Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Rễ tiêu bệnh bán được giá cao: Nhiều câu hỏi cần được làm rõ

PV - 16:42, 01/06/2018

Thời gian gần đây, tại nhiều địa phương tỉnh Gia Lai lại xuất hiện tình trạng thương lái đến thu mua rễ hồ tiêu. Điều lạ là, thương lái chọn rễ tiêu ở những vùng hồ tiêu bị dịch bệnh để mua.

Hàng trăm vườn tiêu chết khiến thủ phủ hồ tiêu huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai trở nên hoang tàn chưa từng thấy. Dây tiêu chết trên trụ, dưới gốc thì bị đào bới nham nhở, bởi rễ tiêu bỗng nhiên bốc giá lên mây. Với 10-15.000 đồng/kg rễ tiêu, rất nhiều người dân vô tư vào vườn tiêu đang chết để đào gốc lấy rễ mang đi bán mà không cần biết họ mua với mục đích gì.

 

Tại xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh hồ tiêu chết tràn lan khiến nhiều người dân điêu đứng, phá sản lâm vào nợ nần nên khi rễ hồ tiêu bán được tiền khiến nhiều người mừng thầm. Vì thế mà những ngày qua, người dân đua nhau đi đào rễ tiêu bán trở nên xôn xao xóm nhỏ Thiên An.

Ông Nguyễn Văn Quảng, thôn Thiên An cho biết: Từ khi thương lái mua rễ tiêu, ngày nào tôi cũng đi đào rễ bán gom góp cũng được mấy triệu đồng. Giá tiêu thấp kịch sàn, bệnh tật chết tràn lan thấy rễ tiêu bán có giá ai cũng ham, tôi đi các vườn có tiêu chết xin đào rễ họ cũng đồng ý. Đằng nào thì tiêu cũng chết rồi, rễ cây tiêu chết không đào bán thì cũng bỏ đi thôi.

Xót xa nhìn vườn tiêu mấy nghìn trụ đổ bệnh chết dần, anh Lê Văn Phương, thôn Thiên An, xã Ia Blứ cũng ngậm ngùi đào rễ khoảng 1000 trụ bán mong vớt vát chút đỉnh. Anh Phương nói: “Chúng tôi chẳng ai biết họ thu mua rễ tiêu để làm gì, chỉ lo họ mua rễ tiêu bệnh về xay thành bột trộn vào phân bón rồi bán lại cho dân mình thì khốn khổ. Vì dịch bệnh trên cây hồ tiêu lây lan rất nhanh mà hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào điều trị dứt điểm, tiêu đã chết là chết hàng loạt”.

Ông Lê Thanh Việt, Chủ tịch UBND xã Ia Le cho biết: Việc thu mua rễ tiêu rầm rộ những ngày qua đã khiến người trồng tiêu hoang mang, ảnh hưởng lớn đến việc phát triển hồ tiêu trên địa bàn. Xã đã tìm hiểu và mời một số hộ thu mua rễ tiêu đến làm việc, nhưng các hộ này bảo mua về đun lửa chứ không thừa nhận mua rễ tiêu về bán lại. Hiện, vụ việc đã được cơ quan công an huyện vào cuộc điều tra, làm rõ.

Việc thu mua hồ tiêu ngay tại vùng dịch khiến không ít người nghi ngại đây là hành vi phá hoại, nhằm phát tán dịch bệnh trên cây hồ tiêu. Bởi vì khi rễ tiêu bị bệnh được chuyển đi qua vùng khác sẽ phát tán vi khuẩn gây bệnh. Khi phát hiện hai cơ sở thu mua rễ tiêu trên địa bàn, UBND xã Ia Le đã mời cơ sở đến trụ sở làm việc, yêu cầu dừng việc thu mua. Chủ thu mua của hai cơ sở này thừa nhận với cán bộ xã, đã bán 2 đợt rễ tiêu cho thương lái ở huyện Chư Sê. Còn việc thương lái thu mua làm gì và chuyển đi đâu thì không rõ.

Mặc dù, trước đó, vào tháng 2/2018 ngành chức năng phát hiện khoảng 500kg rễ hồ tiêu đang tập kết tại thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pứh chuẩn bị đưa đi khỏi địa phương do người Trung Quốc đến thu mua. Năm 2016, UBND tỉnh Gia Lai đã có công văn gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an tỉnh Gia Lai và UBND các huyện yêu cầu “Kiểm tra, đề xuất xử lý việc thương lái Trung Quốc thu mua rễ hồ tiêu tại Gia Lai”, để đề xuất cho UBND tỉnh chỉ đạo xử lý theo đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, đến nay, việc thu mua rễ tiêu để làm gì thì vẫn chưa xác định được.

Ông Nguyễn Long Khánh, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chư Pứh cho biết: Việc thu mua rễ hồ tiêu rất khó quản lý vì hiện nay pháp luật không cấm nên không thể xử lý người bán lẫn người mua. Trên thực tế, tâm lý của người dân chỉ nghĩ đơn giản tiêu đã chết cũng không làm được gì, đào rễ bán được đồng bào hay đồng đó. Vì vậy, những năm gần đây phòng đã có nhiều khuyến cáo đến người dân. Ngành Nông nghiệp cũng tham mưu đề nghị các ngành Công an, quản lý thị trường phối hợp kiểm tra nếu có phát hiện tình trạng dùng rễ tiêu làm thực phẩm thì xử lý.

Ông Trương Phước Anh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Gia Lai cho biết: Sở đã có văn bản “cảnh báo tình hình thu gom rễ hồ tiêu không rõ mục đích trên địa bàn tỉnh Gia Lai” gửi đến các huyện, thành phố và Chi cục Trồng trọt-Bảo vệ thực vật đề nghị triển khai thông báo cho người dân được biết. Nội dung ghi rõ: “Thương lái mua gốc, thân cây hồ tiêu chết khô có thể sẽ đem băm xay thành bột để trộn vào tiêu xay làm gia vị rất nguy hiểm cho sức khỏe con người trong khi tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất trước đó còn quá lớn”.

Sở yêu cầu, các địa phương thường xuyên kiểm tra, giám sát, nắm bắt các đối tượng có hành vi thu mua gốc rễ cây hồ tiêu tại địa phương. Xác minh, làm rõ mục đích thu mua gốc rễ tiêu của các đối tượng để cảnh báo cho nhân dân được biết và xử lý theo quy định của pháp luật, đặc biệt người thu mua là người nước ngoài. Hướng dẫn cho người dân tự xử lý thân, gốc rễ tiêu đã chết, gom đốt hạn chế lây lan dịch bệnh, xới xáo đất để có kế hoạch sử dụng đất hợp lý.

LÊ KIÊN - LÊ HƯỜNG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Nhiều hoạt động Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam ở khu vực biên giới biển Vĩnh Châu

Sóc Trăng: Nhiều hoạt động Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam ở khu vực biên giới biển Vĩnh Châu

Nhân dịp Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024), sáng 22/12, Đồn Biên phòng Lai Hòa phối hợp với Hội Phụ nữ Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng, Hội Chữ thập đỏ thị xã Vĩnh Châu và chính quyền địa phương tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa chăm lo cho gia đình chính sách, hộ gia đình khó khăn trên địa bàn khu vực biên giới biển thuộc địa bàn xã Lai Hòa và Vĩnh Tân, thị xã Vĩnh Châu.
Tin nổi bật trang chủ
Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Pháp luật - Tào Đạt - Như Tâm - 2 giờ trước
Những năm qua, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn khu vực biên giới biển của tỉnh Sóc Trăng luôn phát huy vai trò của mình trong các hoạt động tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới. Đồng thời, họ còn chính là những “cột mốc sống” mẫu mực chung tay xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Động lực đưa đồng bào DTTS ở Lũng Táo vươn lên thoát nghèo

Động lực đưa đồng bào DTTS ở Lũng Táo vươn lên thoát nghèo

Phóng sự - Vũ Mừng - 2 giờ trước
Đêm muộn, lửa hãy còn thức trong bếp. Lúc này anh Lúa mới chịu nghỉ tay. Bó cỏ voi được chị Kía cắt trên nương về hồi chiều đã được anh xén thành từng khúc. Anh bảo: Một nửa dành cho bò ăn trực tiếp, phần còn lại chắc phải ủ chua cho ăn dần thôi, không nhỡ sương muối đã phủ trắng trên ngọn cây rồi, ít ngày nữa trời sẽ rét hơn đấy... Nhà nước đã hỗ trợ mình tiền để mua con giống rồi thì mình phải chăm nó cho tốt chứ!
Sóc Trăng: Nhiều hoạt động Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam ở khu vực biên giới biển Vĩnh Châu

Sóc Trăng: Nhiều hoạt động Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam ở khu vực biên giới biển Vĩnh Châu

Tin tức - V. Long - Minh Triết - 6 giờ trước
Nhân dịp Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024), sáng 22/12, Đồn Biên phòng Lai Hòa phối hợp với Hội Phụ nữ Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng, Hội Chữ thập đỏ thị xã Vĩnh Châu và chính quyền địa phương tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa chăm lo cho gia đình chính sách, hộ gia đình khó khăn trên địa bàn khu vực biên giới biển thuộc địa bàn xã Lai Hòa và Vĩnh Tân, thị xã Vĩnh Châu.
Bữa cơm ấm tình đạo lý tri ân ở vùng biên giới biển Vĩnh Châu

Bữa cơm ấm tình đạo lý tri ân ở vùng biên giới biển Vĩnh Châu

Tin tức - Song Vy - 6 giờ trước
Chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024), sáng ngày 22/12, Đồn Biên phòng Lai Hòa phối hợp với Hội Phụ nữ Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng và chính quyền địa phương tổ chức bữa cơm tri ân Liệt sĩ tại gia đình Mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị Hai, xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng).
Dự kiến năm 2025 chanh dây của Việt Nam sẽ được xuất khẩu sang thị trường Mỹ

Dự kiến năm 2025 chanh dây của Việt Nam sẽ được xuất khẩu sang thị trường Mỹ

Kinh tế - Hoàng Minh - 7 giờ trước
Theo thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật, Việt Nam và Mỹ đang đàm phán về biện pháp kiểm dịch thực vật với trái chanh dây tươi. Dự kiến sau khi quá trình này hoàn thành, Việt Nam sẽ có thêm sản phẩm chanh dây xuất khẩu sang thị trường Mỹ vào năm 2025.
Đưa dân vũ vào đời sống đương đại

Đưa dân vũ vào đời sống đương đại

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 21/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Đưa dân vũ vào đời sống đương đại. Tiềm năng du lịch xanh ở Bình Thuận. Viên ngọc thô đang dần tỏa sáng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
AFF Cup 2024: Xuân Son có màn ra mắt 10 điểm trong chiến thắng của Đội tuyển Việt Nam trước Myanmar

AFF Cup 2024: Xuân Son có màn ra mắt 10 điểm trong chiến thắng của Đội tuyển Việt Nam trước Myanmar

Thể thao - Giải trí - Hoàng Quý - 7 giờ trước
Lượt trận cuối bảng B AFF Cup 2024, Đội tuyển Việt Nam tiếp đón Myanmar trên sân vận động Việt Trì (Phú Thọ). Trong trận đấu này, Đội tuyển Việt Nam đã dễ dàng đánh bại đối thủ với tỉ số 5-0 cùng màn ra mắt ấn tượng của cầu thủ nhập tịch Nguyễn Xuân Son.
Vĩnh Long: Phát triển nhiều mô hình du lịch, gắn với bảo tồn văn hóa Khmer

Vĩnh Long: Phát triển nhiều mô hình du lịch, gắn với bảo tồn văn hóa Khmer

Sắc màu 54 - Minh Triết - 10 giờ trước
Vĩnh Long, một tỉnh nằm giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp sông nước hữu tình mà còn là nơi hội tụ những giá trị văn hóa, lịch sử phong phú. Với tầm nhìn phát triển bền vững, tỉnh đã và đang xây dựng nhiều mô hình du lịch gắn liền với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là bản sắc truyền thống văn hóa Khmer, tạo sức hút mạnh mẽ đối với du khách trong và ngoài nước.
Sắp xếp, tinh gọn phải nhanh, làm khẩn trương nhưng phải rất khoa học, phòng ngừa các hệ lụy, rủi ro

Sắp xếp, tinh gọn phải nhanh, làm khẩn trương nhưng phải rất khoa học, phòng ngừa các hệ lụy, rủi ro

Thời sự - PV - 15:41, 21/12/2024
Trong sắp xếp, tinh gọn, chúng ta làm nhanh, làm khẩn trương nhưng phải rất khoa học; làm nhanh để tiến lên phía trước nhưng cũng phải phòng ngừa các hệ lụy, rủi ro như tránh rủi ro do nhập cơ học, nhập nhưng có những thứ không hợp lý; phải vừa làm, vừa thăm dò, hạn chế thấp nhất rủi ro.
Đổi thay ở Ya Xiêr

Đổi thay ở Ya Xiêr

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 11:33, 21/12/2024
Xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy (Kon Tum) có 6 thôn, làng; dân số hơn 6.470 người, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 87% dân số. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự nỗ lực của đồng bào DTTS và nguồn lực đầu tư từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, diện mạo xã đang khởi sắc từng ngày, nhiều hộ đồng bào DTTS nghèo đã vươn lên thoát nghèo bền vững và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Khuyến nông cộng đồng đồng hành cùng nông dân làm giàu

Khuyến nông cộng đồng đồng hành cùng nông dân làm giàu

Kinh tế - Hà Anh - 11:31, 21/12/2024
Mới đây, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) tỉnh Điện Biên tổ chức Tọa đàm truyền thông mô hình khuyến nông cộng đồng, đánh giá kết quả 2 năm thực hiện Đề án thí điểm “Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng”.