Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quảng Ngãi: Hiểm nguy những ngôi nhà chênh vênh bên mép sóng

PV - 12:03, 12/08/2019

Những ngày qua, vùng biển Tịnh Khê, TP. Quảng Ngãi triều cường dâng cao, gây sóng lớn uy hiếp nhiều khu dân cư nằm sát biển. Đặc biệt, từ ngày 1-3/8, khu vực này sóng biển rất mạnh, đánh sập nhiều nhà dân ở xóm Khê Tân, thôn Cổ Lũy, xã Tịnh Khê. Chính quyền địa phương và Nhân dân đã khẩn trương giúp đỡ các hộ dân có nhà bị sập di chuyển đến nơi an toàn. 

“Cơn giận giữ của biển”  

Theo nhiều người dân địa phương, họ đã sống ở đây mấy chục năm qua, nhưng chưa bao giờ thấy sóng biển đánh mạnh đến như vậy. Chỉ trong phút chốc, hàng chục căn nhà bị sóng đánh sập, mọi thứ đều bị cuốn ra biển. Đã mấy ngày trôi qua nhưng anh Trần Văn Thương, thôn cổ lũy, xã Tịnh Khê vẫn chưa hết bàng hoàng vì trong tích tắc, ngôi nhà của vợ chồng anh đã bị sóng biển nuốt chửng chỉ còn lại vài mảnh vỡ.

Anh Thương kể: Sáng ngày 1/8, khi phát hiện sóng biển dâng cao, trong khoảng thời gian chỉ có 20 phút, tôi chỉ kịp đưa người vợ đang mang bầu và 2 con nhỏ chạy ra khỏi nhà thì sóng đã cuốn cả ngôi nhà ra biển. “Sóng biển đánh rất nhanh, chỉ nghe vài ba tiếng sóng đánh là thấy ngôi nhà bị cuốn đi mất. May hai chợ chồng kịp ôm 2 đứa nhỏ chạy qua nhà hàng xóm chứ không cũng bị cuốn đi rồi”, anh Thương ngậm ngùi kể lại.

Hàng chục nhà dân ở xã Tịnh Khê bị sóng đánh sập. Hàng chục nhà dân ở xã Tịnh Khê bị sóng đánh sập.

Tương tự, ngôi nhà 3 thế hệ với 7 người con trai và cháu của ông Lê Hê và bà Phạm Thị Của ở xóm Khê Tân cũng đã bị sóng biển cuốn trôi gần như hoàn toàn. Không còn nhà để ở, ông cùng gia đình đến dựng lều ở tạm gần một khu chợ của địa phương. Bà Phạm Thị Của cho biết: Sóng biển đánh rất mạnh, chỉ sau ngày 1/8, nhiều căn nhà nằm mép biển đã bị cuốn sập, kéo theo nhiều căn nhà bên cạnh lở theo.

“Nhà có 6 người, lại có trẻ con nên ngay từ năm ngoái khi sóng biển cuốn sập mấy nhà ven biển, tôi đã rất lo sợ, vì thế, tôi đi dựng chòi ở bãi đất ngoài chợ đề phòng nhà có thể bị cuốn trôi bất cứ lúc nào. Đây là lần dựng chòi thứ 5 của gia đình tôi”, bà Của nói.

Thực tế cho thấy, những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng xâm thực của biển ngày càng nhanh hơn. Ông Trần Văn Chinh, thôn Cổ Lũy, xã Tịnh Khê chia sẻ: Trước đây, tính từ đất liền ra hơn 300m, nơi đây từng có nhiều nhà dân sinh sống và có cả một sân bóng đá của xóm, nhưng cứ qua mỗi năm, nước biển lại xâm thực nhiều hơn. Người dân nơi đây luôn sống trong cảnh lo âu, thấp thỏm bởi tình trạng nước biển xâm thực này. Nếu không có biện pháp chắc chắn sẽ còn nhiều nhà sập nữa.

Cần sớm giải quyết chỗ ở cho người dân

Trước tình hình triều cường dâng cao, sóng lớn đánh sập nhà dân, lãnh đạo TP. Quảng Ngãi đã đến kiểm tra, làm việc với chính quyền xã và người dân nơi đây. Lãnh đạo UBND xã Tịnh Khê cho biết: Tất cả các hộ dân vừa bị sóng đánh sập nhà đều đã được cấp đất tái định cư, hoặc đã có đất ở nơi an toàn. Tuy nhiên, họ còn “nấn ná” chưa chịu về nơi tái định cư và nơi ở mới. “Do đó, sau khi tình trạng sạt lở xảy ra, người dân mới bắt đầu chuyển đồ đạc và đưa gia đình vào nơi ở đã được địa phương bố trí. Riêng đối với những hộ chưa có đất tái định cư, xã yêu cầu chuyển đến những vùng an toàn như nhà người thân để trú ngụ. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ chưa chịu đi, nên nhiều lần cán bộ xã đã đến nhắc nhở”, ông Đỗ Minh Cường, Phó Chủ tịch UBND xã Tịnh Khê cho hay.

Năm 2012, Chi cục Phát triển nông thôn Quảng Ngãi đầu tư xây dựng khu tái định cư tại xã Tịnh Khê cho người dân ở vùng sạt lở. Đến thời điểm này, có gần 30 hộ dân đã vào làm nhà, sinh sống ở đây. Hiện còn 3 lô tái định cư đang được chính quyền xã đề nghị tỉnh bố trí dân cư vào sinh sống. Theo lãnh đạo UBND xã Tịnh Khê, hơn 20 hộ dân của xóm Khê Tân hiện đang nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở cao. Chính quyền cũng đã kiến nghị lên các cấp, ngành cần quy hoạch thêm, hoặc mở rộng diện tích vùng tái định cư để sớm di dời các hộ này đến nơi an toàn.

Trong chuyến kiểm tra, UBND TP. Quảng Ngãi yêu cầu, địa phương thống kê số hộ còn lại ở vùng có nguy cơ sạt lở, lập danh sách và sẽ giải quyết, bố trí đất tái định cư trong thời gian sắp đến. Lãnh đạo xã Tịnh Khê cần cương quyết di dời các hộ còn lại đến những nơi an toàn. Mặt khác, việc khẩn trương đầu tư mở rộng khu tái định cư để bố trí nơi ở cho các hộ còn lại cũng được UBND TP. Quảng Ngãi đề nghị tỉnh quan tâm.

Ông Võ Quang, Phó Chủ tịch UBND TP. Quảng Ngãi thông tin: Năm 2019, từ nguồn vốn hỗ trợ dự phòng của Trung ương và tỉnh, TP. Quảng Ngãi phân bổ 86 tỷ đồng để xây dựng kè chống sạt lở, với tổng chiều dài lên đến 1.200m. Bên cạnh đó, UBND TP. Quảng Ngãi yêu cầu, chính quyền xã Tịnh Khê nhanh chóng hỗ trợ cho các gia đình vừa bị thiệt hại, để họ nhanh chóng ổn định cuộc sống. Tỉnh cũng chỉ đạo chính quyền địa phương cương quyết không cho người dân về nơi ở cũ để sinh sống để đảm bảo an toàn tính mạng.

THÀNH NHÂN

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vụ tận dụng nghĩa trang làm nơi xử lý rác ở Kon Tum: Các đơn vị "né" trách nhiệm

Vụ tận dụng nghĩa trang làm nơi xử lý rác ở Kon Tum: Các đơn vị "né" trách nhiệm

Sau khi Báo Dân tộc và Phát triển có bài “Kon Tum: Tận dụng Nghĩa trang làm nơi xử lý rác”, phản ánh việc Nghĩa trang Nhân dân Tp. Kon Tum bị biến thành nơi tập kết rác, các đơn vị có liên quan đã tiến hành thu gom rác đưa đi nơi khác xử lý và đốt phần rác còn lại tại bãi tập kết ở Nghĩa trang. Tuy nhiên, các đơn vị chức năng vẫn cho rằng đó không phải là “rác”, nhằm "né" tránh trách nhiệm.
Tin nổi bật trang chủ
Thay đổi nếp nghĩ, cách làm để đồng bào DTTS ở Kon Tum vươn lên thoát nghèo bền vững: Chủ trương hợp lòng dân (Bài 1)

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm để đồng bào DTTS ở Kon Tum vươn lên thoát nghèo bền vững: Chủ trương hợp lòng dân (Bài 1)

Tỉnh Kon Tum có 43 dân tộc anh em cùng sinh sống. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 54% dân số toàn tỉnh, sinh sống chủ yếu ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới. Mặc dù Nhà nước đã có nhiều chương trình, dự án chính sách đầu tư hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bào DTTS, nhưng với xuất phát điểm thấp, điều kiện tự nhiên, hạ tầng kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều khó khăn; đặc biệt đồng bào DTTS vẫn còn duy trì phương thức sản xuất và những phong tục lạc hậu, dẫn đến kinh tế - xã hội chậm phát triển, cần có những cách làm, giải pháp phù hợp, hiệu quả hơn...
Vì sự bình yên cho các bản làng dưới chân núi Phù Xai Lai Leng

Vì sự bình yên cho các bản làng dưới chân núi Phù Xai Lai Leng

Pháp luật - Lê Thạch - 10 giờ trước
Với cách làm sáng tạo, linh hoạt, Đồn Biên phòng Na Ngoi, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Nghệ An đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, các lực lượng tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân tự giác giao nộp các loại vũ khí, vật liệu nổ, góp phần gìn giữ sự bình yên các bản làng dưới chân núi Phù Xai Lai Leng.
Những con đường thắm tình quân dân

Những con đường thắm tình quân dân

Pháp luật - Tùng Lâm - 10 giờ trước
Cổng trời Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) khi nắng, khi mưa, nhưng những chiến sĩ Tiểu đoàn BB304, Trung đoàn BB990 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kon Tum) vẫn thực hiện tốt nhiệm vụ hành quân dã ngoại, thực hiện công tác dân vận tại xã Măng Ri, cùng bà con Xơ Đăng “vẽ” nên những con đường hạnh phúc.
Đội tuyển futsal Việt Nam sẵn sàng chinh phục vòng loại châu Á 2024

Đội tuyển futsal Việt Nam sẵn sàng chinh phục vòng loại châu Á 2024

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 11 giờ trước
Sáng nay (4/10), đội tuyển futsal Việt Nam đã lên đường sang Mông Cổ để tham dự Vòng loại giải futsal châu Á 2024. Mục tiêu của đội tuyển Futsal Việt Nam là giành ngôi đầu bảng và tham dự Vòng chung kết diễn ra vào tháng 4 năm 2024.
Hiểm nguy rình rập trên tuyến đường gần 80 tỷ đồng

Hiểm nguy rình rập trên tuyến đường gần 80 tỷ đồng

Xã hội - Mỹ Dung - 11 giờ trước
Tuyến đường Khe Giang – Thượng Yên Công, là một trong những tuyến giao thông huyết mạch từ trung tâm TP. Uông Bí (Quảng Ninh) và Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Yên Tử. Tuyến đường được đầu tư gần 80 tỷ đồng, thế nhưng, do có nhiều bất cập trong khâu thiết kế thi công nên chỉ mưa to là sạt, lở gây chia cắt cục bộ, gây hiểm nguy cho người và phương tiện lưu thông qua khu vực.
Thay đổi nếp nghĩ, cách làm để đồng bào DTTS ở Kon Tum vươn lên thoát nghèo bền vững: Triển khai nhân rộng nhiều mô hình, cách làm hiệu quả (Bài 2)

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm để đồng bào DTTS ở Kon Tum vươn lên thoát nghèo bền vững: Triển khai nhân rộng nhiều mô hình, cách làm hiệu quả (Bài 2)

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 12 giờ trước
Qua gần 3 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững” đã tạo được sự chuyển biến trên các mặt đời sống, xã hội của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Đặc biệt, nhiều mô hình, cách làm hiệu quả được triển khai, nhân rộng, giúp cho đồng bào DTTS đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm và vươn lên thoát nghèo bền vững đúng như mục tiêu của Cuộc vận động đưa ra.
Dân tộc Lào

Dân tộc Lào

Dân tộc Lào còn có tên gọi là Thay, Thay Duồn, Thay Nhuồn, Phu Thay, Phu Lào. Theo số liệu Điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2019, người Lào ở Việt Nam có 17.532 người. Trong đó, nam là 8.991 người, nữ là 8.541 người.
Xanh SM đón khách hàng thứ 6 triệu

Xanh SM đón khách hàng thứ 6 triệu

Xã hội - PV - 12 giờ trước
Ngày 29/9/2023 – Xanh SM công bố khách hàng thứ 6 triệu chỉ sau 5 tháng ra mắt thị trường. Đây là mức tăng trưởng kỷ lục, minh chứng rõ rệt về tiềm năng phát triển cũng như vị thế vượt trội của Xanh SM trong lĩnh vực vận tải hành khách tại Việt Nam.
Khi điện về vùng biên

Khi điện về vùng biên

Chuyên đề - Tiêu Dao - 12 giờ trước
Khi điện lưới quốc gia về tới tận bản làng đã tạo thêm động lực và khát vọng vươn lên xóa đói giảm nghèo cho đồng bào ở các bản làng miền biên viễn thuộc huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
Lạng Sơn: Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp gấp về tình trạng nhập lậu gia cầm

Lạng Sơn: Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp gấp về tình trạng nhập lậu gia cầm

Tin tức - Thiên An - 14 giờ trước
Chiều 3/10, ông Hồ Tiến Thiệu - Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn đã chủ trì cuộc họp để đôn đốc lực lượng chức năng triển khai việc ngăn chặn, phát hiện, xử lý kịp thời tình trạng vận chuyển trái phép gia cầm qua biên giới.
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn được đề nghị công nhận là Bảo vật quốc gia

Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn được đề nghị công nhận là Bảo vật quốc gia

Tìm trong di sản - T.Nhân - 14 giờ trước
UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản đề nghị Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xem xét trình Thủ tướng Chính phủ công nhận hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh là Bảo vật quốc gia.
Bão Koinu có gió mạnh cấp 14, giật cấp 17 đang hướng vào Biển Đông

Bão Koinu có gió mạnh cấp 14, giật cấp 17 đang hướng vào Biển Đông

Môi trường sống - T.Hợp - 14 giờ trước
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, 7 giờ sáng 4/10, cơn bão Koinu cách phía Nam đảo Đài Loan khoảng 300km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/h), giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, khoảng 10km/h.