Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Số phận người tù “hai ngàn ngày oan trái”: Người bạn tù phá án (Bài 2)

Việt Thắng - Khánh An - 17:18, 23/02/2022

Trong trạm giam, Lý gặp Mùi “gấu đen”, một “đại bàng” trong trại. Nghe Lý kể về nỗi oan của mình, Mùi hứa sau khi ra tù sẽ đi điều tra vụ án và giải oan cho Lý.

Ông Lý sống với chiếc nạng gỗ hơn 20 năm nay
Ông Lý sống với chiếc nạng gỗ hơn 20 năm nay

Gặp “đại bàng” trại giam

Tại phiên tòa sơ thẩm xét xử bị can Lý về tội danh giết người, Lý vẫn nhận tội, không kêu oan. Tôi hỏi vì sao lúc đó anh nhận tội, ông Lý trầm ngâm một lát rồi nói, sơ thẩm là tòa tỉnh xử, tôi nghĩ chưa phải là cơ hội tốt để kêu oan. Bị cáo Lý bị tuyên phạt 17 năm tù về tội giết người. Lý làm đơn kháng án.

Trước khi phiên phúc thẩm diễn ra vài hôm, trong tù, Lý gặp Cao Tiến Mùi quê ở huyện Tân Kỳ (Nghệ An), Mùi là phạm nhân đã thành án, nhưng được thụ án ở trại tại giam Nghi Kim (TP. Vinh), là “đại bàng” của trại. Khi Lý được Mùi gọi vào để chào ra mắt “đại ca”, Lý kể cho Mùi nghe sự tình vụ án đêm 28 tháng Chạp và kêu oan với Mùi. 

“Sau khi nghe tôi nói tôi không giết người, tôi nhận tội là để cứu cha thoát cảnh bị giam giữ. Tôi đang là giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên, thì anh Mùi mủi lòng. Anh nói đêm nay mi ngủ với tau, tau sắp ra tù rồi, tau hứa ra sẽ đi kêu oan cho mi”, ông Lý kể.

Đêm đó, hai phạm nhân Lý, Mùi tâm sự rất nhiều chuyện. Lý nói nếu anh cứu tôi, anh sẽ phải rất vất vả, vì vụ án đã khép lại rồi và mọi bằng chứng đều được hợp lý hóa trông rất khoa học. Nếu muốn lật được vụ án, anh phải làm thế này, thế này... Mùi gật đầu, nắm tay Lý thề rằng, đó là trách nhiệm của mình và dù có khó đến đâu cũng phải tìm ra sự thật.

Phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Lý kêu oan, nhưng tòa bác đơn, y án. Lý thụ án ở Trại giam số 6 (Huyện Thanh Chương, Nghệ An). Hàng trăm lá đơn được Lý viết gửi cho trại, chuyển cho gia đình để đi kêu oan. “Cha tôi ôm đơn lặn lội đi kêu oan khắp nơi, nhưng vô vọng, không thấy cơ quan nào hồi đáp”, ông Lý nói.

Ra tù, Mùi mượn chiếc xe đạp, oằn lưng đạp gần hết buổi mới tìm được nhà ông Huỳnh. Như một thám tử, Mùi tự dựng lại hiện trường vụ án để tính toán quãng đường, thời gian gây án nhằm tìm hung thủ vụ án, nhưng đoạn đường đất nơi hiện trường vụ án đã bị sạt lở, thay đổi hiện trạng rất nhiều. Mùi thở dài quay về.

2 năm sau, Lý được chuyển đến Trại giam số 3 (huyện Tân Kỳ, Nghệ An). Từ trại đến nhà Mùi chỉ khoảng vài cây số. Trong lần ra làm đồng, Lý nhắn bọn trẻ chăn trâu nói với Mùi lên trại thăm Lý. Mùi nhận tin thì lập tức chạy đến. Mùi kể lại lần trước lên thăm nhà, xem hiện trường nhưng giờ đã thay đổi nhiều lắm. Lý nói, anh cứ lên tiếp đi, đừng nản, tôi chỉ cách cho.

Phá án

Khi đã thành án, ở trại giam, một lần ông Huỳnh đến thăm, Lý nói với ông: “Cha về tìm một con dao lá lúa, tương tự như con dao Công an đã thu đâm vào con lợn xem vết thương nó thế nào, có giống vết thương ở ngực thằng Vinh như công an mô tả không”. Ông Huỳnh về nhà tìm dao, mang lợn ra chém và vết thương bên lưỡi dao vết cắt rất sắc nhưng bên sống dao thì không. “Từ căn cứ này, tôi suy đoán, người đâm chết Vinh đã dùng con dao có 2 lưỡi vì hai bên vết thương đều có vết cắt sắc như nhau.

Thời điểm trước vụ án mạng, ở quanh xóm không có ai mâu thẫn với anh em Bùi Văn Lai và Bùi Văn Vinh - nạn nhân bị đâm, nên khả năng chắc chắn là trong khi Lai bỏ chạy, đã ném lựu đạn, sau đó do trời tối, tưởng em mình là người nhà chúng tôi chạy đuổi theo nên đã quay lại đâm nhầm. Khi gặp anh Mùi, tôi nói anh cứ điều tra theo hướng này là sẽ rõ”, ông Lý kể.

Ở tù, Cao Tiến Mùi từng là kẻ quậy phá, hay đánh tù nhân khác, bị gọi lên kiểm điểm liên tục nên có chút kinh nghiệm hỏi cung. “Nếu để bộ dạng một thằng tù về thì không thể khuất phục được một tay khá dày kinh nghiệm, và từng đi lính mấy năm như Bùi Văn Lai, nên tôi phải giả dạng”, ông Mùi kể. Mùi đi mượn được bộ quần áo còn khá mới, khoác chiếc áo măng tô bên ngoài, tay xách một chiếc ca táp rồi gù lưng đạp xe lên xã Nghĩa Xuân (huyện Quỳ Hợp) tìm nhà Bùi Văn Lai. Khi gần đến nhà, anh gửi xe đạp vào một nhà người quen, rồi ra đường đứng và vẫy được một xe ô tô con chạy qua để xin quá giang. “Tui phải làm thế để vào vai một điều tra viên cho Lai khỏi nghi ngờ, vì tôi chẳng có giấy tờ gì ngoài cái đơn kêu oan của Lý”, ông Mùi nhớ lại.

Mùi vào nhà Lai, chào hỏi, giới thiệu là điều tra viên của Viện Kiểm sát đến xác minh đơn kêu oan của phạm nhân Lý. “Ban đầu, tôi thấy sắc mặt của Lai bình thường, nhưng sau khi tôi đưa đơn kêu oan của Lý cho anh ta đọc, thì mặt của Lai biến sắc. Tôi nghĩ là mình đã thành công”, ông Mùi kể. Nhưng đọc xong đơn, với khuôn mặt lạnh tanh, “nghi phạm” Lai bác bỏ chuyện mình đâm nhầm em trai.

“Thấy sắc mặt của Lai khi đọc đơn kêu oan của Lý, tôi đoán anh ta có tật giật mình, là thủ phạm, nhưng làm cách nào để buộc anh ta phải nhận tội thì rất khó”, ông Mùi nói. Khoảng vài tuần sau, Mùi lại mượn quần áo, xe đạp, mang cặp đến nhà Lai để điều tra tiếp nhưng cũng không thu được kết quả gì.

Chừng 1 tháng sau, Mùi chọn ngày Chủ nhật rồi đạp xe lên nhà Lai với quyết tâm “lần này không phá được án không về”. Cũng như mọi lần, anh gửi xe đạp ở nhà người quen rồi đến nhà Lai để “hỏi cung”. Sau chừng nửa tiếng đấu lý, “điều tra viên” Mùi đã bất ngờ hạ được nghi phạm khá lỳ này. Lai bật khóc nhận tội. 

Hôm đó, Bùi Văn Lai đã viết toàn bộ lời khai vụ án, thừa nhận đã dùng lưỡi lê mang theo đâm em trai chết vào đêm 28 tháng Chạp, vì nhầm tưởng người nhà ông Huỳnh đuổi theo. Sau khi biết đâm nhầm, Lai cõng em chạy bộ khoảng 1km thì gặp một xe ô tô chạy ngược lên huyện liền vẫy xe để đưa em đi bệnh viện cấp cứu, nhưng Vinh đã tử vong. Sau đó, Lai viết đơn tố cáo người nhà ông Huỳnh giết em mình để trốn tội. Giấy thú tội này được Chủ tịch UBND xã Nghĩa Xuân lúc đó ký, đóng dấu xác nhận là có thật, làm cơ sở để giải oan cho tù nhân Nguyễn Sĩ Lý.

Bài 3: Số phận người tù “hai ngàn ngày oan trái”: Nỗi oan hóa giải, nỗi buồn chưa nguôi


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Bắc Kạn phối hợp với UBND các xã đẩy mạnh hoạt động TGPL trong đồng bào DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Sáng nay, ngày 22/11/2024, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Đồng Nai lần thứ IV-năm 2024 đã chính thức diễn ra long trọng tại Trung tâm Hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai. Đại hội vinh dự được đón ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tham dự và chỉ đạo Đại hội.
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Phóng sự - Vũ Mừng - 19:17, 22/11/2024
Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – Một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Thời sự - PV - 18:50, 22/11/2024
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), chiều 22/11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet.
Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Pháp luật - Minh Thu - 18:38, 22/11/2024
Thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Bắc Kạn phối hợp với UBND các xã đẩy mạnh hoạt động TGPL trong đồng bào DTTS.
Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum đạt thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024

Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum đạt thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024

Tin tức - Ngọc Chí - 17:59, 22/11/2024
Ghi nhận những nỗ lực của tuổi trẻ ngành điện trong thời gian qua, tại chương trình Tổng kết chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè gắn với lễ kỷ niệm 10 năm “Thanh niên tình nguyện” và kỷ niệm 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè, Tỉnh đoàn Kon Tum đã khen thưởng 01 tập thể và 01 cá nhân thuộc Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum về thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024.
Đồng bào các dân tộc tỉnh Đồng Nai đoàn kết, chung sức xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh

Đồng bào các dân tộc tỉnh Đồng Nai đoàn kết, chung sức xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh

Tin tức - Duy Chí - 17:25, 22/11/2024
Sau 2 ngày làm việc (21 và 22/11/2024), Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024 tỉnh Đồng Nai với chủ đề: “Các dân tộc đoàn kết đổi mới, sáng tạo, phát huy tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã thành công tốt đẹp.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Sắc màu 54 - Lê Hường - 16:53, 22/11/2024
Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.
Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Trang địa phương - Lê Hường - 16:52, 22/11/2024
Sáng 22/11, Ban Tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh; 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà tham dự.
Tuổi trẻ Kon Tum sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần và Nhân dân gọi

Tuổi trẻ Kon Tum sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần và Nhân dân gọi

Trang địa phương - Ngọc Chí - 16:49, 22/11/2024
Ngày 22/12, Tỉnh đoàn Kon Tum tổ chức Lễ kỷ niệm 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè giai đoạn 2000 - 2024. Với nhiều sự đổi mới, cách làm hiệu quả, thông qua Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè mỗi năm, tuổi trẻ Kon Tum đã phát huy giá trị của nhiều phong trào thanh niên tình nguyện, đóng góp lớn vào sự phát triển chung của toàn tỉnh.
Việc sử dụng công nghệ số để làm báo đã trở thành vấn đề sống còn của báo chí

Việc sử dụng công nghệ số để làm báo đã trở thành vấn đề sống còn của báo chí

Tin tức - Ngọc Vân - 16:46, 22/11/2024
Đây là nội dung được ông Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh tại Hội nghị "Báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu mới của Điều lệ Giải báo chí quốc gia và tuyên truyền nhiệm vụ phát triển bền vững" khu vực phía Bắc, diễn ra sáng 22/11 tại Hà Nội, do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức.
Đăk Tô (Kon Tum): Thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo

Đăk Tô (Kon Tum): Thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 16:39, 22/11/2024
Bằng quyết tâm và sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đăk Tô (Kon Tum) đã phát huy hiệu quả, giúp hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện vươn lên, nâng cao đời sống, thu nhập, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.