Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quay cuồng với các loại quỹ

PV - 10:37, 17/12/2018

Trong buổi giám sát của Quốc hội “Về thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2018” vào tháng 12 mới đây, nhiều người không khỏi giật mình bởi số lượng các loại quỹ ngoài ngân sách.

Nhiều nơi, nếu người dân không đóng quỹ dân số thì không được làm giấy khai sinh. Nhiều nơi, nếu người dân không đóng quỹ dân số thì không được làm giấy khai sinh.

Hiện nay, ngoài 26 quỹ tài chính ngoài ngân sách hình thành từ chính sách, pháp luật và do Trung ương quản lý, ở địa phương cũng có rất nhiều loại quỹ. Trong đó, có quỹ rất lớn, cũng có quỹ nhỏ. Có thể kể sơ sơ một vài loại quỹ như: quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ bảo trợ trẻ em, quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ từ thiện, quỹ khuyến học, quỹ chăm sóc người cao tuổi, quỹ vì người nghèo, quỹ phòng, chống ma túy…

Không thể phủ nhận việc hình thành quỹ là sự cần thiết để duy trì hoạt động xã hội. Thế nhưng việc đóng quá nhiều loại quỹ khiến cho người dân khó mà chịu đựng được. Hơn nữa, một vấn đề đáng bàn là các quỹ chưa thực sự công khai minh bạch.

Có một sự thật là hiện nay, chúng ta rất khó để thống kê chính xác người dân đang phải đóng bao nhiêu loại quỹ? Và điều gì sẽ xảy ra nếu cứ mỗi luật chuyên ngành lại “đẻ” ra một loại quỹ, nếu các địa phương thu quỹ vô tội vạ trong khi bản thân người đóng thì không biết nó được dùng làm gì? Hiệu quả ra sao?

Hơn nữa, những loại quỹ dù là mang tính “tự nguyện”, “không bắt buộc” nhưng thực tế là không tự nguyện không xong.

Riêng các địa phương, mỗi nơi lại có số lượng quỹ khác nhau, như Quảng Ninh có tới 21 quỹ, An Giang 20 quỹ, Điện Biên 9 quỹ, Ninh Bình 8 quỹ… Theo quy định tại Nghị định 94/2014/ ngoài quỹ Phòng, chống thiên tai là loại quỹ bắt buộc, các loại quỹ khác thì tùy từng địa phương quy định, nhưng phải trên tinh thần tự nguyện, không bắt buộc.

“Phép vua” thì như vậy, nhưng “lệ làng” lại là chuyện khác. Hằng năm, người dân phải đóng rất nhiều loại từ quỹ “tự nguyện” như: Ngoài quỹ còn có vô số khoản “quy thóc” đóng cho các thiết chế văn hóa, hạ tầng dân cư. Và vấn đề chính là ở chỗ dù là đóng góp tự nguyện, chỉ mang tính vận động không bắt buộc nhưng hầu như người nào, nhà nào cũng phải đóng.

Nói như vậy để thấy rằng, lựa chọn chuyên đề “quản lý sử dụng quỹ ngoài ngân sách” để giám sát của Quốc hội là một quyết định sáng suốt. Nhưng nếu đã giám sát, mong Quốc hội quan tâm cả đến những loại quỹ “tự nguyện, không bắt buộc”. Bởi từ lâu nó thực sự đã tạo ra gánh nặng cho người dân, gây ra những phản ứng âm ỉ trong xã hội.

THIÊN ĐỨC

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Cảnh báo tình trạng học sinh tự chế pháo dịp cận Tết Nguyên đán

Đắk Lắk: Cảnh báo tình trạng học sinh tự chế pháo dịp cận Tết Nguyên đán

Mặc dù, những năm qua, các cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk đã tích cực đẩy mạnh tuyên truyền về nguy hại của việc tự chế pháo, cũng như các quy định của pháp luật liên quan đến pháo nổ. Tuy nhiên, dịp cận Tết Nguyên đán tình trạng học sinh tự chế pháo lại gia tăng. Chưa đầy 1 tuần, lực lượng chức năng đã phát hiện 3 vụ việc với hàng chục học sinh có hành vi tự chế pháo và đã có một số học sinh bị thương phải đi cấp cứu.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nghệ An

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nghệ An

Trong không khí chuẩn bị đón chào năm mới 2025 và hướng tới Kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), sáng 29/12, tại huyện Nam Đàn (Nghệ An), Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền Chung Sơn - Đền thờ gia tiên Bác Hồ và tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên.
Ấm áp nghĩa tình trong Ngôi nhà thiện nguyện vùng biên giới

Ấm áp nghĩa tình trong Ngôi nhà thiện nguyện vùng biên giới

Nhịp cầu nhân ái - Hải Thượng - 2 giờ trước
Tại xã biên giới Nhôn Mai, huyện Tương Dương, Nghệ An vừa khai trương ngôi nhà thiện nguyện Sao xanh. Trong ngôi nhà này có rất nhiều vật dụng dành cho đồng bào như quần áo, thuốc chữa bệnh, nước sạch. Địa chỉ nhân văn này được dựng lên bởi cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Nhôn Mai (Bộ đội Biên phòng Nghệ An). Từ ngôi nhà này, những vật dụng nhỏ nhất, ấm áp nghĩa tình đã được san sẻ với đồng bào vùng biên.
Các chính sách dân tộc đã thay đổi diện mạo Hàm Yên

Các chính sách dân tộc đã thay đổi diện mạo Hàm Yên

Công tác Dân tộc - Hà phúc - 2 giờ trước
Nhờ thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc, trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (DTTS&MN) của huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) ngày càng khởi sắc. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế, an sinh xã hội ở vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa đã được cải thiện đáng kể.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh: Năm 2025, cơ quan làm công tác dân tộc triển khai thực hiện nhiệm vụ theo phương châm

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh: Năm 2025, cơ quan làm công tác dân tộc triển khai thực hiện nhiệm vụ theo phương châm "3D,2K,2H"

Công tác Dân tộc - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Đánh giá cao và nhiệt liệt biểu dương sự nỗ lực cố gắng và những kết quả đạt được trên các lĩnh vực của UBDT trong năm 2024, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chỉ đạo, năm 2025, từ công tác Đảng đến công tác chỉ đạo điều hành, công tác đoàn thể cần tập trung triển khai theo phương châm “3D, 2K, 2H” (Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới; Kỷ cương - Kiên cường; Hiệu lực - Hiệu quả), triển khai với tinh thần “Chắc - Sắc -Đắc” .
Chúc mừng năm mới!

Chúc mừng năm mới!

Kinh tế - BDT - 2 giờ trước
Công ty TNHH Một thành viên Thanh Loan, địa chỉ: Thôn Thủy Cơ, xã Tiên Lãng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh Chúc mừng năm mới 2025!
Sơn Dương (Tuyên Quang): Chủ động, tích cực chuyển đổi số

Sơn Dương (Tuyên Quang): Chủ động, tích cực chuyển đổi số

Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 2 giờ trước
Những năm qua, huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) đã tích cực thực hiện chuyển đổi số (CĐS), tăng cường ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ, để xây dựng và lan tỏa văn hóa số, nâng cao mức hưởng thụ, sáng tạo văn hóa của nhân dân.
Giảm nghèo thông tin - Giải pháp cho giảm nghèo bền vững ở Bình Gia

Giảm nghèo thông tin - Giải pháp cho giảm nghèo bền vững ở Bình Gia

Media - Thúy Hồng - Tuấn Ninh - 2 giờ trước
Thiếu hụt thông tin là một trong những chiều thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản trong tiêu chí đo lường nghèo đa chiều tại Việt Nam. Nghèo thông tin không những gây ảnh hưởng lớn đến khả năng tiếp cận đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước mà còn gây thiếu hụt thông tin về đời sống. Triển khai thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã chú trọng giảm nghèo về thông tin để xóa đói giảm nghèo bền vững.
Quảng Ninh: Lý giải của doanh nghiệp về việc khai thác rừng phòng hộ hồ Khe Giữa

Quảng Ninh: Lý giải của doanh nghiệp về việc khai thác rừng phòng hộ hồ Khe Giữa

Kinh tế - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Cơn bão số 3 có sức tàn phá lớn, với cường độ rất mạnh đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh đã khiến hàng trăm ha rừng bị hư hỏng. Nhiều nơi cố gắng tận thu rừng để hạn chế thiệt hại do bão gây ra. Trước phản ánh của người dân về việc doanh nghiệp đang khai thác rừng phòng hộ hồ Khe Giữa, xã Dương Huy (TP Cẩm Phả), Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hoành Bồ khẳng định, đơn vị đang triển khai phương án khai thác rừng theo các quyết định đã phê duyệt
Nghề “hót” khi giá cà phê cao kỷ lục

Nghề “hót” khi giá cà phê cao kỷ lục

Xã hội - Lê Hường - 2 giờ trước
Mùa cà phê đến giữa lúc giá cà phê tăng cao kỷ lục, nông dân Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng tập trung thu hoạch trong niềm vui mừng khôn siết. Nhu cầu nhân công hái cà phê cũng vì thế tăng cao. Thời điểm này, nghề hái cà phê thuê trở thành nghề “hót” hái ra tiền, nhiều người hái cà phê thuê thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Ban hành Bộ chỉ tiêu về giám sát, đánh giá về nông nghiệp, nông dân và nông thôn

Ban hành Bộ chỉ tiêu về giám sát, đánh giá về nông nghiệp, nông dân và nông thôn

Kinh tế - Hoàng Minh - 2 giờ trước
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 24/2024/QĐ-TTg ban hành Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 20/2/2025.
Đắk Lắk: Hoàn thành đào tạo tiếng Ê Đê cho hơn 200 cán bộ xã

Đắk Lắk: Hoàn thành đào tạo tiếng Ê Đê cho hơn 200 cán bộ xã

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 2 giờ trước
Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh tổ chức Lễ bế giảng lớp đào tạo tiếng tiếng Ê Đê cho cán bộ công chức, viên chức cấp xã vùng DTTS, trên địa bàn 4 huyện, gồm: Krông Pắc, Krông Bông, Cư M’gar và thị xã Buôn Hồ.