Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quảng Ninh: Thắp niềm tin từ những lớp học xóa mù chữ

Mỹ Dung - 12:16, 23/09/2024

Từ chỗ không biết viết ngay cả tên mình, đến nay không ít người dân vùng DTTS đã đọc được sách báo, ghi họ tên mình khi thực hiện các thủ tục hành chính... Điều này đã minh chứng rõ nhất về hiệu quả của các lớp học xóa mù chữ cho người trên 16 tuổi tại các thôn, bản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Để thuận lợi cho người dân theo học, vào các buổi tối, các thầy cô ở vùng cao Bình Liêu vẫn nhiệt tình dạy chữ
Để thuận lợi cho người dân theo học, vào các buổi tối, các thầy cô ở vùng cao Bình Liêu vẫn nhiệt tình dạy chữ

Huyện Bình Liêu là địa phương có tỷ lệ mù chữ cao nhất tỉnh Quảng Ninh. Thực hiện Chỉ thị 10-CT/TW ngày 5/12/2011 của Bộ Chính trị về “Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục TH&THCS, tăng cường phân luồng học sinh sau THCS và xóa mù chữ cho người lớn”, thời gian qua, công tác xóa mù chữ cho người dân được huyện đặc biệt quan tâm.

Đều đặn từ thứ hai đến thứ bảy hằng tuần, sau những giờ lên nương rẫy, tối đến, bà con ở các thôn, bản vùng cao Bình Liêu lại rủ nhau đến nhà văn hóa để học con chữ. “Ánh sáng” từ chủ trương của Đảng, từ những lớp học đặc biệt mà thầy cô đã miệt mài gieo chữ trên rẻo cao nơi đây, đã và đang giúp bà con đọc thông, viết thạo, thắp lên cơ hội thay đổi cuộc sống mới.

Khi được hỏi về việc tham gia lớp học xóa mù chữ, chị Sùng Thị Sâu (48 tuổi), dân tộc Mông, thôn Mả Cáu, xã Lục Hồn hào hứng chia sẻ: “May quá tham gia lớp xóa mù chữ! Biết chữ thì viết và ký được tên mình này, mà kể cả học nghề cũng đâu chỉ nhìn và nghe, mà phải đọc thông viết thạo mới học nhanh được ấy chứ. Tôi cũng đang tham gia học lớp đào tạo du lịch để sau tìm việc làm thuê tại các homestay ấy chứ”.

Cùng suy nghĩ như thế, chị Lý Thị Niềng, dân tộc Sán Dìu, xã Điền Xá (Tiên Yên) thật thà kể, trước kia việc tính toán đối với chị chỉ là tính nhẩm những phép tính đơn giản để phục vụ trong cuộc sống hằng ngày như mua mớ rau, cái áo, cái quần, bán nông sản vừa thu hoạch... Nhưng sau khi hoàn thành lớp học xóa mù chữ, cuộc sống của chị như được "sang trang mới". Nhờ biết chữ, chị đã chủ động tìm hiểu thông tin, tham gia lớp tập huấn ghi chép đầy đủ cách gieo trồng, chăn nuôi hiệu quả, rồi chị mạnh dạn mua giống cây trồng và áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nên chất lượng, năng suất cây trồng, vật nuôi đều tăng, nhờ đó, gia đình chị có thu nhập cao hơn hẳn.

Các học viên tham gia lớp học xóa mù chữ tổ chức tại xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ
Các học viên tham gia lớp học xóa mù chữ tổ chức tại xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ

Tại huyện Ba Chẽ, cuộc sống khó khăn, quanh năm lam lũ với nương rẫy nên 46 tuổi, chị Phùn Thị Cứu, thôn Nam Hả Trong, xã Nam Sơn vẫn không biết đọc, biết viết. Thế rồi, chị tham gia lớp xóa mù chữ do huyện tổ chức.

“Tôi tham gia lớp xóa mù chữ được hơn 3 tháng mà học gần hết một quyển sách rồi. Giờ đọc trôi chảy, viết được rồi! Nhiều khi có việc gấp đâu nhờ kịp con cái, kể như đọc tin nhắn hoặc chuyển khoản...; Giờ biết nhiều chữ rồi, tôi thấy thuận lợi hơn rất nhiều, không bị phụ thuộc vào người khác”.

Theo bà Hoàng Thị Oanh, Trưởng phòng Giáo dục huyện Ba Chẽ cho biết, năm 2024, học viên tham gia các lớp xóa mù học viên tích cực hơn rất nhiều. Đặc biệt, với những xã còn ít người mù chữ, thì giáo viên còn thực hiện việc giao bài, hướng dẫn trực tiếp kết hợp với đoàn thanh niên, con cháu trong gia đình hỗ trợ thêm ngay tại nhà.

“Theo mục tiêu chung của tỉnh Quảng Ninh, huyện cố gắng giảm thiểu tối đa nhất số lượng người mù chữ trên địa bàn. Do vậy, thời gian qua, cùng với việc tích cực vận động người trong độ tuổi từ 15-60 tham gia học các lớp học xóa mù chữ; giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, Phòng chỉ đạo các trường cử các giáo viên có năng lực, nhiệt huyết dạy lớp xóa mù chữ vào các buổi tối trong tuần”, bà Oanh nhấn mạnh.

Nhiều học viên tại các lớp xóa mù chữ đã đọc thông viết thạo
Nhiều học viên tại các lớp xóa mù chữ đã đọc thông viết thạo

Cho đến nay, Quảng Ninh đạt phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, đạt phổ cập giáo dục THCS mức độ 2, 100% đơn vị cấp huyện và 99,43% đơn vị cấp xã đạt chuẩn xoá mù chữ mức độ 2, số người từ 15 đến 60 tuổi biết chữ mức độ 1 là 99,68%, biết chữ mức độ 2 là 99,25%.

Có thể thấy, việc mở lớp xóa mù có ý nghĩa quan trọng, mở ra cơ hội cho đồng bào DTTS nơi đây, góp phần nâng cao trình độ dân trí, xóa nghèo bền vững; đồng thời tạo thuận lợi trong việc triển khai những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với bà con; người dân cũng áp dụng tốt hơn các kiến thức khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, sản xuất, mang lại thu nhập cao.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng

Ngày 11/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với các Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng, Đại hội XIV của Đảng, cho ý kiến vào các dự thảo Báo cáo chính trị, dự thảo Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng để tiếp tục hoàn thiện trước khi trình Bộ Chính trị xem xét.
Xóm Đồng Cây Dâu: Hộ tịch, hộ khẩu một nơi - người và tài sản ở một nẻo

Xóm Đồng Cây Dâu: Hộ tịch, hộ khẩu một nơi - người và tài sản ở một nẻo

Phóng sự - T.Nhân - H.Trường - CTV - 18:04, 11/11/2024
Đồng Cây Dâu là một xóm nhỏ thuộc thôn Nước Giáp, xã Ba Khâm, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi). Nơi đây có khoảng 100 người dân là đồng bào dân tộc Hrê sinh sống đã mấy chục năm nay, nhưng không đường, không điện và không nước sạch sinh hoạt. Cuộc sống khó khăn cứ thế nối dài ngày này qua tháng nọ. Mong mỏi có đường, có điện, thống nhất trong quản lý hộ tịch, hộ khẩu và đất đai... để ổn định cuộc sống, là nguyện vọng thiết thực của người dân từ nhiều năm nay mà vẫn chưa thành hiện thực.
Có thêm 5 sản phẩm thuộc nhóm dược liệu và và đồ uống vùng dân tộc thiểu số đạt OCOP 5 sao

Có thêm 5 sản phẩm thuộc nhóm dược liệu và và đồ uống vùng dân tộc thiểu số đạt OCOP 5 sao

Sản phẩm - Thị trường - Minh Nhật - 17:54, 11/11/2024
Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương cho biết, sau khi họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp Trung ương đợt 2 năm 2024, Hội đồng công nhận thêm 5 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP cấp quốc gia thuộc nhóm dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu.
Một đêm ở chợ “âm phủ” Tha La

Một đêm ở chợ “âm phủ” Tha La

Phóng sự - Tào Đạt - 17:36, 11/11/2024
Chợ cá Tha La (ấp Cây Châm, xã Vĩnh Tế, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang) còn được gọi là chợ "âm phủ" vì hoạt động về đêm, người mua kẻ bán tấp nập nhưng chẳng nhìn rõ mặt nhau. Chúng tôi tình cờ được biết đến phiên chợ đặc biệt này trên hành trình khám phá sông nước miền Tây.
Bảo tồn giá trị di sản kinh viết trên lá buông của dân tộc Khmer

Bảo tồn giá trị di sản kinh viết trên lá buông của dân tộc Khmer

Gương sáng giữa cộng đồng - Tào Đạt - 17:04, 11/11/2024
Kinh viết trên lá buông có từ rất lâu đời và nổi tiếng không chỉ ở vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang mà cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Di sản này được người Khmer ở An Giang gìn giữ và phát huy. Hiện nay, người duy nhất ở tỉnh An Giang nắm giữ trọn vẹn kỹ thuật viết chữ trên lá buông là Hòa thượng Chau Ty (82 tuổi, trụ trì chùa Soài So, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn). Hòa thượng, Người có uy tín Chau Ty là truyền nhân đời thứ 9 của sãi cả chùa Xvay Ton.
Quảng Nam: Dấu ấn sau hơn 3 năm triển khai Chương trình MTQG 1719

Quảng Nam: Dấu ấn sau hơn 3 năm triển khai Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 17:02, 11/11/2024
Sau hơn 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, diện mạo vùng DTTS và miền núi ở tỉnh Quảng Nam đã từng bước đổi thay, nhiều địa phương trên đà khởi sắc từng ngày.
Mê đắm rẻo cao Kỳ Sơn

Mê đắm rẻo cao Kỳ Sơn

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam". Mê đắm rẻo cao Kỳ Sơn. Gương sáng A Mlưn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vĩnh Phúc đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến vùng đồng bào DTTS trong các tháng cuối năm 2024

Vĩnh Phúc đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến vùng đồng bào DTTS trong các tháng cuối năm 2024

Công tác Dân tộc - Vân Khánh - 16:58, 11/11/2024
Bám sát chỉ đạo từ Trung ương và tỉnh, Ban Dân tộc Vĩnh Phúc đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền những nhiệm vụ trọng tâm đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi trong các tháng cuối năm 2024. Qua đó góp phần nâng cao ý thức, nhận thức và trách nhiệm của người dân vùng DTTS và miền núi về việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân.
Người dân các tỉnh bị ảnh hưởng bão Yagi được tặng 600 con bò giống

Người dân các tỉnh bị ảnh hưởng bão Yagi được tặng 600 con bò giống

Tin tức - Duy Chí - 16:55, 11/11/2024
Nhằm góp phần hỗ trợ người dân các tỉnh bị ảnh hưởng bão Yagi (bão số 3) khôi phục sản xuất, ổn định lại cuộc sống, Hội Chữ Thập Đỏ TP. Hồ Chí Minh đã tặng 600 con bò giống sinh sản cho người dân 4 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Thái Nguyên.
Khơi dậy tiềm năng, thế mạnh để du lịch vùng biên xứ Lạng

Khơi dậy tiềm năng, thế mạnh để du lịch vùng biên xứ Lạng "cất cánh"

Du lịch - Thúy Hồng - 16:54, 11/11/2024
Nằm ở cửa ngõ Đông Bắc của Tổ quốc, Lạng Sơn hội tụ nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên, có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, có hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào các DTTS vô cùng quý giá. Đây là những thế mạnh thúc đẩy ngành Du lịch của Lạng Sơn phát triển lên một tầm cao mới. Tuy nhiên, để du lịch xứ Lạng thực sự "cất cánh" thì những tiềm năng - "kho báu" này cần được khai thác quy mô, bài bản hơn.
Thái Nguyên: Hiệu quả từ các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất giúp nông dân thoát nghèo

Thái Nguyên: Hiệu quả từ các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất giúp nông dân thoát nghèo

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - 16:21, 11/11/2024
Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất (Tiểu dự án 1 – Dự án 3) thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) về giảm nghèo bền vững được triển khai ở trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã và đang mang lại những tín hiệu tích cực, thông qua qua nguồn kinh phí triển khai dự án đã giúp nhiều hộ có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, thêm cơ hội thoát nghèo.
Nghệ An: Triển khai nhiều mô hình, cách làm giảm tỷ lệ tảo hôn

Nghệ An: Triển khai nhiều mô hình, cách làm giảm tỷ lệ tảo hôn

Công tác Dân tộc - An Yên - 15:25, 11/11/2024
Trong những nỗ lực tìm mọi giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS, thì từ nguồn lực của Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn I: từ năm 2021-2025, các địa phương vùng thụ hưởng dự án ở tỉnh Nghệ An đã chủ động xây dựng triển khai nhiều mô hình, cách làm sáng tạo, từng bước đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết trên địa bàn.