Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sẽ thành lập một Trung tâm tài chính quốc tế đặt tại hai địa điểm là TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng trong năm 2025

Hoàng Quý - 15:55, 11/06/2025

Sáng 11/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình

Trước đó, Quốc hội đã nghe Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình giới thiệu về vai trò và ý nghĩa của Trung tâm Tài chính quốc tế. Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, mục tiêu trong năm 2025 thành lập một Trung tâm tài chính quốc tế, đặt tại hai địa điểm, là TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Hai thành phố đang tích cực chuẩn bị cho việc này. Việc phát huy các lợi thế cạnh tranh để hình thành Trung tâm tài chính quốc tế sẽ giúp Việt Nam kết nối thị trường tài chính toàn cầu, thu hút các tổ chức tài chính nước ngoài; tận dụng cơ hội dịch chuyển dòng vốn đầu tư quốc tế.

Việc xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế với các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội để thu hút dòng vốn quốc tế phục vụ cho 3 đột phá chiến lược, các động lực tăng trưởng truyền thống và động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, kinh tế xanh, đổi mới sáng tạo...

Đồng thời, phát triển dịch vụ tài chính cao cấp, thử nghiệm và quản lý các thị trường mới do thực tiễn đặt ra như tài sản số, tín chỉ các-bon…; hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao; kết nối với kinh tế thế giới và nâng tầm vị thế của Việt Nam trên thị trường tài chính toàn cầu; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo tuyệt đối của Đảng; thể chế hóa đầy đủ, kịp thời chủ trương, quan điểm và chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về phát triển Trung tâm tài chính quốc tế…

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng

Trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, mục đích xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế là để thu hút dòng vốn quốc tế phục vụ cho 3 đột phá chiến lược, các động lực tăng trưởng truyền thống và động lực tăng trưởng mới; phát triển dịch vụ tài chính cao cấp, thử nghiệm và quản lý các thị trường mới do thực tiễn đặt ra. Cùng với đó, là hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao, kết nối với kinh tế thế giới và nâng tầm vị thế của Việt Nam trên thị trường tài chính toàn cầu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.

Theo đó, có 13 chính sách đặc thù áp dụng trong Trung tâm tài chính quốc tế. Gồm: chính sách ngoại hối, hoạt động ngân hàng; tài chính, phát triển thị trường vốn; thuế; xuất, nhập cảnh, cư trú, lao động đối với chuyên gia, nhà đầu tư và chính sách việc làm, an sinh xã hội; đất đai; xây dựng, môi trường; thử nghiệm có kiểm soát cho fintech và đổi mới sáng tạo; ưu đãi theo lĩnh vực và chính sách đối với nhà đầu tư chiến lược; phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; xuất khẩu, nhập khẩu và phân phối hàng hóa, dịch vụ; phí, lệ phí; giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư, kinh doanh.

Dự thảo Nghị quyết cũng quy định một số thủ tục hành chính cần thiết để thực thi các cơ chế, chính sách đặc thù trong việc vận hành, phát triển Trung tâm tài chính quốc tế. Nội dung các thủ tục hành chính được quy định theo hướng đơn giản, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào phát triển Trung tâm tài chính quốc tế. Trên cơ sở quy định của dự thảo Nghị quyết, trong quá trình soạn thảo các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, Chính phủ sẽ tiếp tục rà soát và cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính báo cáo Quốc hội.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi

Thẩm tra dự thảo Nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi cho rằng, việc xây dựng và phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam là cần thiết, có đủ căn cứ chính trị, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn, phù hợp với tiến trình phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Về quan điểm, nguyên tắc ban hành Nghị quyết, Ủy ban Kinh tế và Tài chính đề nghị dự thảo Nghị quyết cần bảo đảm tính hợp Hiến, thể chế hoá đúng đắn Nghị quyết, Kết luận của Bộ Chính trị; Chính sách cần đột phá, không rập khuôn; cần tận dụng lợi thế của quốc gia đi sau để chọn lựa những kinh nghiệm thành công, tránh được những thất bại, tạo thế cạnh tranh quốc tế; Cần có cơ chế quản lý nhà nước, cơ chế giám sát, kiểm tra hợp lý, một mặt thông thoáng nhưng phải bảo đảm quản lý được rủi ro, giữ vững an ninh tài chính, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Về thẩm quyền thành lập và việc thành lập một Trung tâm Tài chính Quốc tế đặt tại 2 thành phố, Ủy ban Kinh tế và Tài chính đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ mô hình, mối quan hệ, tính độc lập giữa 2 cơ sở đặt ở 2 nơi; cơ quan quản lý nhà nước đối với 2 cơ sở này; căn cứ vào đặc điểm riêng biệt của mỗi thành phố (TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng), đề nghị tại Nghị quyết có thể quy định chính sách chung, nhưng tại các văn bản dưới luật cần có quy định tương ứng để phát huy tiềm năng, thế mạnh riêng biệt của mỗi cơ sở; có quy định về cơ chế phối hợp để mang lại hiệu quả tổng thể và nâng cao hiệu quả quản lý, kiểm soát để bảo đảm cạnh tranh lành mạnh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Đại hội Chi bộ Tạp chí nghiên cứu Dân tộc và Tôn giáo

Đại hội Chi bộ Tạp chí nghiên cứu Dân tộc và Tôn giáo

Tin tức - Hồng Phúc - 2 phút trước
Sáng 13/6, Chi bộ Tạp chí nghiên cứu Dân tộc và Tôn giáo đã long trọng tổ chức Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030. Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Thông dự và chỉ đạo Đại hội.
Đồng bào vùng cao Quảng Nam làm du lịch cộng đồng

Đồng bào vùng cao Quảng Nam làm du lịch cộng đồng

Sắc màu 54 - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Những năm gần đây, huyện Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam) đã có bước chuyển mình tích cực trong phát triển du lịch cộng đồng, đặc biệt là ở các xã có đông đồng bào DTTS sinh sống. Thông qua việc ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch, tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng và xúc tiến du lịch địa phương, Bắc Trà My đã tạo điều kiện cho đồng bào Co, Ca Dong, Mường từng bước tiếp cận mô hình du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống và phát triển kinh tế bền vững.
Chi bộ Vụ Hợp tác Quốc tế: Quyết tâm xây dựng Chi bộ trong sạch vững mạnh trong nhiệm kỳ mới

Chi bộ Vụ Hợp tác Quốc tế: Quyết tâm xây dựng Chi bộ trong sạch vững mạnh trong nhiệm kỳ mới

Tin tức - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Chiều 13/6, Chi bộ Vụ Hợp tác Quốc tế (thuộc Đảng bộ Bộ Dân tộc và Tôn giáo) đã long trọng tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030. Ủy viên ban Thường vụ Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Thông tham dự và chỉ đạo Đại hội.
Già làng “giữ lửa” nghề xưa

Già làng “giữ lửa” nghề xưa

Gương sáng giữa cộng đồng - Thanh liêm - 3 giờ trước
Trong xu thế hội nhập và phát triển, trước sự thay đổi của xã hội hiện đại, một số nghề có giá trị văn hóa truyền thống dần bị mai một. Đứng trước nguy cơ đó, các già làng, Người có uy tín ở huyện biên giới Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đã ra sức bảo tồn và phát huy nghề truyền thống của dân tộc mình.
Ngân hàng Chính sách Xã hội: Xây dựng Đảng bộ vững mạnh toàn diện, đồng hành sự nghiệp phát triển đất nước

Ngân hàng Chính sách Xã hội: Xây dựng Đảng bộ vững mạnh toàn diện, đồng hành sự nghiệp phát triển đất nước

Xã hội - Việt Hải - Mai Hương - 3 giờ trước
Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng ủy Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) đã không ngừng nâng cao vai trò lãnh đạo toàn diện của tổ chức Đảng, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, đoàn kết, thống nhất và trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ chính trị. Với phương châm gắn kết chặt chẽ công tác xây dựng Đảng với thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, Đảng ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo hệ thống NHCSXH hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ NHCSXH lần thứ V đã đề ra, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và bảo đảm an sinh xã hội trên phạm vi cả nước.
Thanh Hóa: Nhiều hộ nghèo đã an cư

Thanh Hóa: Nhiều hộ nghèo đã an cư

Thực hiện Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở giai đoạn 2024 - 2025, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tập trung xây dựng nhà cho các hộ gia đình nghèo còn khó khăn. Đến nay, toàn tỉnh đã khởi công xây dựng gần 13.000 nhà, nhiều hộ nghèo sau khi được hỗ trợ nhà ở đã tập trung phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
“Giọt hồng Đất Mỏ” - Kết nối yêu thương từ những tấm lòng nhân ái

“Giọt hồng Đất Mỏ” - Kết nối yêu thương từ những tấm lòng nhân ái

Xã hội - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Ngày 13/6, tại Tp. Hạ Long, Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ khai mạc Chương trình Hành trình đỏ, với chủ đề: “Giọt hồng Đất Mỏ - Kết nối dòng máu Việt” và Lễ tôn vinh người hiến máu tình nguyện tiêu biểu tỉnh Quảng Ninh năm 2025.
Ninh Thuận: Nâng cao chất lượng cuộc sống phụ nữ và trẻ em đồng bào DTTS

Ninh Thuận: Nâng cao chất lượng cuộc sống phụ nữ và trẻ em đồng bào DTTS

Xã hội - Thái Sơn Ngọc - 3 giờ trước
Từ năm 2022, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Ninh Thuận triển khai Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719 nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, giải quyết vấn đề cấp thiết với phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào DTTS. Các cấp Hội xây dựng kế hoạch phù hợp thực tiễn, đa dạng hình thức, phong phú nội dung, thu hút hội viên tham gia, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Gia Lai: Hàng trăm gói kẹo, đồ chơi nhựa bị vứt bỏ ở các bãi rác

Gia Lai: Hàng trăm gói kẹo, đồ chơi nhựa bị vứt bỏ ở các bãi rác

Tin tức - Ngọc Thu - 3 giờ trước
Ngày 13/6, lực lượng chức năng xã Ia Kênh (Tp. Pleiku, Gia Lai) đã phát hiện dọc đường Trường Sa có nhiều bao tải lớn, bên trong chứa nhiều đồ chơi nhựa dành cho trẻ em (thường bán ở trước cổng trường) và kẹo hương bạc hà, quế, kẹo sữa bò...
Ninh Thuận: Nâng cao chất lượng sống cho đồng bào DTTS nhờ Chương trình MTQG 1719

Ninh Thuận: Nâng cao chất lượng sống cho đồng bào DTTS nhờ Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 3 giờ trước
Sau 4 năm triển khai Dự án 1, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719); tỉnh Ninh Thuận đã tập trung triển khai sắp xếp ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; đồng thời giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho người dân. Nhờ đó, đại bộ phận đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh có điều kiện để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu.
Ninh Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Ninh Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Tin tức - Quỳnh Trâm - 3 giờ trước
Ngày 13/6, tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ công bố tỉnh Ninh Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.