt - Lào

Dân tộc Cơ Tu cư trú chủ yếu ở các huyện vùng cao biên giới của tỉnh Quảng Nam như: Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang. Một bộ phận nhỏ người Cơ Tu sinh sống ở các huyện Nam Đông, A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế và huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng. Trên lãnh thổ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, người Cơ Tu sống tập trung ở huyện Ka Lum và Thông Vai, tỉnh Sê Kông, huyện Lau Ngam thuộc tỉnh Salavan với dân số khoảng 30.000 người. Người Cơ Tu ở Việt Nam và ở Lào hiện vẫn bảo lưu nhiều vốn văn hóa truyền thống đặc sắc, tiêu biểu là nghề dệt thổ cẩm.
Lạng Giang (Bắc Giang): Tập huấn, bồi dưỡng, truyền dạy văn hóa phi vật thể Nghi Lễ hát Then của đồng bào Nùng

Lạng Giang (Bắc Giang): Tập huấn, bồi dưỡng, truyền dạy văn hóa phi vật thể Nghi Lễ hát Then của đồng bào Nùng

Sắc màu 54 - Trí Phương - 9 giờ trước
Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Lạng Giang (Bắc Giang) vừa tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, truyền dạy văn hóa phi vật thể: Nghi Lễ hát Then của đồng bào Nùng. Hơn 200 đại biểu là nghệ nhân, trưởng thôn, Người có uy tín, người DTTS và thành viên các câu lạc bộ hát Then trên địa bàn xã Hương Sơn tham gia lớp tập huấn.
Ý nghĩa từ chương trình “Ngày Chủ nhật Yêu thương”

Ý nghĩa từ chương trình “Ngày Chủ nhật Yêu thương”

Nhịp cầu nhân ái - Mỹ Dung - 9 giờ trước
Nhân dịp Tết Trung thu cổ truyền, ngày 23/9, tại Tp. Hạ Long (Quảng Ninh), Vụ Xã hội thuộc Văn phòng Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Công ty TNHH Home Credit Việt Nam, Bệnh viện Tim Hà Nội, Bệnh viện Phổi Hà Nội đã phối hợp tổ chức chương trình Ngày Chủ nhật Yêu thương cho các em nhỏ thuộc Cơ sở bảo trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tỉnh Quảng Ninh.
Tết Trung thu cho thiếu nhi nơi biên giới biển Bà Rịa - Vũng Tàu

Tết Trung thu cho thiếu nhi nơi biên giới biển Bà Rịa - Vũng Tàu

Tin tức - Lê Vũ - Quang Anh - 21 giờ trước
Trong không khí vui tươi, rộn ràng, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã tổ chức nhiều hoạt động cho các em thiếu nhi trên địa bàn biên giới biển của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhằm mang lại cho các em đón Tết Trung thu thực sự ý nghĩa và vui tươi.
Mang trung thu đến với trẻ em vùng cao huyện Mù Căng Chải

Mang trung thu đến với trẻ em vùng cao huyện Mù Căng Chải

Trang địa phương - Đà Giang - 21 giờ trước
Với mong muốn mang đến cho trẻ em vùng cao xã Lao Chải, huyện Mù Căng Chải một tết trung thu ấm áp, ngày 23/09, Công đoàn Tạp chí Kinh doanh và Biên mậu Việt Nam, Nhóm thiện nguyện Hoa Hồng tại TP. Hồ Chí Minh và Cộng đồng thiện nguyện Triệu Trái Tim đã chuẩn bị nhiều phần quà ý nghĩa trao tặng cho điểm trường mầm non Lẻ Dào Cu Nha và Tà Gênh.
Asiad 19: Lễ khai mạc kết hợp hoàn hảo giữa công nghệ và nghệ thuật

Asiad 19: Lễ khai mạc kết hợp hoàn hảo giữa công nghệ và nghệ thuật

Thể thao - L.Minh - 21 giờ trước
Tối 23/9, tại Sân vận động Olympic Hàng Châu, Trung Quốc đã diễn ra Lễ khai mạc Đại hội thể thao lớn nhất châu Á lần thứ 19 - Asiad 19.
Tin trong ngày - 22/9/2023

Tin trong ngày - 22/9/2023

Bản tin hôm nay, ngày 22/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc. Lễ hội trà Shan tuyết lớn nhất miền Bắc. Hủy hoại cây rừng bằng thuốc độc ở huyện Bác Ái (Ninh Thuận). Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đêm tiệc trà Shan tuyết

Đêm tiệc trà Shan tuyết

Tin tức - Tào Đạt - Vàng Ni - 21 giờ trước
Là hoạt động nằm trong khuôn khổ Lễ hội trà Shan tuyết "Tinh hoa giữa ngàn mây" lần thứ Nhất năm 2023 tại huyện Văn Chấn (tỉnh Yên Bái), tối 23/9, tại trụ sở UBND xã Suối Giàng đã diễn ra Đêm tiệc trà Shan tuyết cổ thụ.
Khai mạc Lễ hội Thành Tuyên năm 2023

Khai mạc Lễ hội Thành Tuyên năm 2023

Thời sự - Văn Hoa - 21 giờ trước
Tối 23/9, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (Tp. Tuyên Quang), UBND tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức khai mạc Lễ hội Thành Tuyên năm 2023.
Xây dựng, phát triển Sa Pa phải đi đôi với bảo tồn

Xây dựng, phát triển Sa Pa phải đi đôi với bảo tồn

Thời sự - Trọng Bảo - 21 giờ trước
Đây là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại Lễ kỷ niệm 120 năm du lịch Sa Pa, do UBND tỉnh Lào Cai tổ chức tối ngày 23/9. Tham dự Lễ kỷ niệm có các Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga; lãnh đạo một số Bộ, ban, ngành Trung ương; lãnh đạo tỉnh Lào Cai, thị xã Sa Pa qua các thời kỳ; cùng đông đảo Nhân dân, du khách trong và ngoài nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới São Paulo, bắt đầu thăm chính thức Brazil

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới São Paulo, bắt đầu thăm chính thức Brazil

Thời sự - PV - 23:15, 23/09/2023
Sau hơn 10 giờ bay từ New York (Hoa Kỳ), trưa 23/9 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế São Paulo, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Liên bang Brazil theo lời mời của Tổng thống Brazil Lula da Silva.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự Lễ chào cờ tại Cột cờ Lũng Pô

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự Lễ chào cờ tại Cột cờ Lũng Pô

Thời sự - Trọng Bảo - 20:39, 23/09/2023
Chiều 23/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác đã dự Lễ chào cờ tại Cột cờ Lũng Pô, thăm, tặng quà cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng A Mú Sung; Đồn Biên phòng Trịnh Tường huyện Bát Xát. Tham gia đoàn công tác có đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc.